01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Mất CCCD có ảnh hưởng tới hồ sơ khai nhận di sản thừa kế?

Những người không được quyền nhận di sản thừa kếCăn cứ Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.Tuy nhiên, các đối tượng trên vẫn được hưởng thừa kế nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.Như vậy, người mất CCCD/ CMND không thuộc các đối tượng bị hạn chế quyền hưởng di sản thừa kế.Mất CCCD có ảnh hưởng tới hồ sơ khai nhận di sản thừa kề?Theo Khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng 2014, quy định về công chứng khai nhận di sản thừa kế được thực hiện theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ khai nhận di sản sẽ bao gồm:- Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.- Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.Theo đó, khi  đến yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế bạn phải nộp các giấy tờ sau:- Phiếu yêu cầu công chứng; giấy chứng tử của người mất;- Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân…) người yêu cầu và những người đồng thừa kế;- Giấy khai sinh người mất;- Giấy khai sinh của những người thừa kế (nếu có);- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại.-...Như vậy, hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật không yêu cầu bắt buộc phải có CMND/CCCD, có thể thay thế bằng hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác có thể thay thế CMND/CCCD như Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Đã từ chối nhận di sản thừa kế, muốn thay đổi có được không?

1. Quyền thừa kế theo Bộ luật dân sựTheo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền thừa kế như sau:- Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.- Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.2. Có quyền từ chối nhận di sản thừa kế không?Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản thừa kế như sau:- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.3. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có giá trị pháp lý khi nào?- Theo quy định tại Điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như sau:Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.Như vậy, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế không bắt buộc phải công chứng nhưng có thể công chứng theo yêu cầu của người nhận di sản thừa kế.- Bên cạnh đó, Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định:+ Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.+ Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.Căn cứ các quy định trên thì văn bản từ chối nhận di sản thừa kế sẽ có giá trị pháp luật khi:- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đã được công chứng; hoặc- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đã được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.4.  Đã từ chối nhận di sản thừa kế, muốn thay đổi có được không?Hiện nay, pháp luật không quy định trường hợp người thừa kế được thay đổi ý chí sau khi đã làm thủ tục từ chối nhận di sản.Như vậy, nếu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đã có giá trị pháp lý thì không thể thay đổi được.5. Phần di sản do người thừa kế từ chối nhận được giải quyết như nào?Điểm c khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật…2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:…c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.Như vậy, phần di sản do người thừa kế thừa kế từ chối nhận sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Tiền trúng số là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ/chồng?

Tiền trúng số là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ/chồng?Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung của vợ chồng gồm:- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng (trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác) gồm:+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân gồm:+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng).+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.Tiền trúng số là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ/chồng?Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì tiền trúng thưởng xổ số trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng.Vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không?Căn cứ quy định tại Điều 38, 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định như sau:- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.-Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-07
Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

1. Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hônCăn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.2. Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hônTheo quy định nêu trên, cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây:- Tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;- Trường hợp không thỏa thuận được, phải chứng minh điều kiện của mình có thể đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con:+ Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…Các bên có thể trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc con sau khi ly hôn…+ Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.Lưu ý: Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi, và con từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình.3. Khi nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.- Trong trường hợp có căn cứ người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:+ Người thân thích;+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;+ Hội liên hiệp phụ nữ.Như vậy, sau khi cha hoặc mẹ trực tiếp được nuôi dưỡng con sau ly hôn nhưng có căn cứ chứng minh người đó không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con hoặc có thỏa thuận khác thì vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con.4. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hônĐiều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.5. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con sau ly hôn không được quyền cản trở người còn lại thăm nom, chăm sóc conTheo Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.Đồng thời, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-07
07 trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹ

1. Quyền thừa kế tài sản theo quy định pháp luậtTheo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.2. 07 trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹCăn cứ Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế nếu rơi vào các trường hợp sau đây sẽ không được hưởng thừa kế nhà, đất và các di sản khác từ cha mẹ, người để lại di sản, bao gồm:Con không còn sống vào thời điểm thừa kếCăn cứ Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Như vậy, nếu tại thời điểm mở thừa kế của cha mẹ, con đã chết hoặc chưa thành thai thì sẽ không được hưởng thừa kế.04 trường hợp con thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sảnĐiều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản:- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.Lưu ý: Trong trường hợp cha mẹ, người để lại di sản biết con có những hành vi nêu trên nhưng vẫn để lại di sản cho họ thì họ vẫn được hưởng di sản theo di chúc.Con không có tên trong di chúc thừa kếTheo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nếu cha, mẹ không để lại di chúc, con cái sẽ được hưởng di sản của cha mẹ theo quy định tại Điều 650 và 651 Bộ luật Dân sự 2015.Tuy nhiên, trong trường hợp cha mẹ, người để lại di sản có di chúc nhưng trong di chúc không đề cập đến việc để lại tài sản cho con, thì người con sẽ không được hưởng thừa kế nhà đất hay bất kỳ tài sản nào theo nội dung di chúc.Con bị truất quyền thừa kếĐiều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có quyền sau đây:- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.Trong trường hợp người thừa kế có đủ điều kiện thừa kế nhưng người để lại di sản truất quyền thừa kế ngay trong di chúc thì người thừa kế sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-07
Di chúc có bắt buộc công chứng, chứng thực không?

1. Di chúc có bắt buộc công chứng, chứng thực không?Hiện nay, di chúc có thể được thể hiện dưới 02 hình thức: bằng văn bản hoặc bằng miệng.- Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản bao gồm:+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.- Đồng thời, di chúc văn bản hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.Lưu ý: Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định nêu trên.Như vậy, tổng hợp các quy định nêu trên, pháp luật Việt Nam không bắt buộc di chúc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ và được người làm chứng lập thành văn bản thì phải có công chứng hoặc chứng thực.Ngoài ra, Điều 635 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.2. Những trường hợp di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thựcTheo Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực bao gồm:- Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.- Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.- Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.3. Các nội dung chủ yếu của di chúcCăn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:- Ngày, tháng, năm lập di chúc;- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;- Di sản để lại và nơi có di sản.Ngoài các nội dung quy định nêu trên, di chúc có thể có các nội dung khác.Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.4. Người làm chứng cho việc lập di chúcQuy định về người làm chứng cho việc lập di chúc căn cứ theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-05-31
Mất giấy đăng ký kết hôn có xin cấp lại được không? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi làm lại giấy đăng ký kết hôn?

Trường hợp 1, cấp lại giấy đăng ký kết hônXin cấp lại giấy đăng ký kết hôn có được không?Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.Như vậy, muốn cấp lại giấy đăng ký kết hôn phải thỏa mãn hai điều kiện của đăng ký lại kết hôn quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:Thứ nhất, đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016.Thứ hai, Sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn của người yêu cầu cấp lại giấy đăng ký kết hôn đều bị mất.Như vậy, vợ chồng anh chị xem mình đã thỏa mãn 2 điều kiện trên hay không. Nếu không thỏa mãn thì UBND cấp xã sẽ từ chối cấp lại giấy đăng ký kết hôn mà chỉ có thể xin cấp bản sao trích lục kết hôn.Thẩm quyền cấp lại giấy đăng ký kết hônCăn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:”1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.”Vì vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi thường trú sẽ thực hiện việc đăng ký lại kết hôn và cấp lại giấy đăng ký kết hôn.Trình tự thủ tục cấp lại giấy đăng ký kết hôn như thế nào?(1) Hồ sơTờ khai theo mẫu quy định;Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định:“Bản sao giấy đăng ký kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao giấy đăng ký kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.”Giấy tờ phải xuất trình:Khoản 2 Điều 9 Luật hộ tịch 2014 quy định:“2. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.”Đồng thời, khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định:“1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.”(2)Trình tự thủ tục giải quyếtTheo quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ cấp lại giấy đăng ký kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện cấp lại giấy đăng ký kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.Nếu việc cấp lại giấy đăng ký kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc cấp lại giấy đăng ký kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.- Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.(3) Lệ phíLệ phí quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 như sau:“1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.”Và quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC như sau:“Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (cấp lại giấy đăng ký kết hôn); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác; đăng ký hộ tịch khác.…Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.”Trường hợp 2, Cấp bản sao trích lục kết hôn khi không đủ điều kiện cấp lại giấy đăng ký kết hônThẩm quyền cấp bản sao trích lục kết hônĐiều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.Đồng thời, khoản 1 Điều 13 Nghị định 87/2020/NĐ-CP cũng hướng dẫn về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau: Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Nghị định này cấp bản sao trích lục hộ tịch theo yêu cầu của cá nhân, không phụ thuộc vào nơi đã đăng ký việc hộ tịch và nơi cư trú của người có yêu cầu.Như vậy, cá nhân có thể đến bất kỳ Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch để yêu cầu cấp bản sao trích lục kết hôn.Hồ sơ và trình tự thủ tục yêu cầu cấp bản sao trích lục kết hôn(1) Hồ sơ- Giấy tờ phải nộp:Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch (Điều 64 Luật hộ tịch 2014)- Giấy tờ phải xuất trình:Khoản 2 Điều 9 Luật Hộ tịch 2014 quy định:“2. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.”Đồng thời khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định:“1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.”(2) Trình tự thủ tụcNgay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục kết hôn cho người yêu cầu (khoản 2 Điều 64 Luật hộ tịch 2014).Đồng thời khoản 3 Điều 5 Luật hộ tịch 2014 quy định: “3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.”(3) Lệ phíCăn cứ Điều 11 Luật hộ tịch 2014 quy định về lệ phí như sau:“1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.”Đồng thời, Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch việt nam, phí xác nhận là người gốc việt nam, lệ phí quốc tịch quy định về việc cấp bản sao trích lục có phí là 8.000đ/bản.Do đó, trường hợp của anh/chị nếu thỏa mãn điều kiện cấp lại giấy đăng ký kết hôn thì thực hiện thủ tục cấp lại giấy đăng ký kết hôn theo quy định.Còn không thỏa mãn điều kiện cấp lại giấy đăng ký kết hôn thì UBND sẽ từ chối cấp lại giấy đăng ký kết hôn và anh/chị phải thực hiện thủ tục yêu cầu cấp bản sao trích lục kết hôn để hoàn tất hồ sơ mua đất.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-05-30
HỒ SƠ THUẬN TÌNH LY HÔN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ? THỦ TỤC THUẬN TÌNH LY HÔN NHƯ THẾ NÀO?

1. Ai có quyền yêu cầu ly hôn? Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, cần xác định ai là đối tượng được quyền yêu cầu ly hôn. Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm: - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. - Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Như vậy, theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình, trường hợp vợ chồng không còn tình cảm với nhau nữa và muốn ly hôn thì cả hai người cùng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn thuận tình. 2. Điều kiện để có thể thuận tình ly hôn Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện thuận tình ly hôn như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.” 3. Hồ sơ thuận tình ly hôn Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Do đó, để được Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn thuận tình thì hai vợ chồng bạn phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ như sau: - Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); - Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực); - CMND/ Căn cước công dân/hộ chiếu (bản sao có chứng thực); - Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao); - Các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ chứng minh về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (bản sao); - Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn và hồ sơ xin ly hôn; - Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có yêu cầu). 4. Thủ tục thuận tình ly hôn Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục ly hôn thuận tình của vợ chồng có thể được thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.” Do đó, việc nộp đơn ly hôn ở đâu cũng là một trong những việc hai vợ chồng có thể thỏa thuận. Khi đó, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục. Hồ sơ ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện. Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong. Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí Căn cứ thông báo của Toà án sẽ tiến hành nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án (Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh). Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian chuẩn bị này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng… Bước 5: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người. Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật. 5. Các dịch vụ được S&D LAWS cung cấp bao gồm: - Thuận tình ly hôn; - Đơn phương ly hôn; - Ly hôn có yếu tố nước ngoài - Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài - Ly hôn đơn phương với người nước ngoài - Ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt - Ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài - Thuận tình ly hôn vắng mặt; - Đơn phương ly hôn với một bên cố tình che giấu địa chỉ cư trú; - Đơn phương ly hôn với một bên cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài; - Ly hôn với người ở trong tù; - Ly hôn với người mất tích; - Giải quyết các vấn đề về tranh chấp tài sản chung; - Giải quyết các tranh chấp về quyền nuôi con; - Giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn; - Thực hiện các vấn đề khác trong quan hệ hôn nhân và gia đình.     Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618    

Chi Tiết