Thông Tin Về Chúng Tôi

LÍ DO NÊN LỰA CHỌN S&D LAWS

Làm việc trong lĩnh vực pháp lý đa dạng, thực hiện những dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu kinh doanh và cá nhân; xác định và quản lý rủi ro; đàm phán giao dịch và hợp đồng; và giải quyết tranh chấp. Bằng việc lắng nghe khách hàng và thấu hiểu mục tiêu kinh doanh, chúng tôi bố trí đội ngũ luật sư phù hợp với từng dự án một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí...

  • Đội Ngũ Chuyên Nghiệp

  • Chi Phí Hợp Lý

  • Quy Trình Hiệu Quả

  • Bảo Mật Thông Tin

  • Mạng Lưới Mạnh Mẽ

  • Đối Tác Tin Cậy

  • Hỗ Trợ 24/7

01 About
CEO - Tổng Giám Đốc
Nguyễn Hoàng Sơn

Bài Viết

Bài Viết Của Chúng Tôi

01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH

1. Trích lục hộ tịch là gì? * Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. * Trích lục hộ tịch bao gồm: - Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. - Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm: + Bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch; + Bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. 2. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch 2.1. Quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký. 2.2. Hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch - Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch, hồ sơ bao gồm: + Tờ khai theo mẫu quy định; + Người yêu cầu xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú. - Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. 2.3. Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu (Khoản 9 Điều 4, Điều 63, 64 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Người giám hộ là ai? - Người giám hộ là người có đủ các điều kiện trở thành người giám hộ theo quy định tại Điều 49, 50 Bộ luật Dân sự 2015. - Người giám hộ có thể là cá nhân, pháp nhân. - Người giám hộ có quyền thay mặt người được giám hộ thực hiện các công việc đảm bảo quyền và lợi ích của người được giám hộ. 2. Người được giám hộ là ai? Các đối tượng là người được giám hộ quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm: - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; - Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Lưu ý:  - Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. - Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.  - Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. - Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. - Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người. 3. Điều kiện để trở thành người giám hộ Theo Điều 49, 50 Bộ luật Dân sự 2015, để có thể làm người giám hộ, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau đây: - Đối với người giám hộ là cá nhân: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. + Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. + Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. + Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. - Đối với người giám hộ là pháp nhân: + Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ. + Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. 4. Thủ tục đăng ký giám hộ Theo Điều 20, 21 Luật Hộ tịch 2014 và Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020, thủ tục đăng ký giám hộ được quy định như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ -  Tờ khai đăng ký giám hộ (Mẫu tại Phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP); - Văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ cử) hoặc giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên). Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên; - Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ. - Người thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ phải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Ngoài ra, xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ. Bước 2: Nộp hồ sơ Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ. Bước 3: Giải quyết hồ sơ - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. - Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu. Lưu ý:  - Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ; - Người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi đăng ký online; - Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. 5. Quyền của người giám hộ Theo Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ có các quyền sau đây: - Đối với người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự: + Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ; + Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. - Đối với người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định nêu trên. 6. Người giám hộ đương nhiên Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có người giám hộ đương nhiên. Tức quyền giám hộ của những người này hình thành không cần sự can thiệp, chỉ định của cơ quan có thẩm quyền, trong đó: - Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự như sau: + Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. + Trường hợp không có người giám hộ theo quy định nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. + Trường hợp không có người giám hộ tại 02 quy định nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. - Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: + Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. + Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ. + Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ (Căn cứ Điều 52, 53 Bộ luật Dân sự 2015) 7. Các trường hợp được cử, chỉ định người giám hộ Ngoài các trường hợp người giám hộ là đương nhiên, người giám hộ có thể được cử hoặc chỉ định trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: - Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ. - Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên quy định Bộ luật Dân sự 2015 về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ. Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này. - Trừ trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ đương nhiên.  Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ. Lưu ý: - Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. - Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ. 8. Quyền quản lý tài sản của người được giám hộ Người giám hộ có quyền quản lý tài sản của người được giám hộ, thay mặt người được giám hộ thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau: - Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. - Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi các quyền nêu trên.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
GIẤY PHÉP CON - QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP CON

1. Giấy phép con là gì? Hiện nay, thuật ngữ "Giấy phép con" không được pháp luật quy định/định nghĩa cụ thể. Đây là một thuật ngữ dược sử dụng phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp.  Khi các doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong các ngành nghề kinh doanh thì  có những ngành nghề có điều kiện, các ngành nghề này bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì mới hoạt động kinh doanh ngành nghề đó. Để hợp pháp hóa các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép chứng nhận doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề đó - thường gọi chung là “giấy phép con”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Như vậy, "Giấy phép con" được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện. Giấy phép con có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó đảm bảo về mặt pháp lý, đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh, sự cho phép của cơ quan quản có thẩm quyền khi doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Giấy phép con thường có thời hạn sử dụng cụ thể. Khi hết thời hạn thì doanh nghiệp phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp mới nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó. Tuy nhiên, trong quá trình xin giấy phép con, doanh nghiệp cũng gặp phải nhiếu khó khăn như: Thứ nhất: Doanh nghiệp thực sự vẫn chưa hiểu hết các quy định về điều kiện xin cấp Giấy phép con của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tùy từng loại Giấy phép con sẽ có những điều kiện khác nhau. Trong đó có những Giấy phép con muốn được cấp thì doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện mà không phải chỉ một điều kiện. Ví dụ: Để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự, bằng cấp, cơ sở vật chất, thậm chí để xin được giấy phép con này thì phải có nhiều các giấy phép con khác..,  Thứ hai: doanh nghiệp không hiểu được đầy đủ quy trình thủ tục xin cấp giấy phép con: đối với doanh nghiệp đây là khó khăn bởi ngoài luật chuyên ngành ra còn có Nghị định, Thông tư, Công văn hướng dẫn chi tiết. Để tìm hiểu, nắm bắt được đầy đủ các quy định của pháp luật thì đây thực sự là khó khăn với doanh nghiệp, đặc biệt là khi phải hệ thống lại các quy định của pháp luật. Thứ ba: một trong những khó khăn đáng lo ngại nhất đó là khó khăn từ các văn bản pháp luật. Bởi vì chờ đợi văn bản pháp luật quy định thủ tục quá lâu gây khó khăn cho doanh nghiệp Ví dụ: một quy trình thủ tục được thay thế quy trình thủ tục cũ thì trong khoảng thời gian chờ đợi thông tư hướng dẫn, văn bản chỉ đạo cụ thể phải mất ít nhất là 6 tháng, trong khoảng thời gian này thì doanh nghiệp bắt buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh, chờ đợi đến khi có hướng dẫn chính thức mới được phép nộp hồ sơ xin cấp phép. Còn những doanh nghiệp đã được cấp phép rồi, thì một số trường hợp lại phải xin cấp phép lại vì phải đáp ứng thêm những điều kiện mới. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã phải dừng hoạt đông kinh doanh của mình xuất phát từ một trong những khó khăn trên. 2. Hình thức Giấy phép con Theo khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau: - Giấy phép; - Giấy chứng nhận; - Chứng chỉ; - Văn bản xác nhận, chấp thuận; - Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. 3. Khi nào doanh nghiệp phải xin Giấy phép con Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cũng theo quy định của khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Như vậy, cá nhân, tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con. 4. Một số loại giấy phép con hiện nay Điều kiện về kinh doanh ngành nghề sẽ được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành. Tùy thuộc mỗi ngành nghề kinh doanh, pháp luật sẽ quy địnhmột loại giấy phép con riêng. Một số loại giấy phép con phổ biến hiện nay gồm: STT Tên Giấy phép Ngành nghề sử dụng Cơ quan cấp 1 Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) Hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) Sở Giáo dục và đào tạo 2 Giấy phép bán lẻ rượu Kinh doanh rượu UBND cấp huyện 3 Giấy phép bán buôn rượu Kinh doanh rượu Sở Công Thương 4 Giấy phép phân phối rượu Kinh doanh rượu Bộ Công Thương 5 Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ Kinh doanh rượu UBND cấp huyện 6 Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm Sản xuất mỹ phẩm Sở y tế 7 Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cà phê Sở Y Tế 8 Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm Sản xuất mỹ phẩm Sở y tế 9 Giấy phép bưu chính Bưu chính Sở Thông tin và truyền thông/Bộ Thông tin và truyền thông 10 Giấy phép hoạt động ngành in Dịch vụ in ấn Sở Thông tin và Truyền thông 11 Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Sở Du lịch 12 Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất Kinh doanh hóa chất Sở Công thương 13 Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Kinh doanh vận tải bằng ô tô Sở Giao Thông Vận tải 14 Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Lao động Bộ Lao động TB & XH 15 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao Kinh doanh hoạt động thể thao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 16 Giấy phép sản xuất thuốc thú y Sản xuất thuốc thú y Cục thú y 17 Quyết định cho phép thành lập trường Trường mầm non Sở giáo dục 5. Hồ sơ thủ tục xin cấp Giấy phép con Căn cứ những theo những quy định đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó. Một số hồ sơ thường có khi tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép con gồm: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép kinh doanh. - Thông tin của người đứng đầu của doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ của người đứng đầu doanh nghiệp. - Giấy giới thiệu. - Danh sách thành viên của doanh nghiệp. - Các giấy tờ khác theo quy định. - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Phương án hoạt động của doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết