01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
MUA TRẢ GÓP KHÔNG THANH TOÁN ĐÚNG HẠN BỊ XỬ LÝ RA SAO?

1. Mua trả góp là gì?Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức mua trả góp, nhưng xét theo Điều 453 Bộ luật dân sự 2015 ta có thể hiểu về việc vay, mua trả góp như sau:Mua trả góp là phương thức mua sắm khi mà người mua có thể trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ theo đợt trong một khoảng thời gian xác định bằng cách thay vì thanh toán toàn bộ giá trị ngay lập tức, người mua có thể chia nhỏ thành các đợt thanh toán đều đặn.Hợp đồng mua bán trả góp thường được ký kết giữa người mua và người bán, với cam kết thanh toán định kỳ, thông thường sẽ là hàng tháng. Khoản thanh toán bao gồm cả gốc và lãi suất, được tính trên số tiền còn nợ sau mỗi kỳ thanh toán.Ví dụ về việc mua trả góp: Nguyễn Văn A mua trả góp một chiếc Iphone 15 Promax có giá là 30 triệu đồng. Thay vì trả toàn bộ số tiền chỉ trong một lần, A quyết định thực hiện mua trả góp 0% (không lãi suất) với thời hạn là 12 tháng. A không cần phải đặt trước tiền đặt cọc mà chỉ cần trả một khoản hàng tháng cố định trong 12 tháng để thanh toán số tiền mua điện thoại.2. Mua trả góp không thanh toán đúng hạn bị xử lý ra sao?Theo Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định về việc cho vay trả góp như sau:Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn.Vậy nên khi vay mua trả góp mà không thanh toán đúng thời hạn thì người tiêu dùng có thể sẽ bị phạt như sau:(1) Phải nộp lãi trả chậmTheo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trả góp theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.(2) Có thể bị nợ xấuTheo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN đối với những với khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên.Khi thuộc nhóm nợ xấu trên, khách hàng sẽ khó có thể được xét duyệt cho vay về sau nếu không được xóa nợ xấu(3) Bị phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hạiTheo Điều 25 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, trường hợp trong hợp đồng vay trả góp có điều khoản về việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại mà người vay không thanh toán đúng hạn trả góp thì sẽ phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo hợp đồng đã giao kết.(4) Bị công ty tài chính giục nợNgoài việc phải trả lãi, bị phạt hoặc bồi thường thiệt hại, nhiều trường hợp người vay không thanh toán đúng hạn trả góp bị công ty tài chính làm phiền giục nợ. Chi tiết về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của các công ty tài chính được nêu rõ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN).(5) Bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua trả góp nhưng không thanh toán đúng hạnTại điểm c, d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính khi không thanh toán đúng hạn khi mua trả góp như sau:+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;+ Đồng thời áp dụng mức xử phạt tương ứng đối với hành vi không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.Do đó, nếu không thanh toán đúng hạn khi mua trả góp thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 2 - 3 triệu đồng khi thuộc trường hợp được nêu trên.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
NỢ QUÁ HẠN VAY TRẢ GÓP NGÂN HÀNG CÓ BỊ KIỆN KHÔNG?

1. Vay trả góp là gì?Theo quy định tại tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN định nghĩa về vay trả góp như sau:"Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn." Khách hàng phải trả số tiền nợ và tiền lãi định kì thường là hằng tháng cho đến khi hoàn thành việc trả nợ.Vay trả góp ngân hàng là một giải pháp hỗ trợ cho người vay trong những lúc khó khăn về tài chính. Tuy nhiên để có thể vay trả góp thì người vay thường phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như độ tuổi người vay, không có nợ xấu và có khả năng trả nợ. Trường hợp nếu đến hạn trả nợ mà người vay không trả thì đương nhiên ngân hàng sẽ có những cách thức xử lý, bao gồm cả việc dùng đến pháp luật để thu hồi nợ.2. Vay trả góp ngân hàng cần lưu ý điều gì?Hoạt động cho vay đang dần trở nên phổ biến trên thị trường, được diễn ra dưới nhiều hình thức, người vay có thể vay trực tiếp hoặc trực tuyến ở nhiều tổ chức tín dụng khác nhau nếu đủ các điều kiện được phép vay tại tổ chức đó. Tuy nhiên không phải tổ chức tín dụng nào cũng an toàn và uy tín, vì thế khi đi vay trả góp ngân hàng cần lưu ý các vấn đề sau:+ Vay tiền ở các tổ chức tín dụng uy tínThông thường các tổ chức tín dụng uy tín thường tuân thủ các quy định và quyền lợi của người mượn tiền, đảm bảo rằng họ được thông báo đầy đủ về các điều khoản và điều kiện của khoản vay. Đặc biệt đối với khoản vay trả góp các tổ chức tín dụng uy tín sẽ nhắc nhở người vay khi đến kì hạn trả gốc và lãi, giúp cho người vay có thể chủ động thanh toán nếu đến hạn.+ Lựa chon mức vay và lãi suất phù hợpLựa chọn mức vay và lãi suất phù hợp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của người vay và khả năng trả nợ. Tùy theo mức thu nhập của người vay và nhu cầu vay tiền mà người vay nên lựa chọn một mức vay và lãi suất phù hợp, để có thể đảm bảo thanh toán được số tiền vay trả góp ngân hàng.+ Trả nợ theo đúng chu kìKhi đến chu kì trả nợ, người vay cần phải trả nợ đúng hạn tránh việc bị tính thêm số tiền lãi trả chậm do trả nợ không đúng chu kì. Việc thanh toán khoản nợ đến hạn đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng vay trả góp sẽ giúp người vay có thêm uy tín trong hệ thống tín dụng ngân hàng và không rơi vào tình trạng nợ xấu.+ Đọc kỹ điều khoản trong hợp đồng vay trả gópViệc đọc kỹ điều khoản trong hợp đồng vay trả góp là rất quan trọng vì điều này giúp bảo vệ quyền lợi của người vay và đảm bảo rằng người vay đã hiểu rõ cam kết và trách nhiệm của mình. Việc hiểu rõ các điều khoản giúp cho người vay tránh được những điều khoản bất lợi khi tiến hành ký vào hợp đồng vay trả góp.3. Nợ quá hạn vay trả góp ngân hàng có bị kiện không? + Khởi kiện trong vụ án dân sựTại khoản 1 Điều 184 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định " Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự"Dẫn chiếu đến Điều 429 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định " Thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm"Như vậy, khi tiến hành vay trả góp, đến chu kì trả nợ mà người vay không trả, thì lúc này bên vay được xác định là đã vi phạm nghĩa vụ của mình trong hợp đồng vay trả góp. Điều đó có nghĩa ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện người vay theo trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.+ Khởi tố trong vụ án hình sựCăn cứ khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.Như vậy, nếu người vay có đầy đủ cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này với khung hình phạt cao nhất là từ 12 đến 20 năm tù.   

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
TẤT TOÁN LÀ GÌ? CHẬM TẤT TOÁN KHOẢN VAY BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

1. Tất toán là gì?Tất toán là một thao tác nhằm chấm dứt giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng vào giai đoạn đôi bên kết thúc hợp đồng. Nghĩa là cả ngân hàng và khách hàng đều đã hoàn trả, thanh toán đầy đủ tất cả khoản nợ cho bên còn lại theo thỏa thuận ký kết trước đó.Ví dụ:- Khách hàng đã trả xong các khoản nợ trong hợp đồng vay vốn thì được gọi là tất toán khoản vay.- Ngân hàng chi trả tiền lãi và gốc khi kết thúc kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm gọi là tất toán sổ tiết kiệm.Các hình thức tất toán phổ biến hiện nayCác hình thức tất toán phổ biến hiện nay bao gồm:- Tất toán khoản vay: là thời điểm khách hàng thanh toán toàn bộ khoản vay cho ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện thủ tục này trước thời gian mà không phải chờ đến đúng ngày được ký trên hợp đồng.- Tất toán tài khoản tiết kiệm: là hoạt động mà ngân hàng thanh toán tiền lãi và gốc cho tài khoản tiết kiệm theo mong muốn của khách hàng. Có 02hình thức tất toán tài khoản tiết kiệm, bao gồm:+ Tất toán tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn: Tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn nhất định từ 03 - 36 tháng, đến hạn sẽ được thực hiện tất toán, lúc này khách hàng nhận lại cả tiền lãi lẫn tiền gốc.+ Tất toán tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn:  Với những tài khoản gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng được quyền tất toán bất kỳ lúc nào. Quá trình đóng tài khoản và thực hiện tất toán diễn ra cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng.Một số điều cần lưu ý liên qua đến tất toán:- Tất toán trước hạn là hành động khách hàng kết thúc các giao dịch trước thời gian thỏa thuận trong hợp đồng (Thường là hợp đồng vay tiền). Việc trả trước hạn được coi như khách hàng đang phá vỡ hợp đồng và sẽ phải thanh toán phí theo quy định. Phí phạt hợp đồng tùy thuộc vào thời gian mà khách hàng tất toán và cũng tùy thuộc vào quy định từng ngân hàng.- Số tiền tất toán Là số tiền được nhận lại vào ngày tất toán sổ tiết kiệm, hoặc số tiền cần đóng để hoàn tất việc tất toán khoản vay.- Ngày tất toán là ngày cuối cùng được quy định trong hợp đồng mà ngân hàng hay khách hàng phải hoàn tất việc thanh toán đầy đủ số tiền cho bên còn lại để kết thúc hợp đồng.2. Chậm tất toán khoản vay bị xử lý thế nào?Chậm tất toán khoản vay được coi là hành vi phạm hợp đồng vay giữa khách hàng với ngân hàng.Theo đó, khách hàng có thể chịu thêm lãi suất và phạt vi phạm hợp đồng khi đến hạn mà không trả hoặc trả không đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo qu. Cụ thể:Phạt vi phạm hợp đồngTheo quy định tại Điều 25 Thông tư 39/2016/TT-NHNN sẽ phạt khách hàng vi phạm và bồi thường thiệt hại theo quy định sau:- Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức tín dụng hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.- Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.- Trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.Như vậy, ngân hàng chỉ được phạt khách hàng vi phạm hợp đồng vay trả nợ chậm khi ngân hàng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận thì khách hàng không phải chịu phạt.Lãi suất chậm trảTheo khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.- Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay.- Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.Như vậy, trường hợp khách hàng không trả đúng hạn nợ gốc và lãi vay, các ngân hàng thương mại được phép thu lãi chậm trả với một số hạn mức cụ thể. Theo đó, lãi chậm trả trên số dư lãi chậm thanh toán có thể lên tới 10%/năm. Đối với khoản nợ gốc bị quá hạn, mức lãi suất tối đa là 150% lãi suất cho vay ban đầu. Ngoài ra, ngân hàng cũng phải tuân thủ nguyên tắc lựa chọn mức lãi suất thấp nhất trong trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh có nhiều mức khác nhau.Lưu ý: Khi khách hàng không trả hoặc trả nợ không đúng hạn có thể bị liệt kê vào danh sách khách hàng có lịch sử nợ xấu, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các quyền lợi của khách hàng sau này. Vì khi khách hàng có nhu cầu tiếp tục vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng... tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì họ sẽ dựa lịch sử trả nợ để làm căn cứ có nên cho vay hay không.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
CÁ NHÂN ĐƯỢC CHO VAY VỚI MỨC LÃI SUẤT BAO NHIÊU?

1. Mức lãi suất cho vay tối đa hiện nayTheo Điều 463, 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản như sau:  "Điều 463. Hợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.""Điều 468. Lãi suất1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."Như vậy, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản sẽ do 2 bên thoả thuận tuy nhiên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, tương đương mức lãi suất không quá 1,666%/tháng. Nếu vượt quá mức này thì khi xảy ra tranh chấp phần lãi suất vượt quá không có hiệu lực pháp luật. 2. Cho vay nặng lãi là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP thì định nghĩa về cho vay lãi nặng như sau:"1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự."Như vậy, Lãi suất tối đa tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự là 20%/năm, tức 1.66%/tháng. Nên nếu bạn cho vay với lãi suất gấp 05 trở lên mức này thì được xem là hành vi này được xem là cho vay nặng lãi. Cụ thể mức lãi không quá 100%/năm tương đương không quá 8,33%/tháng.3. Mức hình phạt đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sựMức hình phạt đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định cụ thể tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:"Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."Như vậy, mức lãi suất được chấp nhận khi cá nhân cho vay là không quá 20%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất để bị xử lý hình sự về tội cho vay nặng lại là 100%/năm tức gấp 5 lần mức lãi suất cho vay được chấp nhận theo Bộ luật dân sự.4. Xử phạt hành chính hành vi cho vay với lãi suất trên 20%/nămTrường hợp nếu mức lãi suất cá nhân cho vay là trên mức 20%/năm nhưng lại chưa đến mức 100%/năm để bị xử lý hình sự hoặc chưa thoả mãn điều kiện để xử lý hình sự thì cá nhân đó sẽ bị phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình."Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;"   

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI THÌ CÓ ĐƯỢC KÝ HỢP ĐỒNG VAY TIỀN KHÔNG?

1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tiềnCăn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.Theo đó, đầu tiên để hợp đồng vay dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự:+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.+ Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. - Năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập:+ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.Thứ hai, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.2. Người dưới 18 tuổi thì có được ký hợp đồng vay tiền?Người chưa đủ 18 tuổi khi xác lập hợp đồng dân sự sẽ được căn cứ vào độ tuổi của người đó theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015:- Chưa đủ 06 tuổi: Người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: Phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;- Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ những giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký hoặc những giao dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.Mà, giao kết hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.Như vậy, người dưới 18 tuổi được tự mình ký hợp đồng vay tiền nếu nằm trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có đủ các điều kiện tại mục 1 không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự  và giao dịch không vi phạm các điều cấm của luật.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG SỬA ĐỔI 2024 QUY ĐỊNH MỚI VỀ THỨ TỰ ƯU TIÊN THANH TOÁN KHI XỬ LÝ NỢ XẤU NHƯ THẾ NÀO?

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 quy định mới về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu như thế nào?Vấn đề về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đã được quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại thực hiện Nghị quyết 63/2022/QH15 thì Nghị quyết 42/2017/QH14 đã hết hiệu lực thi hành từ 01/01/2024.Tuy trước đây đã có quy định về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhưng quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu vẫn chưa được thể hiện.Nợ xấu được hiểu tại Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là hai khoản sau:- Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;- Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.Theo đó, tại Điều 199 Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã thể chế hóa quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu như sau:Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu1. Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:a) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;b) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;c) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;d) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;đ) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;e) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.Như vậy, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 đã thống nhất khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thực hiện phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:(1) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm;(2) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm;(3) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;(4) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;(5) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ;(6) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.Đối với trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và quy định khác có liên quan.Thứ tự thanh toán đối với trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ như thế nào?Căn cứ theo quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự 2015 thì thứ tự ưu tiên thanh toán đối với trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau:- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;- Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.Lưu ý: Các bên có thể thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?Về hiệu lực thi hành (Điều 209), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã có văn bản số 358/NHNN-PC đề xuất chỉnh lý quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 209 về hiệu lực thi hành của dự thảo Luật như sau:1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.UBTVQH thống nhất với đề nghị của Cơ quan soạn thảo; đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật.Như vậy, nếu không có gì thay đổi, theo như quy định về hiệu lực thi hành được chính thức thông qua thì Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
TỔ CHỨC TÍN DỤNG CÓ ĐƯỢC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG? ĐIỀU KIỆN CỦA BẤT ĐỘNG SẢN ĐƯA VÀO KINH DOANH LÀ GÌ?

Điều kiện kinh doanh bất động sản là gì? Bất động sản đưa vào kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì?Căn cứ tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 (sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020) quy định như sau:Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luậtTheo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh1. Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;d) Trong thời hạn sử dụng đất.Như vậy, bất động sản muốn được đưa vào kinh doanh cần phải đáp ứng được các điều kiện:- Đối với Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh:+ Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất+ Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.- Đối với các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất:+ Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;+ Trong thời hạn sử dụng đất.Tổ chức tín dụng có được kinh doanh bất động sản không?Căn cứ tại Điều 132 Luật Tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:Kinh doanh bất động sảnTổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng;3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 của Luật này.Như vậy, Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng vẫn được kinh doanh bất động sản trong các trường hợp:- Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng- Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng;- Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay.Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2014 quy định như sau:Người nộp thuế1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.Theo đó, tổ chức tín dụng thuộc trường hợp tổ chức khác có hoạt động, kinh doanh có thu nhập nên cũng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh bất động sản thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-11-13
PHÂN BIỆT TÀI SẢN VÔ CHỦ VÀ TÀI SẢN KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CHỦ SỞ HỮU

1. Tài sản vô chủ là gì?Tài sản vô chủ là tài sản được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 228 BLDS 2015 như sau:Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.Từ định nghĩa này, có thể thấy, tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu của tài sản đó đã từ bỏ quyền sở hữu của mình với tài sản đó. Có thể lấy ví dụ cụ thể về tài sản vô chủ như sau:Gia đình ông A có một chiếc tủ quần áo mặc dù vẫn còn sử dụng được nhưng do đã cũ, gia đình ông A không muốn sử dụng nữa nên đã để chiếc tủ quần áo này ở bên đường. Thì trong trường hợp này, chiếc tủ quần áo là tài sản vô chủ vì gia đình ông A (chủ sở hữu tủ quần áo) đã từ bỏ quyền sở hữu của mình với chiếc tủ quần áo này.2. Tài sản không xác định được chủ sở hữu là gì?Không giống tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu không được định nghĩa cụ thể tại Bộ luật Dân sự hay bất cứ văn bản nào. Tuy nhiên, có thể hiểu, tài sản không xác định được chủ sở hữu là loại tài sản mà người nhặt được, người tìm thấy… tài sản đó không biết chính xác ai la chủ sở hữu của tài sản đó.3. Phân biệt tài sản vô chủ và tài sản không xác định được chủ sở hữuTừ định nghĩa tài sản vô chủ và tài sản không xác định được chủ sở hữu, dưới đây là chi tiết các tiêu chí dùng để phân biệt hai loại tài sản này:Tiêu chíTài sản vô chủTài sản không xác định được chủ sở hữuĐịnh nghĩaTài sản vô chủ là tài sản đã bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu.Không có định nghĩa cụ thể nhưng có thể hiểu là tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu của tài sản dóQuyền sở hữuTài sản là động sản: Người đã phát hiện, người đang quản lý có quyền sở hữu tài sản đó trừ trường hợp có quy định khác.Tài sản là bất động sản: Nhà nước.Không được sở hữu luôn mà phải thực hiện thủ tục xác định chủ sở hữu của tài sản đó.Động sản: Sau 01 năm, người phát hiện tài sản được sở hữu.Bất động sản: Sau 05 năm sẽ thuộc về Nhà nước.Người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng.Xác lập quyền sở hữuKhông quy định cụ thểBước 1: Thông báo/giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã/công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.Bước 3: Xác định quyền sở hữu với tài sản không xác định được chủ sở hữu.

Chi Tiết