01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH

1. Trích lục hộ tịch là gì? * Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. * Trích lục hộ tịch bao gồm: - Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. - Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm: + Bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch; + Bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. 2. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch 2.1. Quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký. 2.2. Hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch - Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch, hồ sơ bao gồm: + Tờ khai theo mẫu quy định; + Người yêu cầu xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú. - Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. 2.3. Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu (Khoản 9 Điều 4, Điều 63, 64 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Người giám hộ là ai? - Người giám hộ là người có đủ các điều kiện trở thành người giám hộ theo quy định tại Điều 49, 50 Bộ luật Dân sự 2015. - Người giám hộ có thể là cá nhân, pháp nhân. - Người giám hộ có quyền thay mặt người được giám hộ thực hiện các công việc đảm bảo quyền và lợi ích của người được giám hộ. 2. Người được giám hộ là ai? Các đối tượng là người được giám hộ quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm: - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; - Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Lưu ý:  - Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. - Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.  - Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. - Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. - Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người. 3. Điều kiện để trở thành người giám hộ Theo Điều 49, 50 Bộ luật Dân sự 2015, để có thể làm người giám hộ, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau đây: - Đối với người giám hộ là cá nhân: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. + Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. + Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. + Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. - Đối với người giám hộ là pháp nhân: + Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ. + Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. 4. Thủ tục đăng ký giám hộ Theo Điều 20, 21 Luật Hộ tịch 2014 và Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020, thủ tục đăng ký giám hộ được quy định như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ -  Tờ khai đăng ký giám hộ (Mẫu tại Phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP); - Văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ cử) hoặc giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên). Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên; - Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ. - Người thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ phải xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ. Ngoài ra, xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ. Bước 2: Nộp hồ sơ Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ. Bước 3: Giải quyết hồ sơ - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. - Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu. Lưu ý:  - Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ; - Người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi đăng ký online; - Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc. 5. Quyền của người giám hộ Theo Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ có các quyền sau đây: - Đối với người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự: + Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ; + Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. - Đối với người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định nêu trên. 6. Người giám hộ đương nhiên Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có người giám hộ đương nhiên. Tức quyền giám hộ của những người này hình thành không cần sự can thiệp, chỉ định của cơ quan có thẩm quyền, trong đó: - Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự như sau: + Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. + Trường hợp không có người giám hộ theo quy định nêu trên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. + Trường hợp không có người giám hộ tại 02 quy định nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. - Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: + Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. + Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ. + Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ (Căn cứ Điều 52, 53 Bộ luật Dân sự 2015) 7. Các trường hợp được cử, chỉ định người giám hộ Ngoài các trường hợp người giám hộ là đương nhiên, người giám hộ có thể được cử hoặc chỉ định trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: - Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ. - Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên quy định Bộ luật Dân sự 2015 về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ. Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này. - Trừ trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ đương nhiên.  Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ. Lưu ý: - Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. - Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ. 8. Quyền quản lý tài sản của người được giám hộ Người giám hộ có quyền quản lý tài sản của người được giám hộ, thay mặt người được giám hộ thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau: - Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. - Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi các quyền nêu trên.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
GIẤY PHÉP CON - QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP CON

1. Giấy phép con là gì? Hiện nay, thuật ngữ "Giấy phép con" không được pháp luật quy định/định nghĩa cụ thể. Đây là một thuật ngữ dược sử dụng phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp.  Khi các doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong các ngành nghề kinh doanh thì  có những ngành nghề có điều kiện, các ngành nghề này bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì mới hoạt động kinh doanh ngành nghề đó. Để hợp pháp hóa các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép chứng nhận doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh ngành nghề đó - thường gọi chung là “giấy phép con”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Như vậy, "Giấy phép con" được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện. Giấy phép con có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó đảm bảo về mặt pháp lý, đảm bảo điều kiện hoạt động kinh doanh, sự cho phép của cơ quan quản có thẩm quyền khi doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Giấy phép con thường có thời hạn sử dụng cụ thể. Khi hết thời hạn thì doanh nghiệp phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp mới nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó. Tuy nhiên, trong quá trình xin giấy phép con, doanh nghiệp cũng gặp phải nhiếu khó khăn như: Thứ nhất: Doanh nghiệp thực sự vẫn chưa hiểu hết các quy định về điều kiện xin cấp Giấy phép con của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tùy từng loại Giấy phép con sẽ có những điều kiện khác nhau. Trong đó có những Giấy phép con muốn được cấp thì doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện mà không phải chỉ một điều kiện. Ví dụ: Để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự, bằng cấp, cơ sở vật chất, thậm chí để xin được giấy phép con này thì phải có nhiều các giấy phép con khác..,  Thứ hai: doanh nghiệp không hiểu được đầy đủ quy trình thủ tục xin cấp giấy phép con: đối với doanh nghiệp đây là khó khăn bởi ngoài luật chuyên ngành ra còn có Nghị định, Thông tư, Công văn hướng dẫn chi tiết. Để tìm hiểu, nắm bắt được đầy đủ các quy định của pháp luật thì đây thực sự là khó khăn với doanh nghiệp, đặc biệt là khi phải hệ thống lại các quy định của pháp luật. Thứ ba: một trong những khó khăn đáng lo ngại nhất đó là khó khăn từ các văn bản pháp luật. Bởi vì chờ đợi văn bản pháp luật quy định thủ tục quá lâu gây khó khăn cho doanh nghiệp Ví dụ: một quy trình thủ tục được thay thế quy trình thủ tục cũ thì trong khoảng thời gian chờ đợi thông tư hướng dẫn, văn bản chỉ đạo cụ thể phải mất ít nhất là 6 tháng, trong khoảng thời gian này thì doanh nghiệp bắt buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh, chờ đợi đến khi có hướng dẫn chính thức mới được phép nộp hồ sơ xin cấp phép. Còn những doanh nghiệp đã được cấp phép rồi, thì một số trường hợp lại phải xin cấp phép lại vì phải đáp ứng thêm những điều kiện mới. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã phải dừng hoạt đông kinh doanh của mình xuất phát từ một trong những khó khăn trên. 2. Hình thức Giấy phép con Theo khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau: - Giấy phép; - Giấy chứng nhận; - Chứng chỉ; - Văn bản xác nhận, chấp thuận; - Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. 3. Khi nào doanh nghiệp phải xin Giấy phép con Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Cũng theo quy định của khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Như vậy, cá nhân, tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con. 4. Một số loại giấy phép con hiện nay Điều kiện về kinh doanh ngành nghề sẽ được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành. Tùy thuộc mỗi ngành nghề kinh doanh, pháp luật sẽ quy địnhmột loại giấy phép con riêng. Một số loại giấy phép con phổ biến hiện nay gồm: STT Tên Giấy phép Ngành nghề sử dụng Cơ quan cấp 1 Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) Hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) Sở Giáo dục và đào tạo 2 Giấy phép bán lẻ rượu Kinh doanh rượu UBND cấp huyện 3 Giấy phép bán buôn rượu Kinh doanh rượu Sở Công Thương 4 Giấy phép phân phối rượu Kinh doanh rượu Bộ Công Thương 5 Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ Kinh doanh rượu UBND cấp huyện 6 Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm Sản xuất mỹ phẩm Sở y tế 7 Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cà phê Sở Y Tế 8 Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm Sản xuất mỹ phẩm Sở y tế 9 Giấy phép bưu chính Bưu chính Sở Thông tin và truyền thông/Bộ Thông tin và truyền thông 10 Giấy phép hoạt động ngành in Dịch vụ in ấn Sở Thông tin và Truyền thông 11 Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Sở Du lịch 12 Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất Kinh doanh hóa chất Sở Công thương 13 Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Kinh doanh vận tải bằng ô tô Sở Giao Thông Vận tải 14 Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Lao động Bộ Lao động TB & XH 15 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao Kinh doanh hoạt động thể thao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 16 Giấy phép sản xuất thuốc thú y Sản xuất thuốc thú y Cục thú y 17 Quyết định cho phép thành lập trường Trường mầm non Sở giáo dục 5. Hồ sơ thủ tục xin cấp Giấy phép con Căn cứ những theo những quy định đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó. Một số hồ sơ thường có khi tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép con gồm: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép kinh doanh. - Thông tin của người đứng đầu của doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ của người đứng đầu doanh nghiệp. - Giấy giới thiệu. - Danh sách thành viên của doanh nghiệp. - Các giấy tờ khác theo quy định. - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Phương án hoạt động của doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

1. Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. - Nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm: + Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh; + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp; + Người đại diện theo pháp luật; + Các hình thức kinh doanh; + Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. 2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 2.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô * Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm: - Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu; - Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải; - Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử). * Đối với hộ kinh doanh vận tải: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm: - Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.2. Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 2.3. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh kinh doanh vận tải bằng xe ô tô - Bước 1: Nộp hồ sơ: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh. - Bước 2: Xem xét hồ sơ: Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, thông qua một trong các cách thức sau: + Trực tiếp; + Bằng văn bản; + Thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. - Bước 3: Giải quyết Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG IN Ở CẤP TRUNG ƯƠNG VÀ CẤP TỈNH

1. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động in cấp trung ương 1.1. Điều kiện hoạt động của cơ sở in thực hiện thủ tục hành chính cấp trung ương - Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in; - Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in; - Có chủ sở hữu là tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có chủ sở hữu là công dân Việt Nam) hoặc cá nhân là công dân Việt Nam; có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 1.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in cấp trung ương - Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in (thực hiện theo Mẫu số 01 - Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP) - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập. - Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định (thực hiện theo Mẫu số 03 - Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP) 1.3. Trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động in cấp trung ương - Trước khi hoạt động, cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương và cơ sở in thuộc các tổ chức doanh nghiệp do Nhà nước là chủ sở hữu thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (gồm: Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; tem chống hàng giả) phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ Thông tin và Truyền thông. - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Xuất bản, In và Phát hành phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. * Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 1.4. Cách thức thực hiện - Nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, In và Phát hành; - Nộp qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát; (Địa chỉ Cục Xuất bản, In và Phát hành: Số 10 Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội). - Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông (http://dichvucong.mic.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia (https://dichvucong.gov.vn). 2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động in cấp tỉnh 2.1. Điều kiện hoạt động của cơ sở in thực hiện thủ tục hành chính cấp tỉnh - Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in; - Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in; - Có chủ sở hữu là tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có chủ sở hữu là công dân Việt Nam) hoặc cá nhân là công dân Việt Nam; có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in cấp tỉnh - Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in (thực hiện theo Mẫu số 01 - Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP) - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập. - Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định (thực hiện theo Mẫu số 03 - Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP) 2.3. Trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động in cấp tỉnh Trước khi hoạt động, cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức thuộc địa phương thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (gồm: Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí; tem chống hàng giả) phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông. - Đối với cơ sở in là chi nhánh có thực hiện chế bản, in, gia công sau in đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác ngoài tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính thì Sở Thông tin và Truyền thông nơi đặt chi nhánh thực hiện cấp giấy phép hoạt động in. - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. * Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 2.4. Cách thức thực hiện - Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính; - Nộp qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát; - Nộp qua mạng Internet: Nộp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải tuân thủ các quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-21
THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. THỦ TỤC XIN CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Thẻ tạm trú là gì?Theo khoản 13 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.2. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trúCác trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:Trường hợp 1: Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.Thẻ tạm trú trong trường hợp này có ký hiệu là NG3.Trường hợp 2: Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.Thẻ tạm trú trong trường hợp này có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.(Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019)*Ý nghĩa của các ký hiệu thị thực được hiểu như sau:LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định;ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định;ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng;NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập;PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam;LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động;NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.3. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt NamHồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;- Hộ chiếu;- Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp tại mục (2).(Khoản 1 Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019)4. Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt NamBước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luậtBước 2: Nộp hồ sơ. Người xin cấp thẻ tạm trú hoặc đơn vị được ủy quyền nộp hồ sơ tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. Cơ quan Xuất nhập cảnh nêu trên tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.Thời gian nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).Bước 3: Nhận kết quảTrong vòng 05 ngày làm việc Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, thì yêu cầu nộp lệ phí sau đó ký nhận và trao thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả (kể cả không được giải quyết). Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật)     Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-21
GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM. THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Cơ sở nào phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;- Sơ chế nhỏ lẻ;- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;- Nhà hàng trong khách sạn;- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;- Kinh doanh thức ăn đường phố;- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.(Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmHồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm;- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.(Căn cứ Điều 36 Luật An toàn thực phẩm)4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩmĐiều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. - Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.     Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-20
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP QUẢNG CÁO BẢNG HIỆU. ĐIỀU KIỆN KHI XIN GIẤY PHÉP TREO BẢNG HIỆU

1. Những trường hợp quảng cáo bảng hiệu, biển quảng cáo phải xin giấy phép Với các loại biển hiệu thông thường thì không cần xin giấy phép, đó là những biển quảng cáo chỉ ghi tên, số điện thoại của công ty/doanh nghiệp/cửa hàng. Tuy nhiên, phải đảm bảo được nội dung theo quy định của Luật Quảng cáo và các quy định liên quan tới nội dung, kích thước, chữ viết, kỹ thuật lắp đặt. - Đối với biển hiệu có chứa những nội dung, hình ảnh quảng cáo, bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường bên, mặt tiền công trình/nhà,… thì phải làm hồ sơ xin giấy phép gửi tới cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương.  - Với bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2, đồng thời biển này có cấu tạo khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn với tường nhà, giấy xin phép sẽ được gửi tới cơ quan có thẩm quyền ở địa phương về xây dựng. 2. Điều kiện cần khi xin giấy phép treo bảng hiệu Thứ nhất, bảng hiệu cần có nội dung nhất định. Trên bảng hiệu cần phải ghi rõ quảng cáo về cái gì, tên cơ sở kinh doanh, địa chỉ, phương thức liên lạc,.. nếu không ghi rõ thì có thể sẽ không được treo biển. Thứ hai, về hình thức thể hiện: Bảng hiệu phải sử dụng thuần tiếng Việt, không có tiếng lóng và viết tắt, trừ những trường hợp như tên bảng hiệu ngoại ngữ, sản phẩm làm ra với mục đích phục vụ đối tượng đặc biệt (dân tộc thiểu số, người nước ngoài….) Thứ ba, về kích thước quy định: Với biển hiệu ngang, chiều ngang không vượt quá 2m, chiều dài không quy định cụ thể, chỉ không vượt quá kích thước mặt tiền nhà. Với biển hiệu dọc thì chiều ngang không quá 1m, chiều cao tối đa không quá 4m. Thứ tư, bảng hiệu không được che chắn tầm nhìn. Bảng hiệu không được che mất các biển báo ngoài đường, không lấp mất lối thoát hiểm, cứu hoả và lấn chiếm lòng hay lề đường. 3. Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu - Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo. - Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo (đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo) hoặc bản sao có giá trị pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề, hàng hoá (đối với doanh nghiệp, cá nhân tự biển quảng cáo). - Bản sao có giá trị pháp lý (có công chứng/chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/đơn vị có sản phẩm biển quảng cáo); giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hoá biển quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng; giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng. - Mẫu sản phẩm biển quảng cáo thể hiện rõ màu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị đứng tên đề nghị cấp phép. Phía dưới mẫu giấy phép quảng cáo: ghi rõ tên đơn vị thực hiện giấy phép quảng cáo, giấy phép số…do Sở Văn hoá – Thông tin và Du lịch tỉnh/thành phố cấp ngày … tháng … năm. - Bản sao có giá trị pháp lý (công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), hợp đồng giữa người làm dịch vụ giấy phép quảng cáo (hoặc chủ giấy phép quảng cáo) với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm, phương tiện mà biển,bảng giấy phép quảng cáo sẽ đặt tại đó (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Văn bản thỏa thuận giữa chủ giấy phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo trong trường hợp tổ chức làm dịch vụ giấy phép quảng cáo đứng tên đề nghị cấp giấy phép thực hiện giấy phép quảng cáo. - Với trường hợp đặt biển giấy phép quảng cáo tấm nhỏ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở đó. - Với địa điểm lắp dựng biển bảng giấy phép quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc – quy hoạch. - Với giấy phép quảng cáo trên phương tiện giao thông: phải có văn bản thỏa thuận của Sở giao thông chính tỉnh/ thành phố. - Với biển, bảng đặt trong phạm vi hành lang an toàn giao thông, đất, vỉa hè do ngành Giao thông – Vận tải quản lý: phải có văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải. - Đối với giấy phép quảng cáo trong lĩnh vực y tế hoặc nông nghiệp: phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo  của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực y tế hoặc nông nghiệp. - Đối với giấy phép quảng cáo về chương trình khuyến mại: phải có văn bản tiếp nhận đăng ký nội dung chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại. - Đối với địa điểm lắp dựng biển bảng giấy phép quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến trúc thoả thuận về kiến trúc – quy hoạch. - Đối với giấy phép quảng cáo về tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao thể dục: phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao thể dục. - Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của đơn vị thực hiện giấy phép quảng cáo hoặc của đơn vị có sản phẩm giấy phép quảng cáo trong việc sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của tổ chức cá nhân đó, về kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả và các quyền liên quan. 4. Trình tự thực hiện xin giấy phép bảng hiệu, biển quảng cáo Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc tỉnh.  Bước 2: Người nộp đơn xin giấy phép bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ không hợp lệ.  Bước 3: Sau khi được thông báo đầy đủ hồ sơ, người nộp đơn sẽ nhận phiếu hẹn từ cán bộ phụ trách.  Thời hạn giải quyết của cơ quan có thẩm quyền: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan trong trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo.  Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, thì có quan này phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn và nêu rõ lý do.    Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết