01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
CHIA NHÀ KHI LY HÔN: VẪN ĐƯỢC QUYỀN Ở LẠI CHO ĐẾN KHI NHẬN ĐỦ TIỀN CHÊNH LỆCH?

Tại Bản án 13/2018/HNGĐ-PT ngày 07/05/2018 về tranh chấp tài sản chung của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương có nội dung như sau: “Bà Mai Thị T và ông Vũ Văn Đ kết hôn vào năm 1977, có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, sau khi kết hôn từ năm 1977 vợ chồng chung sống được một thời gian ngắn thì phát sinh mâu thuẫn. Bà T và ông Đ sống ly thân đã lâu và không còn tình cảm nên bà T làm đơn khởi kiện ly hôn, ông Đ nhất trí. Bà T ông Đ đều xác định tài sản chung của vợ chồng gồm có diện tích 123,2m2 đất ở, địa chỉ đường L, phường T, thành phố H, tỉnh Hải Dương, trên đất có nhà xây mái bằng bê tông cốt thép ba tầng. Khi ly hôn ông bà đề nghị chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi người một nửa. Quan điểm của bà T: bà nhận hiện vật hay tiền mặt bà đều nhất trí nhưng nếu nhận tiền mặt thì yêu cầu thực hiện ngay; còn ông Đ xin được hưởng bằng hiện vật nhưng ông không có tiền mặt để trả chênh lệch cho bà T .” Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết: giao toàn bộ nhà và đất cho bà T sử dụng, bà T có trách nhiệm thanh toán cho ông Đ ½ giá trị nhà và đất bằng tiền mặt. Tuy nhiên, Tòa án sẽ quyết định cho ông Đ được lưu cư trên nhà, đất đến khi bà T trả tiền xong cho ông Đ. Về quyền lưu cư, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn "Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác". Sau khi ly hôn, nếu bên không được sở hữu nhà chưa thu xếp được chỗ ở khác thì tòa án sẽ ấn định thời gian cho người đang ở nơi đó được quyền lưu lại một thời gian nhất định. Theo quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình, thì khoảng thời gian này là tối đa 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, theo nội dung bản án nêu trên ta có thể thấy rằng, Hội đồng xét xử quyết định cho ông Đ được lưu cư trên nhà, đất đến khi bà T trả tiền xong cho ông Đ. Nếu thời gian bà T trả tiền xong cho ông Đ là nhiều hơn 6 tháng, vậy ông Đ có thể lưu cư trên căn nhà nhiều hơn 6 tháng? Còn trường hợp bà T có thể trả tiền ngay cho ông Đ, mặc dù chưa hết 6 tháng nhưng ông Đ sẽ không được tiếp tục lưu cư? Việc này có vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình? Thiết nghĩ rằng, Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương và Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương nên đưa ra nhận định cụ thể hơn về khoảng thời gian lưu cư của ông Đ là bao nhiêu tháng để đảm bảo được quyền lợi của ông Đ và bà T. Như vậy, có thể thấy rằng, trong trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Việc lưu cư này cần được Tòa án ghi một khoảng thời gian cụ thể để đảm bảo quyền lợi của hai bên đương sự. Tránh trường hợp khi một bên đã thực hiện xong việc hoàn tiền chênh lệch nhưng bên được nhận tiền vẫn còn gặp khó khăn chưa tìm chỗ ở mới, được lưu cư quá ít hoặc trường hợp người lưu cư quá lâu, ảnh hưởng tới quyền lợi bên được nhận nhà. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC CẤP DƯỠNG NUÔI CON KHI LY HÔN

Tranh chấp mức cấp dưỡng nuôi con là một trong những tranh chấp phổ biến khi mỗi cặp vợ chồng ly hôn. Thông thường bên được quyền nuôi con thì yêu cầu cấp dưỡng cao trong lúc bên không nuôi con thường trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như chỉ chấp nhận cấp dưỡng mức thấp. Vậy làm sao để xác định mức cấp dưỡng hợp lý? Điển hình tại Bản án 02/2018/HNGĐ-ST ngày 11/01/2018 về tranh chấp cấp dưỡng, theo đó: “Chị L, anh G đã ly hôn theo bản án số: 37/2014/HNGĐ-ST của Tòa án nhân dân huyện Cao Lãnh. Chị L là người trực tiếp nuôi con chung tên Trần Thùy Vân, sinh ngày: 15/11/2013. Khi ly hôn chị L không yêu cầu anh G cấp dưỡng nuôi con vì anh G đồng ý giao 6 chỉ vàng cưới cho chị L làm chi phí nuôi con, nhưng sau đó anh G và cha anh G đòi lấy lại số vàng cưới và chị L đã trả 03 chỉ vàng cho anh G. Từ khi ly hôn đến nay anh G không thăm con hay hỗ trợ bất kỳ chi phí nào để nuôi con. Do con chung đến tuổi chuẩn bị đi học, trong khi chị L là công nhân lương không đủ để nuôi con. Nay, chị L yêu cầu anh Trần Thanh G cấp dưỡng nuôi con chung theo quy định của pháp luật. Anh G không đồng ý với lý do: Hiện nay, anh G có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, anh phải nuôi cha mẹ già bị bệnh; anh G là lao động phổ thông thu nhập khoảng 180.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày, nhưng thu nhập không ổn định nên không có khả năng cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật. Anh G đồng ý cấp dưỡng nuôi con với mức cấp dưỡng 200.000 đồng/tháng". Hội đồng xét xử tuyên xử: - Chấp nhận yêu cầu của chị Huỳnh Thị Thúy L về việc yêu cầu anh Trần Thanh G cấp dưỡng nuôi con. - Buộc anh Trần Thanh G có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung hàng bằng ½ tháng lương cơ sở tương ứng với thời gian thi hành án, thời gian cấp dưỡng được tính từ tháng 01/2018 cho đến khi con chung tên Trần Thùy V trưởng thành đủ 18 tuổi. Đối chiếu với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về cấp dưỡng như sau: Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Điều 116. Mức cấp dưỡng 1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy, đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì khi cha, mẹ không sống chung với con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, mức cấp dưỡng cho mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh là khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, khả năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.... Như vậy, để xác định mức cấp dưỡng khi các bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ dựa vào các yếu tố nêu trên để từ đó xem xét, xác định mức cấp dưỡng cụ thể phù hợp. Hoàn toàn không phải một bên muốn trốn tránh hay muốn yêu cầu mức cấp dưỡng như thế nào cũng được. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON NUÔI SAU KHI LY HÔN

Khi ly hôn, các cặp vợ chồng không thể tránh khỏi tranh chấp về quyền và nghĩa vụ nuôi con, đặc biệt là đối với con nuôi bởi trong một số trường hợp bố mẹ nuôi đã tìm cách thoái thoát, từ bỏ quyền và nghĩa vụ vì mối quan hệ không hình thành dựa trên quan hệ huyết thống. Vậy Tòa án giải quyết vấn đề này như thế nào? Tại Bản án 03/2018/HNGĐ-ST ngày 23/01/2018 về ly hôn, tranh chấp nuôi con khi ly hôn có nội dung như sau: “ Bà Huỳnh Thị Minh T và ông Nguyễn Hữu Th chung sống với nhau có đăng ký kết hôn vào năm 2003 tại UBND thị trấn Ayun Pa, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Hiện hai vợ chồng đã sống ly thân từ năm 2015 đến nay không còn quan tâm, chăm sóc đến nhau nữa nên nên bà T yêu cầu Toà án giải quyết cho bà được ly hôn với ông Th. Bà và ông Th có 03 con chung là Nguyễn Thị N (sinh năm 1985), Nguyễn Hữu Ngh (sinh năm 1987), Nguyễn Huỳnh Minh X (sinh năm 2005). Ngoài ra bà T và ông Th còn có 01 con nuôi là cháu Nguyễn Huỳnh T sinh năm 2006. Sau khi ly hôn, bà T yêu cầu được nuôi hai con chung là cháu Ngh bị bệnh động kinh và cháu X. Cháu T là con nuôi của bà và ông Th đã được bà làm thủ tục cắt khẩu, chuyển trường gửi vào Trường cơ sở Mái Ấm Tình Mẹ ở Kênh 7B, huyện T, tỉnh K nên bà không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết.” Tòa án nhân dân thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đã quyết định: Giao cho bà Huỳnh Thị Minh T trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chung là các cháu Nguyễn Hữu Ngh và cháu Nguyễn Huỳnh Minh X. Giao cho ông Nguyễn Hữu Th trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con nuôi là cháu Nguyễn Huỳnh T cho đến khi thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Về nguyên tắc, việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định: Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con 1.... 3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Theo đó, việc nuôi, nhận con nuôi theo đúng quy định của pháp luật đã làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con nuôi. Như vậy, pháp luật không có sự phân biệt giữa con nuôi và con chung. Về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi cũng không có sự khác biệt so với quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con. Kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 78 của Luật hôn nhân và gia đình. Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi 1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi. ... Việc cha, mẹ nuôi ly hôn không hiển nhiên làm mất đi quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi nếu không thuộc các trường hợp làm chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010. Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Sau khi ly hôn cha, mẹ có các quyền và nghĩa vụ phải trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình. Con nuôi cũng có quyền được bày tỏ nguyện vọng được sống chung với cha hoặc mẹ khi họ ly hôn và quyết định của Tòa án sẽ tôn trong nguyện vọng của con. Trường hợp cha, mẹ muốn từ bỏ trách nhiệm đối với con nuôi và đưa con nuôi vào các cơ sở xã hội là không phù hợp quy định của luật. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con con nuôi kết thúc khi chấm dứt việc nuôi con nuôi. Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, sau khi ly hôn cha, mẹ vẫn phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ đối với con nuôi theo quy định của pháp luật và không có sự phân biệt đối xử giữa các con dù là con nuôi hay con ruột nhằm tạo một môi trường tốt nhất cho các con phát triển. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
CÁC BẢN ÁN VỀ CHA ĐƯỢC NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI KHI LY HÔN

1. Quy định pháp luật về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn Quyền nuôi con là một trong những vấn đề được quan tâm khi ly hôn, tùy vào sự thỏa thuận, điều kiện kinh tế, khả năng chăm sóc của mỗi bên, Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con theo hướng có lợi nhất cho trẻ. Theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường họp người mẹ không đủ điều kỉện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù họp với lợi ích của con. Theo đó, nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi do người mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều như vậy, nếu người chồng chứng minh được khả năng đảm bảo tốt hơn về điều kiện vật chất và tinh thần cho con, chứng minh được người vợ không đủ khả năng để đảm bảo đời sống tốt cho con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác thì Tòa án sẽ xem xét quyết định việc giao cho ai nuôi dưỡng trên cơ sở lợi ích của con.  Mới đây, TAND tối cao thông qua Án lệ 54/2022/AL về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cũng có nội dung tương tự: “[3]Về nội dung: Về việc nuôi con chung: Quá trình giải quyết vụ án chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hũu P đều có nguyện vọng xin được nuôi cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016. Khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Trong vụ án này, chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng, chị Phạm Thị Kiều K tự ý về nhà bố mẹ đẻ sinh sống, bỏ lại cháu T mới được 04 tháng tuổi cho anh Nguyễn Hữu P nuôi dưỡng. Tại các Biên bản xác minh cùng ngày 23/01/2018 (bút lục số 19, 20, 24), Ban tự quản thôn và Chi hội phụ nữ thôn H, xã E, huyện K xác nhận: “Anh Nguyễn Hữu P nuôi dưỡng, chăm sóc cháu Nguyễn Đắc T rất tốt. Anh P có việc làm tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ N, thu nhập ổn định, hoàn toàn đủ điều kiện để nuôi cháu T”. Mặc dù, khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Con dưới 36 tháng tuổi phải giao cho mẹ trực tiếp nuôi...”, nhưng chị K đã không nuôi cháu T từ khi cháu được 04 tháng tuổi. Hiện tại, cháu T đã quen với điều kiện, môi trường sống và được anh P nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo trong điều kiện tốt nhất; nếu giao cháu T cho chị K nuôi dưỡng sẽ gây sự xáo trộn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cháu. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét một cách toàn diện, tiếp tục giao cháu T cho anh P trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc là có căn cứ. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm giao cháu T cho chị K nuôi dưỡng là không phù hợp, chưa xem xét đầy đủ đến quyền và lợi ích hợp pháp về mọi mặt của cháu T” 2. Một số bản án người cha được nuôi con dưới 36 tháng tuổi Bản án 07/2020/HNGĐ-ST ngày 05/06/2020 về ly hôn, tranh chấp nuôi con + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. + Trích dẫn nội dung: "Xét thấy cháu Hoàng Văn Q hiện nay đang dưới 36 tháng tuổi, tuy nhiên từ tháng 6/2019 đến nay cháu Q đang do anh Ng trực tiếp nuôi dưỡng, trong thời gian anh chị sống ly thân thì anh Ng vẫn chăm sóc tốt mọi mặt cho con. Mặt khác, trong các buổi làm việc cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, chị Th đồng ý giao con cho anh Ng nuôi dưỡng và đồng ý cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 2.000.000 đồng cho đến khi con chung đủ 18 tuổi. Vì vậy cần giao con chung cho anh Ng trực tiếp nuôi dưỡng. Chị Th có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Về cấp dưỡng chấp nhận chị Th tự nguyện cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000 đồng cho đến khi con chung đủ 18 tuổi là hoàn toàn có căn cứ và phù hợp với lợi ích của con." + Kết quả giải quyết: Chấp nhận tòan bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bản án 15/2018/HNGĐ-PT ngày 04/05/2018 về tranh chấp ly hôn và nuôi con + Cấp xét xử: Phúc thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau. + Trích dẫn nội dung: "Xét thấy, anh D là người đã trực tiếp nuôi con từ ngày 08/10/2017 cho đến nay con anh chị đã được 25 tháng 3 ngày tuổi. Hiện tại, anh D đang gửi con học tại lớp S, Trường Mầm Non T tại Phường X, Quận Y, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2017 đến nay đã ổn định tâm lý và đang phát triển bình thường, có xác nhận của trường Mầm Non T Về điều kiện để nuôi con, anh D làm việc trong giờ hành chính với mức lương mỗi tháng 33.560.000 đồng, có xác nhận của Công ty vào ngày 19/4/2018, nên anh D có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con." + Kết quả giải quyết: Sửa một phần bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm. Bản án 16/2017/HNGĐ-ST ngày 29/11/2017 về tranh chấp hôn nhân và gia đình + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. + Trích dẫn nội dung: "Việc chị T yêu cầu được trực tiếp nuôi dưỡng Nguyễn Lê Phương N, sinh ngày 09/09/2016 là có căn cứ theo khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình, bởi vì cháu N dưới 36 tháng tuổi, nhưng do chị T đã tự nguyện giao con cho anh P nuôi dưỡng vào ngày 14/03/2017 khi cháu N mới 06 tháng tuổi, anh P vẫn chăm sóc tốt cháu N cho đến nay. Mặt khác, hiện nay chị T đang trông trẻ con thuê cho chị ruột, chưa có nơi ở ổn định nên không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc con. Như vậy, cần giao cháu Nguyễn Lê Phương N cho anh P trực tiếp nuôi dưỡng là có căn cứ theo Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình." + Kết quả giải quyết: Anh Nguyễn Văn P được tiếp tục nuôi dưỡng con chung Nguyễn Lê Phương N, sinh ngày 09/09/2016. Bản án 31/2017/HNGĐ-PT ngày 12/07/2017 về tranh chấp ly hôn, nuôi con + Cấp xét xử: Phúc thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau. + Trích dẫn nội dung: "Tại phiên tòa phúc thẩm, chị C cũng như lời trình bày của Luật sư đều xác định đến thời điểm xét xử sơ thẩm thì cháu A chưa đủ 36 tháng tuổi, cháu A lại là nữ rất cần chị C nuôi dưỡng, chăm sóc. Xét kháng cáo của chị C, Hội đồng xét xử thấy rằng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi”, như vậy tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm (ngày 20/4/2017) thì cháu A chưa đủ 36 tháng tuổi, tuy nhiên tại phiên tòa, chị C và anh T đều thừa nhận từ khi sinh ra, cháu A sinh sống tại gia đình anh T, đồng thời khi chị C và anh T ly thân thì cháu A vẫn sinh sống tại gia đình anh T cho đến nay." + Kết quả giải quyết: Giữ nguyên bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm. Bản án 81/2019/HNGĐ-ST ngày 04/06/2019 về tranh chấp ly hôn, nuôi con và chia tài sản + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. + Trích dẫn nội dung: "Hội đồng xét xử xét thấy tính đến ngày xét xử sơ thẩm con của anh chị dưới 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, cháu Hồ Thảo V hiện tại đang sống chung với anh Ng đã ổn định về đời sống và tâm lý. Mặt khác, chị O và anh Ng cũng thống nhất giao con là Hồ Thảo V cho anh Ng tiếp tục nuôi, chị O không cấp dưỡng nuôi con." + Kết quả giải quyết: Giao con là Hồ Thảo V sinh ngày 18 tháng 3 năm 2018 cho anh Hồ Thái Ng tiếp tục nuôi. Bản án 51/2018/HNGĐ-ST ngày 27/11/2018 về ly hôn, tranh chấp nuôi con + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. + Trích dẫn nội dung: "Mặc dù cháu Đặng Ngọc A đến thời điểm Tòa án giải quyết thì chưa đủ 36 tháng tuổi, nhưng như đã phân tích ở trên thì việc giao cháu Ngọc A cho chị G trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ không đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cháu Ngọc A, cụ thể cháu sẽ không có nơi ở ổn định, chị G cũng không có thu nhập để nuôi cả 04 con,... Trong khi từ lúc sinh ra cho đến nay, cháu Ngọc A đã ở với anh L, bản thân anh L đi làm có thu nhập khoảng 7.000.000 đồng/tháng, có mẹ là bà H hỗ trợ thêm trong việc chăm sóc cháu Ngọc A, đến thời điểm hiện tại thì cháu Ngọc A vẫn phát triển tốt nên việc thay đổi người nuôi con sẽ ảnh hưởng đến điều kiện nuôi dưỡng cũng như làm xáo trộn về mặt tâm sinh lý của cháu. Do đó cần tiếp tục giao cháu Đặng Ngọc A cho anh L trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng là phù hợp với Điều 81, 82 Luật Hôn nhân và gia đình." + Kết quả giải quyết: Giao con chung tên Đặng Ngọc A, sinh ngày 01/5/2016 cho anh Đặng Hoàng L trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

1. Các loại tài sản chung của vợ chồng Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng gồm: - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) - Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. 2. Khi nào có thể chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau: Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;  Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. - Trường hợp thỏa thuận: Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. - Trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết: Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 . 3. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: - Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản;  Nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. - Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. - Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 4. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Lưu ý: Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. - Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba. 5. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân - Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.  Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. “Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.” - Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.  Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. - Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
TÀI SẢN NHẬN TỪ THỪA KẾ CÓ PHẢI NỘP THUẾ?

1. Tài sản nhận thừa kế có phải đóng thuế? Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 và Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ việc nhận thừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), bao gồm: - Nhận thừa kế là chứng khoán: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định. - Nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh. - Nhận thừa kế là bất động sản: Quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà,.. - Nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô;... Bên cạnh đó theo khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa các chủ thể sau sẽ được miễn thuế TNCN: - Vợ với chồng; - Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; - Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; - Cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; - Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. Như vậy, tài sản nhận thừa kế thuộc khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì người nhận có nghĩa vụ phải nộp thuế TNCN, trừ các trường hợp nhận thừa kế theo khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. 2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế * Đối với cá nhân cư trú Theo Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC), số thuế phải nộp được tính theo công thức như sau: Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x 10% Trong đó: - Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau: + Đối với thừa kế là chứng khoán: giá trị tài sản nhận thừa kế là giá trị chứng khoán tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu, cụ thể như sau: Chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán. Chứng khoán không thuộc trường hợp trên: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán. + Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp. + Đối với tài sản thừa kế, quà tặng là bất động sản: giá trị bất động sản được xác định như sau: Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng bất động sản. Đối với bất động sản là nhà và công trình kiến trúc trên đất thì giá trị bất động sản được xác định căn cứ vào quy định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phân loại giá trị nhà; quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành; giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc tại thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu. - Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng. * Đối với cá nhân không cư trú Theo Điều 23 Thông tư 111/2013/TT-BTC đối với người có được nhận thừa kế phải đóng thuế thu nhập với cá nhân không cư trú được tính như sau: Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x 10% Trong đó: - Cách xác định thu nhập tính thuế được tính như với cá nhân cư trú. - Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế của cá nhân không cư trú là phần giá trị tài sản thừa kế vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam - Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam. Do đó, theo quy định của pháp luật thì cá nhân được nhận thừa kế chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với giá trị tài sản vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỤ ÁN TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế... - Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015: Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án. Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án. Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế (thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện) và ngày khởi kiện để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết. Khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cần lưu ý các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan), quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án trong BLDS. - Để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cần nắm vững quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 184 BLTTDS, Điều 149 và Điều 623 BLDS 2015, Điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 26/2018/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và tham khảo mục 1, 2 Phần III Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 và Phần I Giải đáp vướng mắc 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017 (ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực), thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản được tính từ thời điểm mở thừa kế. Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết 58/1998). Theo đó thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 (ngày Nghị quyết 58/1998 có hiệu lực), không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998). Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết 1037/2006). Theo đó, thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 (ngày Nghị quyết 1037/2006 có hiệu lực) không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006). Căn cứ: Hướng dẫn 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 về nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
ĐẤT ĐƯỢC TẶNG CHO TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY RIÊNG?

Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tài sản được tặng cho trong thời kì hôn nhân, bao gồm cả quyền sử dụng đất (QSDĐ), tùy từng trường hợp sẽ được xác định là tài sản riêng hoặc tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về QSDĐ là tài sản tặng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân như sau: - Tài sản tặng cho là tài sản chung của vợ chồng khi tài sản đó được tặng cho chung vợ chồng. - Tài sản tặng cho là tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tài sản đó được tặng cho riêng vợ hoặc chồng dù là trong thời kỳ hôn nhân. Liên quan đến quy định về tài sản chung của vợ chồng, ngoài trường hợp được tặng cho thì các loại tài sản sau đây cũng được xác định là tài sản chung vợ chồng: Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ chồng thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. - Trong đó, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng và các thu nhập hợp pháp khác gồm: + Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. + Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình. + Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp. + Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. - Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ pháp lý: - Khoản 1, Khoản 3 Điều 33; Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. - Điều 9 và Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết