Nguyễn Hoàng Sơn
2023-11-13
Căn cứ pháp lý Luật Xây dựng 2020Dự toán chi phí xây dựng là gì?Chi phí trong những công trình xây dựng luôn là hạng mục mà các doanh nghiệp quan tâm và cần theo dõi sát sao từ khi bắt đầu một công trình xây dựng. Việc quản lý nghiêm ngặt và kỷ luật những chi phí theo đúng dự toán sẽ giúp các công trình đảm bảo tiến độ xây dựng. Hiện nay nhiều công trình vì không đủ chi phí dẫn đến tình trạng đắp chiếu nhiều năm gây cản trở bộ mặt đô thị của nhiều địa phương. Những chi phí đã tính toán sẽ bao gồm cả những khoản rủi ro nếu do yếu tố bất lợi mà công trình cần kéo dài hay những yếu tố tai nạn bất ngờ khiến chi phí đã dự trù cho việc xây dựng công trình xây dựng này có sự tăng lên.Theo khoản 1 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), dự toán xây dựng công trình là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.Dự toán Xây dựng là tài liệu xác định tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kỹ thuật – thi công, bao gồm: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng.• Giá trị dự toán xây lắp trong dự toán xây dựng bao gồm: Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng …) nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành (nếu có); Chi phí xây dựng các hạng mục công trình; Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt); Chi phí lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng ( trong trường hợp chỉ định thầu nếu có);• Giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị trong dự toán xây dựng bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công (nếu có) các trang thiết bị phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và không cần lắp đặt); Chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu) chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi hiện trường; Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.• Chi phí khác trong dự toán xây dựng bao gồm: + Chi phí cho công tác đầu tư, khảo sát, thu nhập số liệu… phục vụ cho công tác lập báo cáo tiền khả thi và khả thi đối với các dự án nhóm A hoặc nhóm B (nếu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu cầu) báo cáo nghiên cứu khả thi nói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư.+ Chi phí cho hoạt động tư vấn đầu tư: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thẩm tra xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi.+ Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (đối với các dự án nhóm A và dự án có yêu cầu đặc biệt).+ Chi phí cho công tác tuyên truyền, quảng cáo dự án.+ Chi phí khởi động công trình (nếu có).+ Chi phí đền bù đất đai, hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả… chi phí cho việc tổ chức thực hiện quá trình đền bù, di chuyển dân cư, các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí cho công tác tái định cư và phục hồi.+ Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất.+ Chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ và thu dọn mặt bằng xây dựng.+ Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng.+ Chi phí tư vấn thẩm định thiết kế, dự toán công trình.+ Chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị.+ Chi phí ban quản lý dự án.+ Một số chi phí khác như: bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, kiểm định vật liệu đưa vào công trình, chi phí lập, thẩm tra đơn giá dự toán, chi phí quản lý, chi phí xây dựng công trình, chi phí bảo hiểm công trình, lệ phí địa chính.+ Chi phí thực hiện quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình.+ Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm…(trừ giá trị thu hồi).+ Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình.+ Chi phí đào tạo cán bộ quản lý sản xuất và công nhân kỹ thuật (nếu có).+ Chi phí nguyên liệu, năng lượng, nhân lực, thiết bị cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được).• Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng là khoản chí phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp nhận, khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường trước được, dự phòng do yếu tố trượt giá trong quá trình thực hiện dự án.Nội dung dự toán chi phí công trình xây dựngChi phí dự toán công trình xây dựng sẽ bao gồm rất nhiều các hạng mục. Đầu tiên để xây dựng nên một công trình xây dựng thì chủ đầu tư cần tính toán chi phí nguyên vật liệu. Đối với những công trình lớn kéo dài trong khoảng nhiều năm thì chi phí nguyên vật liệu này sẽ có sự tăng lên và giảm đi rõ rệt chính vì vậy việc dự trù cũng nên sử dụng mức chi phí có thể biến động chứ không nên chỉ sử dụng mức chi phí trong những năm gần đây trước khi công trình được thi công để tính toán. Tiếp đến một khoản chi phí lớn khác mà bạn cần lưu tâm đó là chi phí xây dựng, đây là chi phí được trả cho những người quản lý và thi công công trình xây dựng này.Nội dung dự toán xây dựng công trình được quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, bao gồm:(1) Chi phí xây dựng: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.(2) Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);…(3) Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;(4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;(5) Chi phí khác: các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công;… nhưng không thuộc quy định tại (1), (2), (3), (4).(6) Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.(Theo điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.Phê duyệt dự toán công trình xây dựngKhi chi phí công trình xây dựng được đưa ra thì bảng chi phí này cũng cần có sự thẩm định và phê duyệt của nhiều cấp. Đầu tiên nếu là những công trình xây dựng nhỏ lẻ thì những chi phí xây dựng sẽ do chính những chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt trước khi dự án được bắt đâu. Đối với những công trình nhà nước hay những công trình lớn của doanh nghiệp thì chi phí này cũng có sự kiểm tra và phê duyệt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo những dự toán này phù hợp với quy định của pháp luật và khi thực hiện sẽ không ảnh hưởng gì đến kinh tế và chính trị của đất nước ta hiện nay.Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụt thể như sau:(1) Chủ đầu tư thẩm định các nội dung đối với bước thiết kế sau:– Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình;– Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;– Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;– Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.(2) Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định.(3) Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.(4) Đối với công trình xây dựng quy định tại mục (2), (3), cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.(5) Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.(6) Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại mục (1). Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại.(7) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, điều chỉnh thiết kế dự toán xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.(Điều 14 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)
Chi Tiết