01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Vợ đã ly thân có được hưởng thừa kế hay không?

Căn cứ pháp lýLuật Hôn nhân và gia đình 2014 Ly thân có chấm dứt quan hệ vợ chồng chưa?Hiện nay, trong tất cả các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không có khái niệm ly thân. Ly thân là một khái niệm mô tả những cặp vợ chồng đã hết tình cảm và họ  không còn chung sống với nhau nữa. Tuy nhiên, vì một số lý do, ví dụ như con cái, tạo cho nhau điều kiện để khắc phục lỗi lầm,…nên họ sẽ tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân. Do pháp luật Việt Nam chưa có quy định về ly thân nên có rất nhiều quan điểm với cách hiểu khác nhau. Trên thực tế hiện nay, ly thân được nhìn nhận như một hiện tượng xã hội, là một quan hệ xã hội xảy ra trong đời sống vợ chồng.Theo quy định tại khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57, Điều 65 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:– Bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án;– Thời điểm vợ hoặc chồng chết;– Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng đã chết. Đối với trường hợp này, thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết mà được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.Như vây, ly thân không thuộc vào các trường hợp làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng. Vì vậy, khi ly thân, vợ chồng vẫn còn có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo đúng quy định pháp luật hôn nhân gia đình và các văn bản pháp luật liên quan.Vợ đã ly thân có được hưởng thừa kế hay không?Ly thân là một hiện tượng xảy ra trên thực tế trong quan hệ vợ chồng. Việc ly thân có thể diễn ra bởi nhiều lý do, trong đó lý do cơ bản nhất là giữa vợ chồng xảy ra những bất đồng, mâu thuẫn làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm giữa hai bên mà chưa thể giải quyết được. Trong những trường hợp này, trên thực tế, vợ chồng thường lựa chọn giải pháp sống riêng biệt nhau nhằm giảm bớt, giải tỏa sự căng thẳng, mâu thuẫn. Mặc dù hiện nay ở nước ta, ly thân tuy vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội có tính khách quan, nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh.Theo quy định tại Điều 655 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc họ đã kết hôn với người khác, cụ thể như sau:– Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân vẫn còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;– Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu như một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;– Người đang là vợ hoặc chồng của một người ngay tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã thực hiện kết hôn với người khác thì vẫn được thừa kế di sản.Mặt khác, tại Điều 621 của Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định các đối tượng không được hưởng di sản, cụ thể bao gồm những đối tượng sau:– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó;– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm để được hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; có hành vi giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.Từ các quy định nêu trên cho thấy, ly thân không thuộc vào các đối tượng không được hưởng quyền di sản. Trường hợp ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì nếu chồng chết trong thời điểm này thì người vợ còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng.Quy định về các trường hợp vợ đã ly thân được hưởng thừa kếKhái niệm ly thân được hiểu một cách đơn giản là hai vợ chồng sống chung hoặc sống riêng nhưng không có quan hệ vợ chồng. Như đã phân tích ở mục trên, khi vợ, chồng ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì nếu chồng chết trong thời điểm này thì người vợ còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng.Quy định về các trường hợp vợ đã ly thân được hưởng thừa kế như sau:Thừa kế theo di chúc:Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có các quyền sau đây:– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.Bởi thừa kế theo di chúc chính là thực hiện theo ý chí của cá nhân người để lại di sản, tuy nhiên di chúc đó phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp  luật. Trong trường hợp này, mặc dù vợ, chồng đang ly thân với nhau, chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng trong di chúc của chồng (người chết có để lại di sản) có chỉ định vợ của mình (người còn sống) được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thì người được chỉ định hưởng di sản là vợ đang còn sống hoàn toàn được quyền hưởng di sản đó theo di chúc, nếu di chúc đó có hiệu lực.Thừa kế theo pháp luật:Theo Điều 649 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015.Theo quy định tại Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:– Không có di chúc;– Di chúc không hợp pháp;– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp sau đây:– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng phần di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.Như vậy, nếu chồng chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Thêm nữa, vợ chồng ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo đúng quy định pháp luật hôn nhân gia đình. Chính vì thế, trong trường hợp này, nếu như chồng chết thì người vợ hoàn toàn được quyền hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật, bởi Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định vợ là một trong những người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất và đương nhiên người này hoàn toàn được quyền hưởng phần di sản bằng với những đồng thừa kế còn lại.Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:Những người sau đây họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp mà họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;– Con thành niên mà không có khả năng lao động.Nếu như chồng chết có để lại di chúc, nhưng trong nội dung di chúc không chỉ định người vợ (người còn sống) được hưởng di sản hoặc có chỉ định nhưng cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba của một người thừa kế theo pháp luật thì người vợ còn sống đó vẫn được hưởng phần di sản sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, bởi lẽ vợ, chồng mới chỉ đang ly thân nhưng chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định mà chưa có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật về thừa kế và các luật khác có liên quan. Trừ các trường hợp sau thì người vợ mới không được thừa kế trong trường hợp này:– Người vợ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người chồng, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của chồng;– Người vợ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người chồng;– Người vợ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng những người thừa kế khác nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;– Người vợ có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người chồng trong việc lập di chúc; người vợ giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Chuyển nhượng tài sản trước khi ly hôn được không?

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được lập khi nào?Chuyển nhượng tài sản trước khi ly hôn, Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được lập khi nào là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Chúng tôi xin giải đáp như sau:– Chỉ được lập và công nhận khi 2 người chưa đăng ký kết hôn, lưu ý chưa đăng ký kết hôn nghĩa là 2 người chưa ra UBND xã, phường để làm thủ tục đăng ký kết hôn chứ không phải là chưa tổ chức đám cưới đâu nhé.– Hai người cùng đoàn kết, đồng thuận, và quyết định lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận– Được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.– Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.Chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân được quy định ra sao?Cách chứng minh tài sản riêng trong hôn nhân bao gồm rất nhiều cách. Có những tài sản mà vợ hoặc chồng có được trước khi hôn nhân diễn ra thì có được xác định là tài sản riêng không hay cần điều kiện gì?Để có thể chứng minh tài sản riêng khi ly hôn, chúng ta phải có bằng chứng chứng minh tài sản đó thuộc các trường hợp là tài sản tiêng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình:– Đối với tài sản có trước khi kết hôn: có thể là hợp đồng mua bán tài sản, các hóa đơn chứng từ chứng minh việc mua bán chuyển nhượng, giấy chứng nhận quyền sở hữu…– Đối với tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng: cách chứng minh tài sản riêng là cung cấp các văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp, hợp đồng tặng cho và giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho….– Đối với tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân thì phải nộp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung được công chứng theo quy định của pháp luật.– Tài sản phục vụ nhu cầu cấp thiết của vợ chồng như các đồ dùng, tư trang cá nhân…Đồng thời theo qui định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ.– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo qui định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.Theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng được quy định thế nào?Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng được quy định như sau:– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Hôn nhân gia đình 2014;–  Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;–  Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.Chuyển nhượng tài sản trước khi ly hôn thế nào?Trong vấn đề chia tài sản khi ly hôn, Chuyển nhượng tài sản trước khi ly hôn nếu bên có tài sản không chứng minh được đó là tài sản riêng thì đương nhiên sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng.Về nguyên tắc chung chia tài sản khi ly hôn thì tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng khi giải quyết trong những trường hợp cụ thể tòa sẽ xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này…Người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sảnTheo Thông tư liên tịch 01/2016 giữa TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Tư pháp, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận về toàn bộ vấn đề, bao gồm phân chia tài sản.Trường hợp nhờ tòa án phân xử thì HĐXX sẽ tính đến một số yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản của mỗi người. Thẩm phán dựa vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn để ra phán quyết. Ví dụ, nếu người chồng có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình thì tòa án xem xét yếu tố “lỗi” này để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.Phát hiện tài sản bí mật Khi đã ly hôn, về mặt pháp lý quan hệ vợ – chồng đã chấm dứt. Tòa án đã phân chia tài sản và con cái theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không ít trường hợp sau đó phát hiện chồng hoặc vợ có tài sản bí mật hình thành trong thời kỳ hôn nhân.Trong trường hợp này, nếu không có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung và phân chia theo luật định.Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn ra sao?Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn hiện nay như sau:1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Nhà để thờ cúng có bán được không?

Quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúngCăn cứ quy định về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được áp dụng trong trường hợp người để lại di sản có di chúc hợp pháp ghi nhận nội dung dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng.Theo đó, theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 thì:- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.Như vậy, nếu di sản được ghi trong di chúc hợp pháp là được dùng vào việc thờ cúng, thì đây là di sản được dùng trong việc thờ cúng. Phần di sản thờ cúng này không được chia thừa kế; bên cạnh đó người được chỉ định theo di chúc chỉ được quyền quản lý di sản thờ cúng và phải thực hiện đúng theo di chúc và thỏa thuận của những người thừa kế, nếu không phải giao cho những người thừa kế khác quản lý.Nhà để thờ cúng có bán được không?Căn cứ quy định nêu trên thì phần di sản thờ cúng này không được chia thừa kế và chỉ có người thừa kế đại diện quản lý. Vì thế, nhà để thờ cúng không thuộc quyền sở hữu của những người thừa kế, thậm chí là người quản lý. Do đó, những người thừa kế và người quản lý không có quyền bán di sản thờ cúng.Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.Theo đó, nếu toàn bộ di sản của người để lại di sản vẫn không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài sản phải thanh toán, thì người để lại di sản không có quyền lập di chúc để lại di sản thờ cúng, phần di sản được quy định là di sản thờ cúng theo di chúc của người chết sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người đó.Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện nào?Căn cứ quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:(1) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;(2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.Lưu ý:- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ 2 điều kiện nêu trên.- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Vợ chồng ly hôn, ai được chia tài sản nhiều hơn?

Vợ chồng ly hôn, ai được chia tài sản nhiều hơn?Căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:- Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;- Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.Như vậy: việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ thực hiện theo sự thỏa thuận của vợ chồng, nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:(1) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng:- Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.- Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.(2) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập:- Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.- Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.(3) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập:- Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch.- Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.(4) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng:- Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.- Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.Vợ chồng ly hôn, tài sản riêng có phải chia không?Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.Trong đó, theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.Khi ly hôn, tài sản bắt buộc phải được chia bằng hiện vật?Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị.Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Tài sản cha mẹ vợ, chồng cho là tài sản chung hay riêng?

Trường hợp nào được xác định là tài sản chung của vợ chồng?Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung của vợ chồng gồm:- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng (trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác) gồm:+ Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.+ Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân gồm:+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng).+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.Trường hợp nào được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng?Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung của vợ chồng gồm:- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng gồm:+ Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.+ Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.+ Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.Tài sản cha mẹ vợ, chồng cho là tài sản chung hay riêng?Sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:- Trường hợp 1: Nếu tài sản được cha mẹ vợ, cha mẹ chồng tặng cho chung cho vợ chồng thì tài sản đó được xem là tài sản chung của vợ chồng.Khi đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:+ Bất động sản;+ Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;+ Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.- Trường hợp 2: Nếu tài sản được cha mẹ vợ, cha mẹ chồng tặng cho riêng cho vợ, chồng thì tài sản đó được xem là tài sản riêng của vợ, chồng.Khi đó, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.Tuy nhiên, trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Nói nhiều, có bị coi là hành vi bạo lực gia đình?

1. Nói nhiều, chì chiết là hành vi bạo lực gia đìnhTheo khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm là một trong những hành vi bạo lực gia đình.Căn cứ vào quy định nêu trên, nếu vợ anh nói nhiều, chì chiết anh đúng như những gì anh trình bày thì vợ anh đã có hành vi bạo lực gia đình với anh.2. Cách để chấm dứt hành vi bạo lực gia đìnhTrong trường hợp này anh nên trình bày sự việc với cha, mẹ hai bên và nhờ họ tiến hành hòa giải, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình.Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.Nếu việc hòa giải nêu trên không đạt được thì anh có thể nhờ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp (như là: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt  Nam cấp xã…).Điều 12. Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 20071. Kịp thời, chủ động, kiên trì.2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.Điều 14. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do cơ quan, tổ chức tiến hành - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải.Điều 15. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 20071. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Mất CCCD có đăng ký kết hôn được không?

Thủ tục đăng ký kết hônCăn cứ Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện:+ Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.+ Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.+ Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.Hồ sơ đăng ký kết hôn có bắt buộc phải có CCCD?Căn cứ Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch 2014 khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.Theo đó hồ sơ người đăng ký kết hôn cần chuẩn bị bao gồm:+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu.+ Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh;+Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.(Đối với trường hợp đã từng kết hôn thì phải nộp thêm Quyết định ly hôn của Tòa án)Như vậy, nếu làm mất CMND/CCCD, khi đăng ký kết hôn có thể xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng như: giấy khai sinh, giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân… để thay thế.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Quyết định ly hôn có còn hiệu lực khi người bị tuyên bố mất tích trở về?

Điều kiện tuyên bố mất tíchCăn cứ Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 thì khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn khi vợ/chồng mất tíchTheo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được pháp luật quy định như sau:- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.- Trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.Căn cứ quy định nêu trên thì vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.Quyết định ly hôn có còn hiệu lực khi người bị tuyên bố mất tích trở về?Căn cứ quy định tại Điều 70 Bộ luật dân sự 2015 thì khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.Do đó, trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích đã được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Chi Tiết