01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
BỔ SUNG DANH MỤC NGHỀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI TỪ NGÀY 15/02/2024

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH ban hành bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.Bổ sung Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại từ ngày 15/02/2024Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV) và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại VI, V) như sau: - Đối với lĩnh vực xây dựng (xây lắp) Tên nghề Đặc điểm điều kiện lao động     Điều kiện lao động loại V 1 Gia công, lắp dựng cốt thép trong hầm, ngầm Nơi làm việc thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm. 2 Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn hoặc hệ khung đỡ ván khuôn công trình hầm, ngầm Nơi làm việc thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm. 3 Lắp đặt và tháo dỡ các máy, thiết bị nâng chuyển (cần trục tháp, cần trục, vận thăng, sàn treo) phục vụ thi công xây dựng công trình Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung lắc. 4 Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong công trình hầm, ngầm Công việc có nguy cơ điện giật cao, môi trường thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí. 5 Thi công đổ bê tông công trình hầm, ngầm Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng bởi ồn, môi trường thiếu dưỡng khí. 6 Xây gạch, đá, trát, ốp, lát trong công trình hầm, ngầm Công việc có tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, môi trường thiếu dưỡng khí 7 Gia công, lắp dựng lưới thép, vì thép, gia cố hầm, ngâm Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng bởi ồn, bụi, tư thế lao động gò bó, môi trường thiếu dưỡng khí. 8 Lắp dựng: thiết bị, cấu kiện, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, hệ thống đường ống công trình hầm, ngầm Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, môi trường thiếu dưỡng khí. 9 Khoan tạo lỗ neo, lắp đặt thanh neo thép, lắp dựng lưới thép, gia cố hầm, ngầm Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và bụi, môi trường thiếu dưỡng khí. 10 Khoan phun vữa xi măng gia cố nền đập và tạo màng chống thấm công trình hoặc khoan phun vữa xi măng trong hầm, ngầm Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và bụi ban. 11 Phun vẩy vữa bê tông gia cố hầm hoặc phun vẩy vữa bê tông gia cố mái taluy Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và bụi. 12 Lái máy xúc dung tích gầu từ 4m3 trở lên trong lĩnh vực xây dựng Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn cao. 13 Vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích trong lĩnh vực xây dựng Chịu tác động của rung, ồn, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý. 14 Lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên trong lĩnh vực xây dựng Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao   Điều kiện lao động loại IV 1 Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn hoặc giàn giáo công trình Thường xuyên làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm 2 Lắp dựng: thiết bị, cấu kiện, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, tấm tường, tấm sàn, tấm mái công trình Thường xuyên làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm 3 Gia công, lắp dựng cốt thép công trình Thường xuyên làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm 4 Đổ bê tông công trình Thường xuyên làm việc ngoài trời, làm ca đêm, công việc nguy hiểm 5 Vận hành cần trục tháp hoặc vận thăng hoặc sàn treo Thường xuyên làm việc ngoài trời, công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý 6 Thi công đào, xúc: đất, đá, cát công trình hầm, ngầm Nơi làm việc thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí; công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hơi khí độc. 7 Xây gạch, đá, trát, ốp, lát tường công trình cao trên 6m Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy cơ ngã cao 8 Thi công sơn, bả, chống thấm bề mặt công trình cao trên 6m Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, nguy cơ ngã cao 9 Thi công lắp dựng kính công trình cao trên 2m Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, nguy cơ ngã cao 10 Lắp đặt, sửa chữa các thiết bị điện, hệ thống cơ điện tại công trình Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, nguy cơ tai nạn điện giật. 11 Sử dụng máy, dụng cụ cầm tay để khoan, cắt, phá, đục tẩy kết cấu bê tông, bề mặt bê tông Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nguy cơ ngã cao, tai nạn điện giật   12 Bốc xếp, vận chuyển vật liệu, thiết bị, cấu kiện tại công trường thi công xây dựng Công việc thủ công, nặng nhọc 13 Thi công đào, xúc đất, đá, cát công trình hở Công việc nặng nhọc. Tiếp xúc với bụi, ồn. 14 Thi công, hoàn thiện trên mái đứng, mái nghiêng công trình Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, nguy cơ ngã cao. 15 Khoan tạo lỗ neo, lắp đặt thanh neo thép, lắp dựng lưới thép, gia cố mái taluy công trình hoặc mái ta luy đường Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, rung và bụi. 16 Vận hành máy khoan hoặc máy ép cọc hoặc máy đóng cọc trong thi công xây dựng Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung. 17 Vận hành, sửa chữa hệ thống dây chuyền nghiền, sàng đá, nghiền cát nhân tạo Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, bụi, tiếp xúc với dầu mỡ công nghiệp. 18 Ép, nhổ cừ Larsen bằng búa máy hoặc máy ép thủy lực Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung. 19 Vận hành trạm trộn bê tông Công việc chịu tác động của rung, ồn và bụi 20 Xây dựng thủ công các công trình xây dựng Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn và bụi. 21 Điều khiển máy đầm bê tông, cấu kiện bê tông trong lĩnh vực xây dựng Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, rung và bụi. 22 Khoan, phun bê tông bằng máy nén khí cầm tay trong lĩnh vực xây dựng Công việc nặng nhọc, bẩn, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần 23 Hàn điện, hàn hơi trong lĩnh vực xây dựng Tiếp xúc với nóng và hơi khí độc. 24 Phụ cẩu, móc cáp trong lĩnh vực xây dựng Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm. 25 Lái máy ủi trong lĩnh vực xây dựng Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi 26 Lái máy xúc dung tích gầu dưới 4m3 trong lĩnh vực xây dựng Chịu tác động của nóng, bụi, ồn và rung. 27 Lái xe cần trục từ 20 tấn trở lên trong lĩnh vực xây dựng Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nóng 28 Sửa chữa xe, máy thi công ở các công trình xây dựng Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, tư thể lao động gò bó, tiếp xúc với dầu mỡ. 29 Lái xe vận tải từ 7 tấn đến dưới 20 tấn trong lĩnh vực xây dựng Nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, ồn, rung, nguy hiểm. - Đối với lĩnh vực vận tải Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc   Điều kiện lao động loại IV 1 Giao nhận hàng hóa đầu cần ở các bến cảng Công việc thủ công, tư thế làm việc kém thoải mái, đứng, di chuyển nhiều; chịu tác động của thời tiết, ồn, bụi 2 Lái xe chở tổng đoạn tàu thủy, có trọng tải từ 50 tấn trở lên Công việc cần sự tập trung quan sát, xử lý tình huống chính xác; chịu tác động của nóng, ồn, bụi, rung 3 Sửa chữa điện trong Nhà máy đóng tàu Tư thế lao động gò bó, làm việc trong môi trường luôn tiềm ẩn nguy hiểm, cháy nổ; chịu tác động của nóng, ồn 4 Vận hành máy cắt CNC trong Nhà máy đóng tàu Làm việc trong môi trường nguy hiểm; chịu tác động của nóng, ổn, bụi - Đối với thương binh xã hội TT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc   Điều kiện lao động loại VI 1 Trực tiếp rà phá bom, mìn, vật liệu nổ; xử lý bom, mìn sau rà phá Rất nguy hiểm, độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý   Điều kiện lao động loại IV 1 Nhân viên tư vấn Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 Làm việc trong điều kiện tiếp xúc tiếng ồn thường xuyên, liên tục, môi trường làm việc khép kín, ảnh hưởng bởi sóng điện thoại, căng thẳng thần kinh tâm lý 2 Giáo viên trực tiếp can thiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tư vấn việc làm, phục hồi chức năng, trợ giúp pháp lý, huấn luyện viên, bác sĩ khám phân loại thương tật thể thao, hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý 3 Sản xuất, lắp ráp dụng cụ chỉnh hình Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi, ồn 4 Trực tiếp giải quyết chế độ chính sách đối với thương binh, bệnh binh và hỗ trợ trực tiếp người có công về điều dưỡng tại đơn vị Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý    

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
MỨC TRỢ CẤP MỘT LẦN VÀ TRỢ CẤP HẰNG THÁNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ SUY GIẢM KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG MỚI NHẤT

1. Mức trợ cấp một lần với người lao động bị suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần với người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.- Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.2. Mức trợ cấp hằng tháng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp hằng tháng với người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.- Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.- Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.   

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-11-13
CÁC ĐIỀU KHOẢN CẦN CÓ TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1.Hợp đồng lao động là gì?Theo khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019:Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao độngNhư vậy, có thể hiểu, hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận về mặt pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó bao gồm những thông tin xác định rõ các nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên trong quá trình làm việc, từ đó tạo ra cơ chế giải quyết nếu có vấn đề xảy ra.Hợp đồng lao động có chức năng bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên. Thông qua hợp đồng lao động, người lao động yên tâm làm việc, doanh nghiệp yên tâm sử dụng lao động.Theo Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.Như vậy, có thể thấy một hợp đồng giao động ít nhất phải dựa trên theo những nguyên tắc sau đây:Nguyên tắc tự do, tự nguyện: là nguyên tắc cơ bản bao gồm tự do lựa chọn, tự do đàm phán, tự nguyện ký kết và tự do chấm dứt dựa theo quy định của pháp luật.Nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng: khẳng định vị trí ngang hàng của 2 bên về mặt pháp lý.2. Có những loại hợp đồng lao động nào?Để có thể tuyển dụng lao động trực tiếp, nhà tuyển dụng phải giao kết với người lao động bằng hợp đồng lao động. Theo Điều 20 của Bộ luật Lao động hiện hành, hiện có hai loại hợp đồng lao động như sau:- Hợp đồng lao động có thời hạn: là hợp đồng hai bên có giao kết về mặt thời gian kết thúc hợp đồng, có hiệu lực tối đa 03 năm. Sau khi ký hợp đồng lao động có thời hạn, nếu người lao động tiếp tục làm việc sẽ ký tiếp hợp đồng lao động không xác định thời gian.Lưu ý: Người lao động chỉ được giao kết thêm một lần hợp đồng lao động có thời hạn nếu tiếp tục làm việc.- Hợp đồng lao động không có thời hạn: Là hợp đồng hai bên không có giao kết về mặt thời gian kết thúc hợp đồng.3. Những nội dung chính của hợp đồng lao độngBên cạnh việc tìm hiểu hợp đồng lao động là gì?, người lao động cũng cần phải nắm rõ nội dung cơ bản của một hợp đồng lao động trước khi ký kết để tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.Căn cứ Điều 21 của Bộ luật Lao động năm 2019, một hợp đồng lao động thường phải có những nội dung cơ bản sau đây:- Thông tin của hai bên: Trong hợp đồng lao động phải có thông tin cơ bản của nhà tuyển dụng và người lao động như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại, số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp…- Thời hạn của hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động đều có thời gian bắt đầu và thời gian hợp đồng hết hiệu lực. Đối với hợp đồng lao động không có thời hạn thì chỉ cần ghi thời gian bắt đầu công việc của người lao động.- Mô tả nội dung công việc và địa điểm làm việc:Mô tả công việc cụ thể mà người lao động phải thực hiệnĐịa điểm người lao động làm việc theo thỏa thuận, trong trường hợp nếu công việc phải thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.- Mức lương và những khoản đãi ngộ của người lao động:Mức lương: hợp đồng lao động cần ghi cụ thể mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác ví dụ như doanh thu, tiền ăn, tiền đi lại, trợ cấp, thưởng…Hợp đồng lao động cũng cần ghi rõ thời gian thanh toán lương, ví dụ như thanh toán theo tháng, theo tuần hoặc theo ngày…Hợp đồng cũng cần ghi rõ các đãi ngộ khác mà người lao động được hưởng như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ…Cần phải có các quy định về chế độ tăng lương, cách tính lương trong trường hợp nghỉ làm và các chế độ lương thưởng khác.-  Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động- Điều khoản về chấm dứt hợp đồng: Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động trước một khoảng thời gian nhất định và ngược lại, trừ khi các trường hợp khẩn cấp như bị sa thải vì hành vi vi phạm nghiêm trọng.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU DO KÝ SAI THẨM QUYỀN, CÁC BÊN CẦN LÀM GÌ?

1. Hợp đồng lao động ký sai thẩm quyền có bị vô hiệu không? Tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau: “Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu 1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây: a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật; b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này; c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.” Như vậy, khi hợp đồng lao động do người không có thẩm quyền ký kết thì sẽ bị vô hiệu toàn bộ. 2. Hợp đồng lao động vô hiệu do ký sai thẩm quyền, các bên cần làm gì? 2.1. Trường hợp hai bên ký kết lại hợp đồng lao động Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và công ty ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Tức là, trong trường hợp này thì người có thẩm quyền bên phía công ty và người lao động tiến hành ký kết lại hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau: - Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu. - Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu. - Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho công ty để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động. 2.2. Trường hợp hai bên không ký lại hợp đồng lao động Trường hợp người lao động và công ty không tiến hành ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì: - Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động. - Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo Mục 2.1 nêu trên. - Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. (Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP). Lưu ý: Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC ĐIỀU TRỊ LẦN ĐẦU DO BỆNH NGHỀ NGHIỆP CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU KHÔNG?

1. Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp có được hưởng chế độ ốm đau không? Theo khoản 2 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 giải thích thì Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau: “Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau: a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây: a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất. b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.” Theo quy định trên, không giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp. 2. Để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp phải có mức suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm? Căn cứ theo Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau: “Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp 1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này; b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này. 2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.” Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi bịị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định; Đồng thời, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh. 3. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp có cần biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động không? Căn cứ vào Điều 58 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau: “Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp 1. Sổ bảo hiểm xã hội. 2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp. 3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. 4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.” Theo đó, người lao động có nhu cầu hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định nêu trên. Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp phải có biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
QUỸ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHI CHO NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?

1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau: “Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật này và Luật bảo hiểm xã hội. 2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng. 3. Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 4. Việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.” Theo quy định trên, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội. Việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật này và Luật bảo hiểm xã hội. 2. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để chi cho những vấn đề gì? Theo Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau: “Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ. 3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình. 4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. 5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc. 7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. 8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.” Theo quy định trên, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để chi trả cho: - Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ. - Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình. - Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. - Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc. - Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. - Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. 3. Để hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có những nguồn nào? Căn cứ theo Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau: “Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Điều 43 của Luật này vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm: a) Khoản đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều này; b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật bảo hiểm xã hội; c) Các nguồn thu hợp pháp khác. 3. Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ quy định chi tiết mức đóng vào quỹ quy định tại khoản 1 Điều này.” Theo đó, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm: - Khoản đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Điều này là khoản người sử dụng lao động hằng tháng đóng tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. - Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; - Các nguồn thu hợp pháp khác.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIẤY XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Y TẾ THÌ CÓ ĐƯỢC NGHỈ THEO CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU KHÔNG?

1. Người lao động không có giấy xác nhận của cơ quan y tế thì có được nghỉ theo chế độ ốm đau không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau: “Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. 2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.” Theo đó tại khoản 1 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau như sau: *Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau - Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. - Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp. - Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập. - Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này. Theo quy định trên thì điều kiện hưởng chế độ ốm đau và hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thì phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế. Như vậy, thì người lao động không có giấy xác nhận của cơ quan y yế thì không được nghỉ chế độ ốm đau theo quy định. 2. Thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau có tính ngày nghỉ chủ nhật không? Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau: “Thời gian hưởng chế độ ốm đau 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau: a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.” Theo quy định trên thì thời gian nghỉ trong một năm đối với người lao động hưởng chế độ ốm đau có tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Như vậy, thì thời gian nghỉ người lao động hưởng chế độ ốm đau không tính ngày nghỉ chủ nhật. 3. Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường đóng dưới 15 năm thì mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như thế nào? Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau: “Mức hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. 2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau: a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. 3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.” Như vậy, theo quy định trên thì người lao động làm việc trong điều kiện bình thường đóng dưới 15 năm thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ BẮT BUỘC PHẢI GHI RÕ THỜI HẠN CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG?

1. Nội dung hợp đồng lao động có bắt buộc phải ghi rõ thời hạn của hợp đồng lao động không? Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau: “Nội dung hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; c) Công việc và địa điểm làm việc; d) Thời hạn của hợp đồng lao động; đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; e) Chế độ nâng bậc, nâng lương; g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. 2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm. 3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết. 4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước. 5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn của hợp đồng lao động là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. Do đó trong nội dung hợp đồng bắt buộc phải ghi rõ thời hạn của hợp đồng lao động. 2. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng có thời hạn bao lâu? Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Loại hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.”  Theo đó, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. 3. Hợp đồng lao động không quy định về thời hạn của hợp đồng thì người sử dụng lao động bị phạt bao nhiêu tiền? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: “Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động 1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.” Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm thì người sử dụng lao động bị phạt như sau: - Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; - Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; - Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. *Lưu ý: Mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết