01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
HOA LỢI VÀ LỢI TỨC LÀ GÌ? PHÂN BIỆT HOA LỢI VÀ LỢI TỨC TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

1. Hoa lợi và lợi tức là gì?- Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hoa lợi và lợi tức như sau:+ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.+ Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.2. Phân biệt hoa lợi và lợi tức trong Bộ luật Dân sự 2015?2.1. Giống nhau:- Đều được định nghĩa và quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự 2015.- Đều có chung một số loại quyền nêu tại Bộ luật Dân sự như:+ Quyền sử dụng: được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó.+ Trong việc sử dụng tài sản chung: Mỗi chủ sở hữu được hưởng hoa lợi và lợi tức theo phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.+ Chủ sở hữu tài sản được thu hoa lợi và lợi tức từ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.2.2. Khác nhau: Tiêu chí phân biệt Hoa lợi Lợi tức Đặc điểm Hoa lợi là tài sản được sinh ra một cách tự nhiên từ tài sản gốc và có định kỳ sẽ làm phát sinh một sản vật mới. – Lợi tức có được nhờ việc chủ sở hữu khai thác tài sản. – Khai thác tài sản là khai thác những lợi ích vật chất của tài sản. – Việc khai thác này thông qua các hành vi có ý thức và có mục đích của chủ thể. – Chủ sở hữu tài sản phải thưc hiện đúng các quy định của pháp luật trong qua trình tạo ra lợi tức Quyền xác lập sở hữu + Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc + Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc + Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật + Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán. – Sở hữu do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp. – Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận. – Được thừa kế. – Trường hợp khác do luật quy định. Ví dụ - Một nông dân nuôi bò, bò đẻ ra thì bê chính là hoa lợi. - Một người xây dựng và sở hữu một căn nhà. Sau đó người này cho thuê lại căn nhà đó thì khoản tiền thuê nhà nhận được chính là lợi tức  3. Ai có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức?Căn cứ theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:“Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức1. Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.2. Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.”Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.4. Hoa lợi và lợi tức khi phân chia di sản theo di chúc như thế nào?Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:“Phân chia di sản theo di chúc1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.” Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
THẾ NÀO LÀ TÀI SẢN THẾ CHẤP? BÊN THẾ CHẤP TÀI SẢN CÓ ĐƯỢC KHAI THÁC HOA LỢI, LỢI TỨC TỪ TÀI SẢN THẾ CHẤP KHÔNG?

1. Thế nào là tài sản thế chấp?Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp cụ thể như sau:"1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp."2. Bên thế chấp tài sản có được khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp không?Căn cứ theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp cụ thể như sau:"1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết."3. Bên nhận thế chấp tài sản có được yêu cầu bên thế chấp cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp không?Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:"1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này."Theo đó, đối với câu hỏi của bạn thì bên thế chấp được phép khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. Đồng thời, bên nhận thế chấp cũng hoàn toàn có quyền yêu cầu bên thế chấp cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
BÊN THẾ CHẤP ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN ĐANG ĐƯỢC THẾ CHẤP THÌ PHẦN GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ TĂNG THÊM ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?

1. Bên thế chấp có quyền đầu tư vào tài sản đang được thế chấp hay không?Quyền của bên thế chấp căn cứ theo Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 được quy định cụ thể như sau:"Điều 321. Quyền của bên thế chấp1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết."Dựa vào quy định trên, có thể thấy một trong những quyền của bên thế chấp đó là được phép đầu tư vào tài sản đang thế chấp để làm tăng giá trị của tài sản đó.2. Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm được tính như thế nào?Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc đầu tư vào tài sản thế chấp như sau:"Điều 20. Đầu tư vào tài sản thế chấp1. Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 321 của Bộ luật Dân sự thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp.[...]"Thông qua quy đinh trên, trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản đang thế chấp và làm tăng giá trị của tài sản đang thế chấp lên thì phần giá trị tăng thêm đó được tính vào tài sản thế chấp.3. Bên nhận thế chấp có quyền chấm dứt việc đầu tư vào tài sản thế chấp của bên thế chấp hay không?Tại Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định vềquyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế chấp đầu tư vào tài sản đang được thế chấp như sau:"Điều 20. Đầu tư vào tài sản thế chấp[...]2. Việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp:a) Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;b) Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.3. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư nếu việc đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm giảm giá trị tài sản thế chấp.4. Trường hợp bên thế chấp, bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp không tuân thủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận thế chấp.5. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba đầu tư vào tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này."Như vậy, bên thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư vào tài sản thế chấp nếu việc đầu tư này làm giảm giá trị của tài sản thế chấp. Đồng thời, trong một số trường hợp, việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp theo quy định nêu trên.4. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thế chấp giao tài sản đang được đầu tư cho mình xử lý hay không?Quyền của bên nhận thế chấp theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:"Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này." Theo đó, trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý, dù tài sản đó có đang được đầu tư hay không.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
TÀI SẢN THẾ CHẤP LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BỊ NHÀ NƯỚC THU HỒI THÌ XỬ LÝ THẾ NÀO NẾU HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP ĐĂNG KÝ TRƯỚC KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH THU HỒI?

1. Yêu cầu khi dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm là gì?Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì trường hợp dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm thì phải tuân thủ theo quy định như sau:- Việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất, dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với quyền sử dụng đất.- Trường hợp tài sản gắn liền với đất là tài sản pháp luật không quy định phải đăng ký và cũng chưa được đăng ký theo yêu cầu mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.Trường hợp tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt 2018, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng 2014 mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển.- Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đang là bất động sản hưởng quyền bất động sản liền kề được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền đối với bất động sản liền kề vẫn có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân.- Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.2. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm khi bảo đảm bằng quyền sử dụng đất được quy định thế nào?Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định như sau:"Bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 325 và Điều 326 của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng thế chấp vẫn còn hiệu lực, biện pháp thế chấp vẫn còn hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất không phải là tài sản bảo đảm được mua bán, được chuyển nhượng, được chuyển giao khác về quyền sở hữu hoặc được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.2. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm bằng tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp quyền sử dụng đất có quyền bề mặt, tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng được mua bán, được chuyển nhượng, được chuyển giao khác về quyền sở hữu hoặc được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."Theo đó thì trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thì hợp đồng thế chấp vẫn còn hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi quyền sử dụng đất không phải là tài sản bảo đảm được mua bán, được chuyển nhượng, được chuyển giao khác về quyền sở hữu hoặc được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.3. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất bị nhà nước thu hồi thì xử lý thế nào nếu hợp đồng thế chấp đăng ký trước khi có quyết định thu hồi?Căn cứ theo Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN thì trường hợp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trong trường hợp hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật thì xử lý như sau:“Xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật2. Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ, mà bên thế chấp và bên nhận thế chấp có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp được nhận số tiền bồi thường hoặc các lợi ích phát sinh liên quan đến tài sản thế chấp trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì việc giao nhận tiền bồi thường được thực hiện như sau:a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thì bên nhận thế chấp phải nộp cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường các tài liệu sau đây:- Một (01) bản chính hợp đồng thế chấp đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc một (01) bản sao hợp đồng thế chấp được Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực, tổ chức hành nghề công chứng cấp từ bản chính.Trong trường hợp hợp đồng thế chấp không có thỏa thuận thì bên nhận thế chấp phải nộp một (01) văn bản thỏa thuận giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp về việc bên nhận thế chấp được quyền nhận tiền bồi thường;- Một (01) văn bản xác định rõ giá trị nghĩa vụ được bảo đảm bằng tài sản bị thu hồi tại thời điểm Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.b) Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chi trả tiền bồi thường của bên nhận thế chấp thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho bên thế chấp biết về việc sẽ chi trả tiền bồi thường cho bên nhận thế chấp. Thông báo phải nêu rõ ngày, giờ, số tiền bồi thường, tên và địa chỉ của bên nhận thế chấp được nhận tiền bồi thường.c) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho bên nhận thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai và các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.Nếu số tiền bồi thường lớn hơn giá trị nghĩa vụ thanh toán thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường có trách nhiệm trả số tiền còn lại cho bên thế chấp; nếu số tiền bồi thường không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ của bên thế chấp thì bên thế chấp có trách nhiệm hoàn trả số tiền còn thiếu cho bên nhận thế chấp, trừ trường hợp bên thế chấp không đồng thời là bên có nghĩa vụ được bảo đảm hoặc các bên có thỏa thuận khác.3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc bên nhận thế chấp được nhận số tiền bồi thường, các lợi ích phát sinh liên quan đến tài sản thế chấp trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chỉ thực hiện việc chi trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này cho bên nhận thế chấp sau khi có văn bản đồng ý của bên thế chấp. Trường hợp bên thế chấp không đồng ý thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chuyển số tiền bồi thường vào tài khoản do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập tại ngân hàng và thực hiện việc chi trả sau khi có bản án, quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” Như vậy, về trường hợp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trong trường hợp hợp đồng thế chấp đã được đăng ký trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật thì xử lý theo khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
HẬU QUẢ CỦA VIỆC HỦY BỎ HỢP ĐỒNG LÀ GÌ?

1. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là gì? Theo Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng như sau: - Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. - Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định. - Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại mục 2 thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. 2. Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng 2. 1 Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; - Trường hợp khác do luật quy định. Lưu ý: vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. (Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015) 2.2 Các trường hợp hợp được hủy bỏ hợp đồng khác - Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ + Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng. + Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 nêu trên. (Điều 424 Bộ luật Dân sự năm 2015) - Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. (Điều 425 Bộ luật Dân sự năm 2015) - Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 426 Bộ luật Dân sự năm 2015) 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

1. Thế nào là đại diện theo ủy quyền? Cụ thể tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau: - Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. - Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. 2. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo ủy quyền Căn cứ theo Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý của hành vi đại diện như sau: - Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. - Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện. - Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối. 3. Thời hạn đại diện theo ủy quyền Theo các khoản 1 và 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn đại diện như sau: - Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. - Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hạn đại diện được xác định như sau: + Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; + Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện. 4. Các trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền Căn cứ khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây: - Theo thỏa thuận; - Thời hạn ủy quyền đã hết; - Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; - Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; - Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; - Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015; - Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được. 5. Phạm vi đại diện theo ủy quyền Phạm vi đại diện được quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: + Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; + Điều lệ của pháp nhân; + Nội dung ủy quyền; + Quy định khác của pháp luật. - Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
CÓ ĐƯỢC BÁN NHÀ KHI ĐANG THẾ CHẤP NGÂN HÀNG KHÔNG?

1. Có được bán nhà khi đang thế chấp ngân hàng không?Cụ thể tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp như sau:- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.Như vậy, bên thế chấp được bán nhà khi đang thế chấp tại ngân hàng nếu được ngân hàng này đồng ý.2. Quy định về tài sản thế chấpCăn cứ theo Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp như sau:- Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.- Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.- Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.3. Hiệu lực của thế chấp tài sảnHiệu lực của thế chấp tài sản được quy định tại Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:- Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.- Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.4. Các trường hợp thế chấp tài sản chấm dứtTheo Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp thế chấp tài sản chấm dứt bao gồm:- Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.- Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.- Tài sản thế chấp đã được xử lý.- Theo thỏa thuận của các bên.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-13
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

1. Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào?Căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện nêu trên thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015 có quy định khác.2. Giao dịch dân sự vô hiệu thì xử lý như thế nào?Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.Như vậy, trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.Quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu được xử lý thế nào?Quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 Bộ luật dân sự 2015.- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. - Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định trên nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Chi Tiết