HỢP ĐỒNG HỢP TÁC LÀ GÌ? HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH CÓ PHẢI LÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ HAY KHÔNG?
1. Hợp đồng hợp tác là gì? Căn cứ Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng hợp tác như sau: “Hợp đồng hợp tác 1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. 2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.” Như vậy, hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có phải là hình thức đầu tư hay không? Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau: "Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.” Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh chính là hợp đồng BCC, là loại hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận, sản phẩm kinh tế. Theo đó, căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định hình thức đầu tư như sau: “Hình thức đầu tư 1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. 2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. 3. Thực hiện dự án đầu tư. 4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. 5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.” Như vậy, thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh chính là một trong những hình thức đầu tư theo quy định trên.3. Rút khỏi hợp đồng hợp tác có được nhận lại tài sản đóng góp không? Căn cứ Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rút khỏi hợp đồng hợp tác như sau: “Rút khỏi hợp đồng hợp tác 1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây: a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác; b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác. 2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác. 3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.” Như vậy, khi rút khỏi hợp đồng hợp tác thành viên có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung, đồng thời cũng phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.4. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp nào? Căn cứ Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chấm dứt hợp đồng hợp tác như sau: “Chấm dứt hợp đồng hợp tác 1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; c) Mục đích hợp tác đã đạt được; d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. 2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Theo đó, hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: - Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; - Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; - Mục đích hợp tác đã đạt được; - Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.
Chi Tiết