01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-10-31
KHÁCH HÀNG TRÊN WEBSITE CUNG CẤP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG HAY KHÔNG?

1. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là gì?Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định như sau:“Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử2. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;b) Website đấu giá trực tuyến;c) Website khuyến mại trực tuyến;d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.3. Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.4. Bộ Công Thương quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễn thông di động.”Theo đó, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:- Sàn giao dịch thương mại điện tử;- Website đấu giá trực tuyến;- Website khuyến mại trực tuyến;- Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.2. Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải là người tiêu dùng hay không?Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định như sau:“Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử: Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.2. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử: Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tửa) Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;b) Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;”Như vậy, khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp.3. Việc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử thực hiện như thế nào?Căn cứ theo Điều 76 Nghị đinh 52/2013/NĐ-CP quy định về việc giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử như sau:- Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình.- Tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.- Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ không được lợi dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.- Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử:+ Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình;+ Nếu thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không công bố thông tin theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 76 Nghị đinh 52/2013/NĐ-CP thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý khiếu nại của khách hàng và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình;+ Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được tham gia hòa giải tranh chấp phát sinh giữa khách hàng với người bán trên website thương mại điện tử của mình.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-10-31
HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP CÓ ĐƯỢC LƯU TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN DÀI KHÔNG? KINH DOANH TẠM NHẬP SẼ ĐƯỢC THỰC HIỆN TRÊN CƠ SỞ NÀO?

1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập có được lưu tại Việt Nam trong thời gian dài không?Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:“Kinh doanh tạm nhập, tái xuất1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.”Như vậy, hàng hóa kinh doanh tạm nhập chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:“Kinh doanh tạm nhập, tái xuất3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.”Do đó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập sẽ được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.Ngoài ra, trong trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập.Lưu ý:Nếu trường hợp quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy.Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.2. Việc kinh doanh tạm nhập sẽ được thực hiện trên cơ sở nào?Căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:“Kinh doanh tạm nhập, tái xuất5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”Theo đó, việc kinh doanh tạm nhập sẽ được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt đó là hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.Ngoài ra, hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.3. Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu?Căn cứ theo Điều 19 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:- Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.- Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
PHÂN BIỆT KHUYẾN MẠI VÀ KHUYẾN MÃI

Khuyến mại và khuyến mãi là 02 thuật ngữ sử dụng rất phổ biến hiện nay. Mọi người có thể dễ dàng bắt gặp bất kì ở chỗ nào trên đường có xuất hiện 02 thuật ngữ này trong các cửa hàng, siêu thị,... Thế những không phải ai cũng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa 02 thuật ngữ khuyến mại và khuyến mãi. Tiêu chí Khuyến mại Khuyến mãi Khái niệm Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Là hoạt động của người bán nhằm thúc đẩy khách hàng tăng cường việc mua sắm, sử dụng hàng hoá dịch vụ của người bán bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Căn cứ Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/NĐ-CP Không có quy định pháp luật cụ thể Mục đích Hướng tới người tiêu dùng, khuyến khích mua và sử dụng sản phẩm, hàng hóa ⇒ Tăng sức mua hàng Kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối. ⇒ Tăng sức bán hàng Bản chất - Tăng doanh thu; - Kích cầu tiêu dùng; - Giảm hàng tồn kho. - Giải phóng hàng tồn kho; - Nâng cao doanh số; - Người bán được hưởng thêm tiền thưởng từ nhà sản xuất nếu bán được nhiều mặt hàng đó Hình thức - Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; - Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thu tiền; - Giảm giá trực tiếp; - Hàng cũ đổi hàng mới; - Rút thăm trúng thưởng; - Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên (phiếu tích điểm). - Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại… (theo Điều 92 Luật Thương mại 2005) - Thưởng doanh số; - Tặng quà; - Thưởng du lịch…  Hàng hóa dịch vụ nào không được phép khuyến mại tại Việt Nam? Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại như sau: Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau: 1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật. Theo đó, những hàng hóa dịch vụ sẽ không được khuyến mại theo quy định pháp luật là: - Rượu; - Xổ số; - Thuốc lá; - Sữa thay thế sữa mẹ; - Thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc); - Dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở y tế công lập; - Dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; - Hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam; - Các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại khác. Đối với hình thức khuyến mại nào thì giá trị vật chất của hàng hóa dùng để khuyến mại được vượt quá 50%? Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại như sau: Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này. Theo đó, nếu khuyến mại theo các hình thức sau đây thì giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại có thể được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại: - Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại; - Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; - Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. - Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương); - Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (chương trình khuyến mại mang tính may rủi); - Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
PHÂN BIỆT HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI VỤ VIỆC VÀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI QUY CHẾ? THỜI HẠN GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ LÀM HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG MẠI VỤ VIỆC LÀ BAO LÂU?

Phân biệt hòa giải thương mại vụ việc và hòa giải thương mại quy chế?Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP định nghĩa hòa giải thương mại quy chế như sau:Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của Nghị định này và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó.Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP định nghĩa hòa giải thương mại vụ việc như sau:Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của Nghị định này và thỏa thuận của các bên.Hồ sơ đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc gồm những tài liệu gì?Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc1. Người có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú. Trường hợp người đề nghị đăng ký là người nước ngoài thì đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó tạm trú.2. Người đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:a) Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học;c) Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Như vậy theo quy định trên hồ sơ đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc gồm có:- Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành.- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học.- Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Thời hạn giải quyết đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc là bao nhiêu ngày?Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc và công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Sở; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.4. Trường hợp hòa giải viên thương mại vụ việc thôi làm hòa giải thương mại vụ việc thì gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc. Sở Tư pháp xóa tên hòa giải viên thương mại đó khỏi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở.5. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hòa giải viên thương mại vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này hoặc vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc đó khỏi danh sách của Sở.Như vậy theo quy định trên thời hạn giải quyết đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Tư pháp ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc và công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Sở.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
THỜI HẠN BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI QUY ĐỊNH THẾ NÀO? YẾU TỐ NÀO XÂM PHẠM QUYỀN ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI?

Tên thương mại là gì? Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại Căn cứ Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ, cụ thể: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Thời hạn bảo hộ tên thương mại quy định thế nào? Pháp luật không có quy định về thời gian bảo hộ tên thương mại mà chỉ quy định: Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó theo các quy định dưới đây, cụ thể: Theo Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau: - Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và Chương IX của Luật Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó. - Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. - Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. - Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. - Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại các Điều 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107 của Luật Sở hữu trí tuệ, hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý đơn, ban hành mẫu Văn bằng bảo hộ, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và quy định hình thức, nội dung Công báo Sở hữu công nghiệp. Và tại Điều 6 Nghị định 105/2006/NĐ-CP về căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ, như sau: - Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ. - Đối với các loại quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ và các tài liệu kèm theo giấy chứng nhận đăng ký, văn bằng bảo hộ đó. - Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan (nếu có). Trong trường hợp bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan không còn tồn tại, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng được xem là có thực trên cơ sở các thông tin về tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan tương ứng, được thể hiện thông thường trên các bản sao được công bố hợp pháp. - Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó. - Đối với bí mật kinh doanh, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của bí mật kinh doanh và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng. - Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ. Yếu tố nào xâm phạm quyền đối với tên thương mại? Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại như sau: - Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ. - Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại. - Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây: + Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ; + Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
TRUNG TÂM HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN KHÔNG?

Trung tâm hòa giải thương mại có tư cách pháp nhân không? Căn cứ Điều 19 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về Trung tâm hòa giải thương mại như sau: Trung tâm hòa giải thương mại 1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 2. Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. 3. Trung tâm hòa giải thương mại được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. 4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại. Theo đó, Trung tâm hòa giải thương mại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Và cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt theo quy tắc nào? Theo Điều 20 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về tên của Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại như sau: Tên của Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại 1. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập; không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trung tâm hòa giải thương mại có thể dùng tên viết tắt, tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài. 2. Tên của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “chi nhánh” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại. 3. Tên của văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “văn phòng đại diện” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại. Theo quy định trên, tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gồm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập. Đồng thời tên của Trung tâm hòa giải thương mại không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại gồm những giấy tờ gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại như sau: Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng. 2. Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm: a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành; b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm; c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại cho Bộ Tư pháp. 4. Trung tâm hòa giải thương mại được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trung tâm hòa giải thương mại được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. 5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại; b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại; c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp; d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại. Như vậy, hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại gồm những giấy tờ sau: + Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành. + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm. + Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN CẢ TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN THÌ CHỌN CƠ QUAN NÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP?

1. Thẩm quyền giải quyết khi các bên thỏa thuận cả Trọng tài và Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Quy định Luật Trọng tài thương mại thì: 4. Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau: a) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật TTTM để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện. b) Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện. Như vậy, phía công ty mới chỉ soạn thảo hợp đồng và chưa có phát sinh tranh chấp. Khi có tranh chấp thì các bên có thể lựa chọn Trọng Tài hoặc Tòa án để giải quyết. Trường hợp mà công ty bạn có mong muốn khởi kiện ở Trọng tài để giải quyết tranh chấp thì có thể lựa chọn cơ quan này. Bên cạnh đó, trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP. 2. Muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải có điều kiện gì? Theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau: Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài 1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Theo đó, muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. 3. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp nào? Theo quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp sau: - Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010. - Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. - Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại 2010. - Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. - Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.   

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
CHỈ QUY ĐỊNH PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI, VẬY CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI?

1. Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chỉ quy định phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại? Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại đều là các chế tài trong thương mại áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Theo đó, quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được quy định tại Điều 307 Luật Thương mại 2005 như sau: “Điều 307. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại 1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Như vậy, có thể thấy, chế tài bồi thường thiệt hại phát sinh không phụ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thương mại. Tức là, công ty bạn vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại kể cả khi hai bên chỉ có thỏa thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng nếu thỏa mãn các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại sau đây: - Nhà cung cấp nguyên liệu có hành vi vi phạm hợp đồng. - Có thiệt hại thực tế. - Hành vi vi phạm hợp đồng của nhà cung cấp nguyên liệu là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho công ty bạn. (Căn cứ Điều 303 Luật Thương mại 2005). 2. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất thuộc về ai? Căn cứ theo quy định tại Điều 304 Luật Thương mại 2005: Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. 3. Bên yêu cầu có cần phải thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất không? Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. (Căn cứ Điều 305 Luật Thương mại 2005).  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết