01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-21
NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI CHỊU NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI

1. Nghĩa vụ liên đới Căn cứ Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ liên đới như sau: “Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.” Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ. Nghĩa vụ liên đới được pháp luật quy định cũng là loại nghĩa vụ phát sinh cho nhiều người như nghĩa vụ riêng rẽ. Tuy nhiên, tính chất của nghĩa vụ liên đới được xác định có những điểm khác biệt căn bản khác biệt so với nghĩa vụ riêng rẽ như sau: - Bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ liên đới có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người mang nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của mình và những người khác. - Mặc dù là nghĩa vụ liên đới, chủ thể nào đó đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ của mỗi người trong quan hệ nghĩa vụ đó đều phải được xác định cụ thể. Theo đó, khi một chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ thay cho những người khác, họ có quyền yêu cầu những người này phải hoàn trả lại cho mình phần nghĩa vụ mà đáng ra họ phải thực hiện với bên có quyền. - Khi chủ thể mang quyền chỉ định người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ sau đó lại miễn cho người này thì những người có nghĩa vụ còn lại cũng được miễn việc thực hiện nghĩa vụ. - Trong trường hợp chưa chỉ định ai đó thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà người mang quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một chủ thể nào đó thì các chủ thể còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ liên đới với người mang quyền.      - Nghĩa vụ liên đới phát sinh theo các căn cứ: theo thỏa thuận giữa các bên có nghĩa vụ với bên có quyền, theo quy định của pháp luật. 2. Căn cứ nào làm phát sinh nghĩa vụ liên đới Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây: 1. Hợp đồng. 2. Hành vi pháp lý đơn phương. 3. Thực hiện công việc không có ủy quyền. 4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. 6. Căn cứ khác do pháp luật quy định." Như vậy, có thể thấy căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới có thể thông qua 06 trường hợp: Hợp đồng, Hành vi pháp lý đơn phương; Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; Căn cứ khác do pháp luật quy định. 3. Những trường hợp phải chịu nghĩa vụ liên đới - Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. - Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. - Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. - Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả. - Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.  - Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. - Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.      Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Luật dân sự là gì ? Phân tích đối tượng, phương pháp điều chỉnh của luật dân sự ?

1. Nội dung của luật dân sự hiện nay:Luật dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có nhiều chế định khác nhau như: chế định tài sản và quyền sở hữu; chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi.về tài sản không có căn cứ pháp luật; chế định thực hiện công việc không có ủy quyền; chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế; chế định chuyển quyền sử dụng đất; chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Mỗi chế định của luật dân sự đều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.2. Phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự ?Để quản lí xã hội bằng pháp luật và không ngừng nâng cao tính thực thi của các văn bản pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, phản ánh tốt hơn đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Với mục tiêu đó, động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc; động viên và tạo mọi điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Trong đó, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp.Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Trong đó, mỗi ngành luật điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nhất định. Những nhóm quan hệ xã hội do một ngành luật điều chỉnh được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Đe điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước sử dụng các biện pháp tác động khác nhau, hướng cho các quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với ý chí của Nhà nước. Phương pháp tác động của Nhà nước lên các quan hệ xã hội có những đặc thù khác nhau phụ thuộc vào các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật.3. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự ?Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) (Điều 1 Bộ luật dân sự - BLDS năm 2015). Với quy định này, luật dân sự nói chung và BLDS năm 2015 nói riêng đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đến các quan hệ thuộc lĩnh vực luật tư và trở thành luật chung điều chỉnh các quan hệ tài sản. Trong trường hợp luật riêng không quy định trực tiếp để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó thì các quy định của BLDS năm 2015 sẽ điều chỉnh. Tuy nhiên, các quy định của luật riêng không được trái với những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015. Trường hợp lụật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm nguyên tác trên thì quy định của BLDS năm 2015 được áp dụng.3.1 Quan hệ tài sảnQuan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn vởi một tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác.Tài sản (được khái quát chung ở Điều 105 BLDS năm 2015) bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Quan hệ tài sản tài sản không chỉ bó hẹp ở những vật vô tri mà còn hàm chứa nội dung xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài sản.Quan hệ tài sản không chỉ bao gồm vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà còn bao gồm cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể này sang chủ thể khác, quyền yêu cầu của một hay nhiều chủ thể và nghĩa vụ tương ứng với các quyền yêu cầu đó của một hay nhiều chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ cũng được coi là quan hệ tài sản. Quan hệ tài sản rất đa dạng và phức tạp bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể được tác động và nội dung của các quan hệ đó. Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:Thứ nhất, quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính ý chí. Quán hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong xã hội. Quan hệ tài sản luôn gắn liền với quan hệ sản xuất và phù hợp với quan hệ sản xuất vốn là hạ tầng của xã hội. Quan hệ sản xuất tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người mà nó phát sinh, phát triển theo những quy luật khách quan. Nhưng những quy luật này được nhận thức và phản ánh thông qua những quy phạm pháp luật lại mang tính chủ quan - ý chí của giai cấp thống trị phản ánh sự tồn tại xã hội thông qua các quy phạm pháp luật. Mỗi chủ thể tham gia vào một quan hệ kinh tế cụ thể đều đặt ra những mục đích và với động cơ nhất định. Bởi vậy, quan hệ tài sản mà các chủ thể tham gia mang ý chí của các chủ thể và phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật dân sự. Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hướng cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí của Nhà nước. Vì vậy, sự tác động của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật dân sự có ý nghĩa quan ttọng trong việc định hướng cho các quan hệ tài sản phát triển. Nếu sự định hướng phù họp với những quy luật khách quan của sự phát triển thì sẽ thúc đẩy quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.Có thể nói rằng quan hệ tài sản là biểu hiện ý chí của chủ thể, của nhà nước về quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng và hình thành nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu và hình thức kinh doanh thì việc xác định các quan hệ tài sản phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là định hướng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ nền sản xuất xã hội.Thử hai, quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hoá và tiền tệ. Định hướng chiến lược của nước ta hiện nay là phát triển nền kinh tể hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa (Điều 15 Hiến pháp năm 1992). Trong mô hình kinh tế này, các tài sản được thể hiện dưới dạng hàng hoá và được quy thành tiền. Sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để bán, để trao đổi là đặc trưng của nền sản xuất này. Nó tạo động lực cho mọi cá nhân và tổ chức, khơi dậy mọi tiềm năng của họ, phát huy ý chí tự lực, tự cường ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Nhưng nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường cũng có những mặt trái của nó (cạnh tranh không lành mạnh, phân hoá giàu nghèo...). Cho nên, khuyến khích tính năng động, sáng tạo đi đôi với thiết lập trật tự kỉ cương ưong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Bởi vậy, cần phải có hành lang pháp lí vừa mềm dẻo, linh hoạt, vừa chặt chẽ mới có thể đáp ứng được các yêu cầu trên. Hơn nữa chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực, do vậy pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng còn phải tương thích với pháp luật của các nước trên thế giới và trong khu vực. Quy luật của nền kinh tế thị trường trong sản xuất xã hội chi phối các quan hệ tài sản mà một trong các biểu hiện của nó là quan hệ tiền - hàng. Sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường chủ yếu thông qua hình thức tiền - hàng. Khái niệm hàng hoá càng ngày càng được mở rộng cùng với sự chuyên môn hoá của nền sản xuất, cùng với sự phát triển của khoa học-kĩ thuật và quan niệm xã hội về các đối tượng trao đổi. Tài sản là đối tượng và cũng là khách thể của quan hệ tài sản phải trị giá được thành tiền và có thể chuyển giao thông qua các giao dịch dân sự. Do vậy, các quan hệ tài sản này cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật hàng hoá - tiền tệ.Thứ ba, quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất đền bù tương đương. Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hoá và tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Nhưng không phải tất cả sự dịch chuyển tài sản, dịch vụ đều có sự đền bù tương đương như: cho, tặng, thừa kế, sử dụng các tác phẩm văn học nghệ thuật... Nhưng các quan hệ này không phải là quan hệ cơ bản và không phổ biến trong trao đổi; nó không chỉ đơn thuần là quan hệ pháp luật mà còn bị chi phổi bởi nhiều quan hệ xã hội khác (truyền thống, phong tục...).3.2 Quan hệ nhân thânCùng với quan hệ tài sản, luật dân sự còn điều chỉnh các quan hệ nhân thân (Điều 1 BLDS năm 2015). Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay các tổ chức. Việc xác định một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của một cá nhân, tổ chức. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Đó là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác.Các quyền nhân thân được nhiều ngành luật điều chỉnh. Luật hành chính quy định về trình tự, thủ tục để xác định các quyền nhân thân như: phong các danh hiệu cao quý của Nhà nước; tặng thưởng các loại huân, huy chương; công nhận các chức danh... Luật hình sự bảo vệ các giá trị nhân thân bằng cách quy định những hành vi nào khi xâm phạm đến những giá trị nhân thân nào được coi là tội phạm (như các tội: vu khống, làm nhục người khác, làm hàng giả...).Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân (Điều 11 - Điều 14 BLDS năm 2015).Các quan hệ nhân thân xuất phát từ quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có thể chia làm hai nhóm căn cứ vào khoản 1 Điều 17 BLDS năm 2015:- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản;- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.Những quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có những đặc điểm sau:- Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể dịch chuyển được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, ttong những trường hợp nhất định có thể được dịch chuyển. Những trường hợp cá biệt này phải do pháp luật quy định (quyền công bố tác phẩm của tác giả các tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp...).- Quyền nhân thân không xác định được bàng tiền - giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của tổ chức; quyền đối vói họ, tên; thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc, thay đổi dân tộc; quyền đối với hình ảnh; với bí mật đời tư; quyền kết hôn, li hôn... (từ Điều 26 đến Điều 39 BLDS năm 2015). Một số quyền nhân thân mới được ghi nhận và bảo hộ trong BLDS năm 2015 như: quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; chuyển đổi giới tính; quyền nhân thân trong quan hệ hôn nhân và gia đình...Luật dân sự ghi nhận những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân và quy định các biện pháp bảo vệ các giá trị nhân thân đó. Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm. Khi quyền nhân thân bị xâm phạm thì chủ thể có quyền tự mình cải chính, yêu càu người có hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm: xin lỗi, cải chính công khai; tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu toà án buộc người vi phạm phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần.Các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là những giá trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh các quyền tài sản. Quyền nhân thân là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản khi có những sự kiện pháp lí nhất định như tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; quyền tác giả các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp... được hưởng tiền nhuận bút, thù lao, được hưởng tiền thù lao do áp dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân nhưng khi hình ảnh đó được người khác sừ dụng vì mục đích thương mại thì người có hình ảnh sẽ được trả thù lao. Đó là sự kiện làm phát sinh quyền nhân thân gắn với tài sản.4. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sựPháp luật không tạo ra các quan hệ xã hội mà chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cơ chế điều chỉnh các quan hệ xã hội rất phức tạp bao gồm một hệ thống cơ quan, tổ chức sử dụng các biện pháp, cách thức tác động vào hành vi của các chủ thể, định hướng cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. Tuỳ theo các nhóm quan hệ xã hội cần điều chỉnh mà Nhà nước lựa chọn các biện pháp tác động khác nhau lên các quan hệ đó.Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với ba lợi ích (Nhà nước, xã hội và cá nhân).Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:- Các chủ thể tham gia các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lí. Độc lập về tổ chức và tài sản là tiền đề tạo ra sự bình đẳng trong các quan hệ mà các chủ thể tham gia. Bởi các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hoá - tiền tệ và đền bù tương đương là đặc trưng khi trao đổi. Nếu không độc lập về tài sản và bình đẳng về địa vị pháp lí thì sẽ không tạo ra sự đền bù tương đương. Sự bình đẳng và độc lập được thể hiện ngay cả trong trường hợp các chủ thể có các mối quan hệ khác mà họ không bình đẳng (trong quan hệ hành chính, lao động...) và chính sự bình đẳng, độc lập của các chủ thể mới tạo được tiền đề cho sự tự định đoạt sau này. Nếu vợ chồng tặng cho nhau tài sản trong thời kì hôn nhân mà nguồn gốc tài sản tặng cho có được từ tài sản chung thì quan hệ tặng cho đó chủ yếu mang màu sắc tình cảm, chứ không làm dịch chuyển quyền sở hữu sang cho người được tặng cho vì khi xác lập quan hệ tặng cho này không có sự độc lập về tài sản giữa vợ và chồng.- Pháp luật dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia các quan hệ tài sản. Khi tham gia vào các quan hệ tài sản, mỗi chủ thể đều đặt ra những mục đích với những động cơ nhất định. Bởi vậy, việc lựa chọn một quan hệ cụ thể do các chủ thể tự quyết định, căn cứ vào khả năng, điều kiện, mục đích mà họ tham gia vào các quan hệ đó. Khi tham gia vào các quan hệ cụ thể, các chủ thể tuỳ ý theo ý chí của mình lựa chọn đối tác sẽ tham gia, nội dung quan hệ mà họ tham gia, cách thức, biện pháp thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Trong nhiều trường hợp, các chủ thể có thể tự đặt ra các biện pháp bảo đảm, hình thức và phạm vi trách nhiệm, cách thức áp dụng trách nhiệm khi bên này hay bên kia không thực hiện hay thực hiện không đúng thoả thuận.Tuy nhiên, việc tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ không đồng nghĩa với tự do, tuỳ tiện trong việc tạo lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó. Đặc điểm chung các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là đa dạng, phức tạp. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật không thể dự liệu hết được các quan hệ đang tồn tại và phát triển. Cho nên, pháp luật đưa ra những giới hạn, vạch ra những hành lang an toàn, cần thiết, trong đó các chủ thể có quyền tự do hành động. Giới hạn đó được xác định bởi các nguyên tắc được quy định trong BLDS và thể hiện rõ nét nhất ở Điều 3 BLDS năm 2015: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyển, lợi ích hợp pháp của người khác”. Khi vi phạm nguyên tắc này, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sẽ bị coi là vi phạm pháp luật dẫn đến hậu quả pháp lí, phải bồi thường thiệt hại. Cam kết, thoả thuận là tự nguyện nhưng sau khi đã tự nguyện cam kết, thoả thuận, các chủ thể buộc phải tham gia vào quan hệ dân sự đó. Mặt khác, trong một số trường hợp, nhằm bảo vệ quyền lợi của một số chủ thể nhất định, pháp luật đã hạn chế quyền tự định đoạt đó (như quy định về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất, về người được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung của di chúc...).- Xuất phát từ sự bình đẳng giữa các chủ thể, quyền tự định đoạt của họ khi tham gia các quan hệ dân sự, cho nên đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là hoà giải. Đây là nguyên tắc được quy định tại Điều 7 BLDS năm 2015 - Nguyên tắc hoà giải. Việc thực hiện hay từ chối một quyền tài sản của các chủ thể thuộc phạm vi tự định đoạt của họ (tuy nhiên, chỉ trong trường hợp quyền của họ không đồng thời là nghĩa vụ mà pháp luật quy định). Cho nên, việc giải quyết các tranh chấp dân sự do các bên tự thoả thuận. Nếu không thể thoả thuận hoặc hoà giải được, toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn.- Các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá và tiền tệ, việc vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ đó dẫn đến thiệt hại về tài sản đối với bên kia. Bởi vậy, trách nhiệm dân sự trước tiên là trách nhiệm tài sản. Trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm và hậu quả của việc áp dụng hách nhiệm là phục hồi tình ưạng tài sản của bên bị thiệt hại. Trong quan hệ dân sự, các chủ thể có quyền tự định đoạt. Cho nên, họ có thể quy định trách nhiệm và phương thức áp dụng trách nhiệm cùng hậu quả của nó (những thoả thuận này phải phù hợp với pháp luật). Bởi vậy, trách nhiệm dân sự không chỉ do pháp luật quy định mà còn do các bên thoả thuận về điều kiện phát sinh và hậu quả của nó.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Quyền bề mặt là gì? Quyền bề mặt theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

1. Quyền bề mặt là gì?Theo Điều 267 Bộ luật Dân sự 2015, quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.2. Nội dung của quyền bề mặtNội dung của quyền bề mặt được quy định tại Điều 271 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:(i) Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng:Mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác;Nhưng không được trái với quy định của Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.(ii) Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại (i).(iii) Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.3. Hiệu lực và thời hạn của quyền bề mặt3.1. Hiệu lực của quyền bề mặtCụ thể tại Điều 269 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:-  Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.- Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.3.2. Thời hạn của quyền bề mặtCụ thể tại Điều 270 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:- Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.- Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng. 4. Các trường hợp chấm dứt quyền bề mặtQuyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:- Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.- Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.- Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.- Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai 2013- Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.(Điều 272 Bộ luật Dân sự 2015)5. Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứtTheo Điều 273 Bộ luật Dân sự 2015, vấn đề xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt được quy định như sau:- Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.- Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Hợp đồng ủy quyền là gì? Mẫu hợp đồng ủy quyền (mới nhất)

1. Hợp đồng ủy quyền là gì?Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.2. Thời hạn ủy quyềnĐiều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.4. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng ủy quyềnQuyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng ủy quyền quy định từ Điều 565 đến Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền- Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:+ Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.+ Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.- Quyền của bên được ủy quyền:+ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.+ Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền- Nghĩa vụ của bên ủy quyền:+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.- Quyền của bên ủy quyền:+ Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.+ Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.+ Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015.5. Quy định về ủy quyền lạiĐiều 564 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:- Có sự đồng ý của bên ủy quyền;- Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.6. Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền?- Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.- Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.(Căn cứ Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015)

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
08 điều cần biết về hợp đồng hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác là gì?Tại Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:- Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.- Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.2. Nội dung của hợp đồng hợp tácCăn cứ Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:- Mục đích, thời hạn hợp tác;- Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;- Tài sản đóng góp, nếu có;- Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;- Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;- Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;- Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;- Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;- Điều kiện chấm dứt hợp tác.3. Tài sản chung của các thành viên hợp tácĐiều 506 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản chung của các thành viên hợp tác như sau:- Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 và phải bồi thường thiệt hại.- Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên;Việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.- Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.4. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tácTại Điều 507 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác như sau:- Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.- Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.- Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.- Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.5. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tácCăn cứ Điều 509 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác như sau:Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.6. Rút khỏi hợp đồng hợp tácTại Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc rút khỏi hợp đồng hợp tác như sau:- Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:+ Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;+ Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.- Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận.Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.- Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.7. Gia nhập hợp đồng hợp tácCăn cứ Điều 511 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về gia nhập hợp đồng hợp tác như sau:Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.8. Chấm dứt hợp đồng hợp tácTại Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:- Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;- Mục đích hợp tác đã đạt được;- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.Lưu ý:Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán;Nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 Bộ luật Dân sự 2015Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Mẫu hợp đồng vay tài sản mới nhất

1. Hợp đồng vay tài sản là gì?Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.2. Nghĩa vụ của bên cho vay tài sảnNghĩa vụ của bên cho vay tài sản theo Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan quy định khác.3. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sảnTheo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản như sau:- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015;+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.4. Lãi suất trong hợp đồng vay tài sảnLãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Các nội dung trong phiếu lý lịch tư pháp

1. Phiếu lý lịch tư pháp là gì?Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.Trong đó, Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009;+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.(Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009)2. Các nội dung trong phiếu lý lịch tư pháp2.1. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1Cụ thể tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có các nội dung sau đây:- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.- Tình trạng án tích:+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.2.2. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có những nội dung sau đây:- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.- Tình trạng án tích:+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.- Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.(Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009)

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-19
CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN

CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊNCuộc họp Đại hội đồng cổ đông là một trong những cuộc họp quan trọng nhất trong công ty cổ phần. So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2020 có nhiều điểm mới liên quan đến quy định về cuộc họp đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần. Điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định ở tất cả các giai đoạn bao gồm: điều kiện tiến hành họp đại hội đồng cổ đông, chuẩn bị cuộc họp, triệu tập cuộc họp cuộc họp đại hội đồng cổ đông, mời họp đại hội đồng cổ đông, tiến hành họp đại hội đồng cổ đông và thông qua quyết định đại hội đồng cổ đông. Đối với Công ty đại chúng, việc tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định của LDN 2020, ngoài ra có một số điểm đặc biệt đáng chú ý và phải đáp ứng các điều kiện về công bố thông tin về cuộc họp.CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG“Điều 139. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;b) Báo cáo tài chính hằng năm;c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.”Căn cứ vào quy định pháp luật trên, có thể rút ra các nội dung sau:1.     Điều kiện tổ chức cuộc họpCuộc họp ĐHĐCĐ được tổ chức khi có  số cổ đông dự họp đại diện 50% tổng số phiếu biểu quyết dự họp.Trường hợp không đủ thì thông báo mời họp lần thứ 2 phải được gửi trong vòng 30 ngày từ ngày dự định họp lần thứ 1. Cuộc họp lần thứ 2 sẽ đủ điều kiện tổ chức nếu cổ đông dự họp đại diện từ 33,3% tổng số phiếu biểu quyết.Trường hợp mời họp lần thứ 2 vẫn không đủ điều kiện thì cuộc họp lần thứ 3 sẽ được tổ chức mà không phụ thuộc vào số phiếu biểu quyết (thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong vòng 20 ngày)[1].2.     Thời gianCuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông phải được tổ chức mỗi năm một lần. Cụ thể Đại hội đồng cổ đông phải được tổ chức trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính nhưng có thể được gia hạn tổ chức trong vòng 06 tháng. Hội đồng quản trị sẽ quyết định ngày tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn theo quy định này hoặc theo thời hạn Điều lệ công ty công ty (nếu có).Theo Khoản 4 Điều 273 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, hàng năm Công ty đại chúng cũng phải tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông một lần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các thành viên của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát phải tham dự họp để trả lời các câu hỏi của cổ đông tại cuộc họp; trường hợp không tham dự được phải báo cáo bằng văn bản.3.     Địa điểmĐịa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật không quy định cụ thể địa điểm tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp nên được tổ chức tại một địa điểm thuận lợi nhất cho sự tham gia của cổ đông.3.  Nội dung cuộc họpĐại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:- Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.- Báo cáo tài chính hằng năm.- Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị.- Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.- Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên.- Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.- Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.4. Thẩm quyền triệu tập họp“Điều 140. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông1.     Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường.”Hội đồng quản trị là người có thẩm quyền triệu tập cuộc hộp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Ngoài ra, theo Khoản 5 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020, người có triệu tập họp phải làm những công việc sau:- Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;- Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;- Lập chương trình và nội dung cuộc họp;- Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;- Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;- Xác định thời gian và địa điểm họp;- Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;- Công việc khác phục vụ cuộc họp.TRÌNH TỰ TỔ CHỨC CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNGBước 1: Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đôngTrước khi triệu tập Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị ra quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 05% (hoặc 1 tỷ lệ theo quy định trong điều lệ Công ty) có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông khi Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; các trường hợp theo quy định tại điều lệ công ty.-  Công ty công bố thông tin về việc chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông tối thiếu năm 1-3 ngày trước ngày chốt danh sách.-   Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của Công ty.Bước 2: Lập danh sách cổ đông có quyền dự họpTheo Khoản 1 Điều 141 LDN, Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp ĐHĐCĐ nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn.Bước 3: Chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họpNgười triệu tập ĐHĐCĐ sẽ chuẩn bị nội dung cuộc họp. Cụ thể những công việc người triệu tập phải thực hiện được quy định tại Khoản 5 Điều 140 LDN như đã được phân tích ở trên.Bước 4: Mời họp ĐHĐCĐĐiều 143 LDN 2020 quy định:Thông báo mời họp: Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.Tài liệu gửi kèm:- Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;-  Phiếu biểu quyết.Đối với công ty Đại chúng:Tại Điểm a Khoản 3 ĐIều 10 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:Tối thiểu 21 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn, công ty đại chúng phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (trường hợp là tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch) về việc họp Đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu rõ đường dẫn đến toàn bộ tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm:-       Thông báo mời họp,-       Chương trình họp,-       Phiếu biểu quyết,-       Tài liệu sử dụng trong cuộc họp,-       Dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họpTài liệu họp Đại hội đồng cổ đông phải được cập nhật các nội dung sửa đổi, bổ sung (nếu có);Bước 5: Đăng ký cổ đông dự họpCổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức sau:- Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;- Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;- Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;- Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;- Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.Bước 6: Cổ đông xác nhận tham dự/Có ý kiến về chương trình họp/Đề cử ứng cử thành viên HĐQT,BKS (nếu có)Cổ đông phải xác nhận tham dự cuộc họp và gửi đơn đề cử, ứng cử trong khoảng thời gian được quy định tại Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác.Đối với Công ty đại chúng: Công ty đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến các ứng cử viên tối thiểu là 10 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông trên trang thông tin điện tử của công ty để cổ đông có thể tìm hiểu về các ứng cử viên này trước khi bỏ phiếu trong trường hợp công ty đã xác định được ứng cử viên Hội đồng quản trị.[2]Ngoài ra, Công ty đại chúng phải có trách nhiệm công bố thông tin về các công ty mà ứng cử viên đang nắm giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý khác và các lợi ích có liên quan tới công ty của ứng cử viên Hội đồng quản trị (nếu có).Bước 7: Tiến hành cuộc họpThể thức tiến hành cuộc họp phải tuân thủ theo quy định tại Điều 146 LDN 2020 như sau:·     Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông và kiểm tra tư cách cổ đông;·     Khai mạc cuộc họp;·     Bầu Chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu;Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:Chủ toạ:-  Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập;- Trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số;- Trường hợp không bầu được người làm chủ tọa thì Trưởng Ban kiểm soát điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;- Trừ các trường hợp nêu trên, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp.Thư ký:  Chủ tọa cử một hoặc một số người làm thư ký cuộc họp;Ban kiểm phiếu:  Đại hội đồng cổ đông bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp;·     Thông qua chương trình và nội dung họp tại phiên khai mạc;·     Chủ tọa điều khiển trật tự phiên họp;·     Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình;·     Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành/không tán thành nghị quyết và không có ý kiến;·     Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu·     Thông qua Nghị quyết và biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;Biên bản họp: Tại Biên bản phải thể hiện các nội dung (i) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp (ii) Thời gian, địa điểm họp (iii) Chương trình, nội dung họp (iv) Họ, tên chủ toạ và thư ký (v) Tóm tắt diễn biến (vi) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết (vii) Tổng số biểu quyết với từng vấn đề (viii) Các vấn đề được thông qua và tỷ lệ tương ứng (ix) Chữ ký của chủ toạ và thư kýNghị quyết: Điều kiện thông qua Nghị quyết:-       Biểu quyết về các nội dung tại Khoản 1 Điều 148 LDN: 65% tổng số phiếu biểu quyết tham dự và có quyền biểu quyết.-       Thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản: 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành (Khoản 3 Điều 148).-       Nghị quyết có nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi:  số cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành (Khoản 6 Điều 148).Riêng việc Bầu thành viên HĐQT được thực hiện như sau:-         Phương thức biểu quyết: Bầu dồn phiếuMỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần của mình sở hữu nhân với số thành viên được bầu cửa HĐQT. Sẽ có quyền đồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên-         Các chọn ứng viên: Xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu tư ứng cử viên có phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên HĐQTNếu có 02 ứng viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu cho thành viên cuối cùng của HĐQT thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng viên đó hoặc lựa chọn tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử của công ty hoặc theo Điều lệ.·       Bế mạc cuộc họpBước 8: Hoàn thiện hồ sơ và gửi đến các cổ đông, Sở để thực hiện thay đổiHoàn thiện hồ sơ và gửi đên các cổ đông:Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Biên bản kiểm phiếu phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu và nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.[3]Đối với Công ty đại chúng: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và tài liệu kèm theo trong biên bản phải được công bố trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày thông qua.[4]Công ty lưu giữ các hồ sơ sau khi kết thúc cuộc họp: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; Phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp; nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của Công ty.Hoàn thiện hồ sơ và gửi đến Sở để thực hiện thay đổi:Khi Công ty cổ phần có những thay đổi một trong các nội dung:- Ngành, nghề kinh doanh;- Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đôi với công ty niêm yết;- Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.Nêu có một trong các thay đổi này, Công ty cổ phần có trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Sở kế hoạch và đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.   [1] Điều 145 LDN 2020[2] Điểm c Khoản 3 Điều 41 Luật Chứng khoán 2019[3] Khoản 6 Điều 149, Khoản 5 Điều 150 LDN 2020[4] Điểm b Khoản 3 Điều 10, Điểm c Khoản 1 ĐIều 11 Thông tư 96/2020/TT-BTC

Chi Tiết