01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
PHÂN BIỆT CHIA CÔNG TY VÀ TÁCH CÔNG TY

1. Điểm giống nhau giữa chia công ty với tách công ty - Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. - Loại hình doanh nghiệp có thể thực hiện chia, tách đều là công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) và công ty cổ phần. - Nghị quyết, quyết định chia, tách công ty đều phải được Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia, tách thông qua. - Nghị quyết, quyết định chia, tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết. - Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được chia, tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. - Các công ty sau khi bị chia, tách đều cùng loại hình với công ty trước đó. - Sau khi chia, tách công ty thì các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, tách. 2. Điểm khác biệt giữa chia công ty với tách công ty Tiêu chí Chia công ty Tách công ty Căn cứ pháp lý Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020. Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020. Khái niệm Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Hình thức Chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. Ví dụ: A => B + C + ... trong đó: A là công ty bị chia; B, C là công ty mới. Chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới. Ví dụ: A => A + B + ... trong đó: A là công ty bị tách, B là công ty mới được tách. Hệ quả pháp lý Công ty bị chia chấm dứt tồn tại, hình thành nên hai hay nhiều công ty mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại sau khi hình thành nên công ty mới. Trách nhiệm pháp lý Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty. Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.     

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ DO CƠ QUAN THUẾ CẤP CÓ CẦN CHỮ KÝ SỐ CỦA NGƯỜI BÁN, NGƯỜI MUA?

1. Chữ ký số trên hóa đơn điện tử Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018 NĐ-CP quy định: “6. Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”Chữ ký số là một trong những yếu tố xác thực, là điều kiện làm nên tính pháp lý của hóa đơn điện tử.Trên hóa đơn điện tử thường có 02 loại chữ ký số của 02 chủ thể tham gia giao dịch là chữ ký số của người bán và người mua. Theo đó, tại Khoản 7 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chữ ký của người bán trên hóa đơn điện tử như sau:- Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; - Trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.- Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.2. Trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người muaCăn cứ Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trong đó quy định một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có chữ ký số của người bán và người mua trên hóa đơn điện tử, bao gồm:- Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (kể cả trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trừ trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.- Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh: Không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua.- Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.- Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.- Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.- Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.- Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.Như vậy, hoá đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua. Hoá đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh là hoá đơn có ký hiệu được quy định tại Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
CÔNG TY CÓ THỂ CHỈ ĐỊNH CHI NHÁNH XUẤT HÓA ĐƠN KHÔNG?

1. Công ty có thể chỉ định chi nhánh xuất hóa đơn không?Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC về nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn, cụ thể:- Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ liên kết được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;- Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm;- Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm.- Việc ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử;Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 về các bên có quan hệ liên kết được giải thích như sau:Các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.Như vậy, công ty chỉ định cho chi nhánh thực hiện xuất hóa đơn vẫn được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng các điều kiện:+ Công ty thực hiện việc ủy nhiệm cho bên chi nhánh;+ Hợp đồng ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm..., tuân thủ các quy định pháp luật về hóa đơn chứng từ.2. Hợp đồng ủy nhiệm hoặc thỏa thuận ủy nhiệmTheo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC về hợp đồng ủy nhiệm, như sau:- Hợp đồng ủy nhiệm hoặc thỏa thuận ủy nhiệm phải thể hiện đầy đủ các thông tin về bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm (tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số); thông tin về hóa đơn điện tử ủy nhiệm (loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm (ghi rõ trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn ủy nhiệm);- Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm lưu trữ văn bản ủy nhiệm và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.Đồng thời, bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm niêm yết trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người mua hàng hóa, dịch vụ được biết về việc ủy nhiệm lập hóa đơn.Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên thì bên ủy nhiệm, bên nhận ủy nhiệm hủy các niêm yết, thông báo trên website của đơn vị mình hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ủy nhiệm lập hóa đơn. Như vậy, công ty chỉ định ủy nhiệm cho chi nhánh xuất hóa đơn phải được lập bằng văn bản thể hiện đầy đủ các thông tin về bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm; thông tin về hóa đơn điện tử ủy nhiệm; mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
NGUYÊN TẮC LẬP, GHI CHỈ TIÊU TÊN HÀNG HÓA TRÊN HÓA ĐƠN

1. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từTheo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ hợp pháp như sau:“Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này”Theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ, như sau:Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.Theo đó, tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về ghi nội dung tên hóa đơn, như sau:- Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt.+ Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…).+ Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.- Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng... năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.+ Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.+ Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày… tháng... năm”.- Đơn giá hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.Như vậy, hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định. Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.2. Thời điểm lập hóa đơn theo quy địnhTheo quy định Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn như sau:- Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Gồm cả các hàng hóa:+ Bán tài sản nhà nước;+ Tài sản tịch thu;+ Sung quỹ nhà nước;+ Bán hàng dự trữ quốc gia.- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. Như vậy, đối với bán hàng hóa thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Ngoài ra đối với một số trường hợp cụ thể thì thời điểm lập hóa đơn sẽ khác nhau (khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HỦY HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

1. Các trường hợp hủy hóa đơn điện tửTrường hợp 1: Hóa đơn điện tử viết sai, đã được cấp mã nhưng chưa gửi cho người mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP- Nếu người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế có sai sót, nhưng người bán chưa gửi cho người mua, lúc này người bán sẽ thực hiện thủ tục hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và lập hóa đơn mới.- Đối với hóa đơn điện tử đã được gửi cho người mua thì không được thực hiện hủy hóa đơn mà chỉ được lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế.Trường hợp 2: Khi thực hiện chuyển đổi từ hóa đơn mẫu cũ sang hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTCKhi chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, nếu doanh nghiệp vẫn còn tồn hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử theo mẫu cũ, doanh nghiệp phải tiến hành hủy hết các hóa đơn này.2. Thủ tục hủy hóa đơn điện tửTrường hợp 1: Hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sótKhi phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã bị viết sai, nhưng bên bán chưa gửi cho bên mua thì phải thực hiện hủy hóa đơn. Cụ thể thủ tục hủy hóa đơn được quy định như sau:Bước 1: Thực hiện thông báo hóa đơn sai sót với cơ quan thuếNgười bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.Bước 2: Lập hóa đơn điện tử mớiỞ bước này, kế toán thực hiện thủ tục lập hóa đơn điện tử mới như bình thường, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Bước 3: Hủy hóa đơn đã thông báo sai sótSau khi đã thực hiện các bước trên, chọn hóa đơn có sai sót và chọn xóa/hủy bỏ hóa đơn này.Bước 4: Lập biên bản thỏa thuận hủy bỏ hóa đơnĐể tránh rủi ro khi cơ quan thuế vào thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp nên lập biên bản xác nhận hủy bỏ hóa đơn với phía người mua. Bước 5: Tra cứuĐể chắc chắn hóa đơn đã được hủy bỏ, doanh nghiệp kiểm tra xem đã nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế chưa, đồng thời truy cập trang http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/ để kiểm tra trạng thái hóa đơn đó để đảm bảo chắc chắn.Trường hợp 2:  Hóa đơn giấy còn tồn khi chuyển sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CPCăn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn về việc tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế thì trình tự, thủ tục hủy hóa đơn giấy được thực hiện như sau:Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn gồm:- Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn (trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh)- Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủyTrong đó, phải ghi chi tiết các thông tin: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);- Biên bản tiêu hủy hóa đơn;- Thông báo kết quả hủy hóa đơnThông báo kết quả hủy hóa đơn được làm theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm Nghị định 123/2020/NĐ-CP.Thủ tục tiêu hủy hóa đơn gồm các bước sau:Bước 1:  Thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn.(trừ Hộ, cá nhân kinh doanh)Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức kinh doanh.Bước 2: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.Bước 3: Lập biên bản hủy hóa đơn.Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.Bước 4: Làm thông báo kết quả hủy hóa đơn- Số lượng: 2 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp- Thời hạn gửi thông báo kết quả: chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày thực hiện thủ tục tiêu hủy hóa đơn.Khi doanh nghiệp tiến hành hủy hóa đơn giấy phải tuân thủ theo quy định về thời hạn hủy hóa đơn được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:- Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.- Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.3. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về hủy hóa đơnTheo quy định tại Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định hủy, tiêu hủy hóa đơn như sau:Điều 27. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng;b) Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng; không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng;c) Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định;b) Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật;c) Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót;d) Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định;đ) Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;e) Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm b, c, d khoản 3 Điều này. Theo đó, có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy vào hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn. Ngoài ra, chủ thể bị buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
HƯỚNG DẪN TRA CỨU TÊN DOANH NGHIỆP ĐỂ TRÁNH ĐẶT TÊN TRÙNG

1. Quy định về tên doanh nghiệpCăn cứ Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp. Theo đó, tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:(1) Loại hình doanh nghiệp;+ Được viết là "Công ty trách nhiệm hữu hạn" hoặc "Công ty TNHH" đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;+ Được viết là "Công ty cổ phần" hoặc "Công ty CP" đối với công ty cổ phần;+ Được viết là "Công ty hợp doanh" hoặc "Công ty HD" đối với công ty hợp doanh;+ Được viết là "Doanh nghiệp tư nhân", "DNTN" hoặc "Daonh nghiệp TN" đối với doanh nghiệp tư nhân;(2) Tên riêng.Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệuĐồng thời, tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp 2020, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.2. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệpTheo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020 thì những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật doanh nghiệp 2020.- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.Tên trùng và tên gây nhầm lẫn được quy định rõ tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:- Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.- Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;+ Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.- Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.3. Hướng dẫn tra cứu tên doanh nghiệp để tránh bị trùngDoanh nghiệp có thể tra cứu tên doanh nghiệp bằng các cách sau đây:Cách 1: Tra cứu tên doanh nghiệp trên Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệpBước 1: Truy cập vào Trang chủ của Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspxBước 2: Nhập tên doanh nghiệp muốn tìm kiếm vào vào ô Tìm doanh nghiệp và bấm vào nút tiềm kiếm. Nếu không thấy hiển thị kết quả nào thì tên doanh nghiệp đó không bị trùng.Cách 2: Tra cứu tên doanh nghiệp có bị trùng không bằng tài khoản đăng ký kinh doanhVới việc kiểm tra bằng cách này sẽ đem lại kết quả chính xác nhất, kể cả việc bạn muốn kiểm tra tên viết tắt của doanh nghiệp mình.Với cách kiểm tra này bạn cần có tài khoản đăng ký kinh doanh để thực hiện tra cứu. Trường hợp chưa có bạn phải thực hiện đăng ký qua các bước sau:Bước 1: Truy cập vào địa chỉ theo đường link sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/Bước 2: Sau đó click chọn mục “Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến”.Bước 3: Đăng nhập tài khoản đăng ký kinh doanh đã được tạo ở trước đó.Bước 4: Truy cập vào mục “Đăng ký doanh nghiệp”.Bước 5: Tick chọn mục “Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh”. Rồi nhấn chọn Tiếp theo.Bước 6: Tick chọn mục “Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc”. Rồi tiếp tục nhấn chọn Tiếp theo.Bước 7: Bạn tiếp tục chọn loại hình doanh nghiệp kinh doanh phù hợp mà mình chuẩn bị đăng ký thành lập. Và chọn Tiếp theo.Bước 8: Dò lại tất cả các thông tin vừa mới đăng ký xem đã chính xác hay chưa. Sau đó chọn Bắt đầu.Bước 9: Lúc này bạn chọn mục “Tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc”Bước 10: Tiến hành nhập tên công ty mình muốn thành lập vào 3 ô tương ứng và nhấn chọn “Kiểm tra trùng tên”.Nếu mục thông báo hiển thị thông tin “Tên đã bị trùng không đăng ký được”.  Trường hợp này bạn sẽ không đăng ký tên này được. Nếu mục thông báo hiển thị thông tin “ Tên không bị trùng”.Trường hợp này bạn có thể dùng tên này để đăng ký kinh doanh.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

1. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố địnhTheo Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp như sau:(1) Phương pháp khấu hao đường thẳng: là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.- Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.- Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm.- Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.(2) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.- TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.(3) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.Như vậy, Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp.Đồng thời, doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.2. Cách tính trính khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệpTheo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC thì cách tính trích khấu hao tài sản cố định theo từng phương pháp như sau:* Phương pháp khấu hao đường thẳng:Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định =Nguyên giá của tài sản cố địnhThời gian trích khấu hao- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.Lưu ý: Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.- Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.- Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013Cách xác định mức trích khấu hao:- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.- Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:Trong đó:T : Thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố địnhT1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 203/2009/TT-BTC .T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC.t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố định) như sau:Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ =Giá trị còn lại của tài sản cố địnhThời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:- Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định=Giá trị còn lại của tài sản cố địnhxTỷ lệ khấu hao nhanhTrong đó:Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:Tỷ lệ khấu khao nhanh(%)=Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳngxHệ số điều chỉnhTỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = x 100Thời gian trích khấu hao của tài sản cố địnhHệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:Thời gian trích khấu hao của tài sản cố địnhHệ số điều chỉnh (lần)Đến 4 năm                    ( t ≤ 4 năm)1,5Trên 4 năm                   (t > 4 năm)2,0Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.* Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định=Số lượng sản phẩm sản xuất trong thángxMức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩmTrong đó:Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm=Nguyên giá của tài sản cố địnhSản lượng theo công suất thiết kế- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định=Số lượng sản phẩm sản xuất trong nămxMức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩmTrường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
DOANH NGHIỆP CÓ PHẢI KÊ KHAI THUẾ TNCN THAY CHO CỔ ĐÔNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN KHÔNG?

1. Cổ phần là gì? Chuyển nhượng cổ phần là gì?Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty thành các phần bằng nhau.Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.Như vậy chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần. Chuyển nhượng lại phần góp vốn, vốn góp của mình cho một cổ đông khác nhưng không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ.2. Các trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế TNCN cho cổ đôngTheo Khoản 5 Điều 7 Nghị đinh126/NĐ-CP quy định về tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp.Theo đó, tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân trong các trường hợp sau:* Trường hợp 1: Đối với cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán-  Tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn khi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán cùng loại như sau:+ Đối với chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác danh mục đầu tư.- Đối với chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay như sau:+ Chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán;+ Chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông;+ Chứng khoán không thuộc trường hợp chứng khoán của công ty đại chúng và chứng khoán của công ty cổ phần nêu trên thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là tổ chức phát hành chứng khoán.* Trường hợp 2: Đối với cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn- Tổ chức nơi cá nhân có vốn góp có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn khi cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.* Trường hợp 3: Đối với cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán- Tổ chức nơi cá nhân góp vốn có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.* Trường hợp 4: Tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay phá sản- Trường hợp tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay thuộc 03 trường hợp trên đã giải thể, phá sản mà chưa thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân thì cá nhân có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế theo quy định.Lưu ý: Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn.Như vậy, tùy thuộc vào cổ phần mà cổ đông sở hữu dưới dạng nào cổ tức, chứng khoán, hay bất động sản... và dựa vào 04 trường hợp quy định nêu trên mà tổ chức khai thuế thay, nộp thuế TNCN cho cổ đông.

Chi Tiết