01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

1. Cơ quan nhà nước ký hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp nào? Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện ký hợp đồng lao động của cơ quan nhà nước như sau: “Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp 2. Điều kiện, thẩm quyền ký hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập: a) Điều kiện ký hợp đồng lao động Phải có nhu cầu về các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này phù hợp với vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt. b) Thẩm quyền ký hợp đồng lao động Đối với các cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện.” Dẫn chiếu Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau: *Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp: 1. Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; 2. Lái xe; 3. Bảo vệ; 4. Vệ sinh; 5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao động hợp đồng là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. 6. Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống. Theo đó, cơ quan nhà nước chỉ có ký hợp đồng lao động với người lao động khi có nhu cầu về các công việc như - Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; - Lái xe; - Bảo vệ; - Vệ sinh; - Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; - Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống. * Về thẩm quyền ký hợp đồng lao động tại các cơ quan nhà nước: Người đứng đầu cơ quan nhà nước mà cơ quan nhà nước này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện. 2. Người lao động để ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước cần phải đáp ứng được những điều kiện gì? Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với người lao động như sau: “Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp 1. Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp: a) Cá nhân: Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận; Có lý lịch rõ ràng; Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc; Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng. b) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ phải có khả năng thực hiện công việc nêu tại Điều 1 của Nghị định này và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.” Bên cạnh đó, tại khoản 1 Mục III Thông tư 15/2011/TT-BTCCBCP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BNV) cũng quy định như sau: *Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và điều kiện đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng 1. Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: a) Đối với cá nhân: Có đủ sức khỏe để làm việc được cơ sở khám sức khỏe chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có lý lịch rõ ràng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng. b) Đối với cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ: Phải có đủ điều kiện thực hiện kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật. Như vậy, để ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau: - Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận; - Có lý lịch rõ ràng, năng lực và trình độ để hoàn thành công việc; - Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng. 3. Kinh phí để chi trả cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được cơ quan nhà nước lấy từ nguồn thu nào? Căn cứ Điều 7 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về kinh phí thực hiện như sau: “Kinh phí thực hiện 1. Đối với cơ quan hành chính thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật. 2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này được lấy từ nguồn tài chính ngoài quỹ tiền lương hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” Theo đó, đối với cơ quan nhà nước thì kinh phí thực hiện hợp đồng lao động sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
CÁC KHOẢN TIỀN TRÍCH ĐÓNG TỪ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Tiền đóng bảo hiểm Hàng tháng, người lao động sẽ phải đóng bằng 10,5% tiền lương tháng cho các khoản bảo hiểm (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp). Cụ thể như sau: 1.1. Tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì hàng tháng, người lao động phải đóng bằng 8% mức tiền lương tháng cho bảo hiểm xã hội bắt buộc. Lưu ý: - Trường hợp người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, thì hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở cho bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Việc đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất này chỉ áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). 1.2. Tiền đóng bảo hiểm y tế Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3 (tương ứng với 3%), người lao động đóng 1/3 (tương ứng với 1,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội). Lưu ý: Việc đóng bảo hiểm y tế này chỉ áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức. 1.3. Tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, hàng tháng, người lao động phải đóng bằng 1% tiền lương tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Lưu ý: Đối tượng áp dụng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn (Điều 58 Luật Việc làm 2013). 2. Tiền đóng đoàn phí công đoàn Căn cứ Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, trường hợp người lao động có tham gia công đoàn thì mức đóng đoàn phí hàng tháng được quy định như sau: - Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; - Bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tối đa hàng tháng chỉ bằng 10% mức lương cơ sở) đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối); - Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội (tối đa hàng tháng chỉ bằng 10% mức lương cơ sở) đối với đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài. 3. Tiền đóng thuế thu nhập cá nhân Căn cứ Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, tiền đóng thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương của người lao động được tính như sau: Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Lưu ý: Tiền đóng thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương của người lao động là khoản tiền lương đã trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. 4. Tiền khấu trừ vào lương do làm hỏng dụng cụ, thiết bị Căn cứ Điều 102 Bộ luật Lao động 2019, người lao động chỉ bị khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. Lưu ý: Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. 5. Tiền phí đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai hàng năm như sau: - Đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang; - Đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp; Lưu ý: Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất. - Đóng góp 10.000 đồng/người/năm đối với đối với người lao động khác ngoài các đối tượng nêu trên.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-21
THẨM QUYỀN KÝ HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1. Hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ được hiểu như nào? Hợp đồng thực hiện chuyên môn nghiệp vụ là một loại hợp đồng lao động được ký kết giữa một đơn vị sự nghiệp công lập và một cá nhân (viên chức) hoặc một tổ chức ngoài công lập nhằm thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực mà đơn vị sự nghiệp đó hoạt động. Trong hợp đồng này, các điều khoản và điều kiện cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian làm việc, mức lương, điều kiện công việc và các quyền lợi khác được thỏa thuận giữa hai bên. Hợp đồng thực hiện chuyên môn nghiệp vụ có thể có thời hạn cố định hoặc thời hạn không xác định, phụ thuộc vào các điều kiện và yêu cầu cụ thể của công việc. Mục đích của hợp đồng này là để đảm bảo việc thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong một lĩnh vực cụ thể mà đơn vị sự nghiệp công lập không có đủ nhân lực hoặc không có đủ kỹ năng chuyên môn để thực hiện. Viên chức hoặc tổ chức ngoài công lập được ký kết hợp đồng này sẽ đảm nhiệm công việc đó theo những yêu cầu và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được quy định. 2. Hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập - Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) ký kết hợp đồng lao động để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở vị trí việc làm do viên chức đảm nhiệm theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị. - Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3) ký kết hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực còn thiếu so với định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành. Đối với đơn vị tự bảo đảm dưới 70% chi thường xuyên hoặc đơn vị chưa được giao quyền tự chủ tài chính thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thống nhất trước khi thực hiện. - Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4), trừ đơn vị thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế, được ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung để bổ sung nhân lực còn thiếu so với số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao hoặc để kịp thời thay cho số viên chức nghỉ thai sản, thôi việc, nghỉ hưu. - Đơn vị nhóm 4 thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng để làm công việc ở vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyển ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung, nhưng số lượng người ký kết hợp đồng lao động chiếm không quá 70% số chênh lệch giữa số lượng người làm việc được giao với số lượng theo định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành. Số lượng hợp đồng ký kết do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung ương xem xét, quyết định. - Đơn vị nhóm 3 và đơn vị nhóm 4 còn số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền giao thì phải thực hiện tuyển dụng đối với số được giao. - Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức chính quyền đô thị và nơi thí điểm tổ chức chính quyền đô thị căn cứ vào quy mô dân số, điều kiện về ngân sách, đặc thù về kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực còn thiếu so với định mức số lượng người làm việc quyết định việc ký kết hợp đồng dịch vụ với đơn vị, tổ chức ngoài công lập để thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực giáo dục và y tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm không làm tăng tổng chi ngân sách thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý nằm trên địa bàn các địa phương nêu trên do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý ở Trung ương quyết định. (Điều 9 Nghị định 111/2022/NĐ-CP) 3. Thẩm quyền ký hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập Thẩm quyền ký hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 11 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau: - Đối với đơn vị nhóm 1, đơn vị nhóm 2 và đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Người đứng đầu đơn vị hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng. - Đối với đơn vị nhóm 3 tự bảo đảm từ 10% đến dưới 70% chi thường xuyên và đơn vị nhóm 4: Người có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc với viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng. - Đối với ký kết hợp đồng dịch vụ: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp ký hợp đồng theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện ký hợp đồng sau khi báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-21
HƯỚNG DẪN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÚNG LUẬT

1. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là gì? Trước khi đi vào tìm hiểu quyền đường phương chấm dứt HĐLĐ là gì thì chúng ta cần phải biết được hợp đồng lao động ở đây là văn bản ràng buộc trách nhiệm giữa NLĐ và NSDLĐ dựa trên sự thỏa thuận về việc làm có trả công, quyền lợi và nghĩa vụ các bên. Do đó, khi một bên muốn tự ý chấm dứt mối quan hệ lao động này trước thời hạn giao kết mà không cần sự chấp thuận của bên còn lại trong hợp đồng thì được xem là đơn phương chấm dứt HĐLĐ.  2. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của Người lao động   Trong quá trình lao động mà bên NSDLĐ vi phạm các quy định đã thỏa thuận thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, trong một số trường mà các bên đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không thuộc các quy định vi phạm thì vẫn phải tuân theo các quy định về báo trước.  2.1 NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước   Khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì NLĐ không cần báo trước theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:   Trường hợp NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp NLĐ bị chuyển sang làm công việc khác.   Một vấn đề đặc biệt nhạy cảm trong quá trình lao động đó chính là không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.   NLĐ bị ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.   Ngoài ra, trường hợp lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì NLĐ có quyền chấm dứt HĐLĐ làm việc ngay lập tức và trình báo đến cơ quan điều tra xử lý.   Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc thì có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ.   NLĐ mà đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật thì đương nhiên được nghỉ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận thuê lao động cao tuổi.   NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.  2.2 NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần phải báo trước   Trường hợp mà NLĐ không thuộc các trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước. Mà muốn đơn phương thì cần phải báo trước cho NSDLĐ theo khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:   - Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn.   - Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ từ 12 tháng đến 36 tháng.   - Ít nhất 03 ngày đối với HĐLĐ dưới 12 tháng.   - Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.  3. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ   Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không chỉ có ở NLĐ mà phía NSDLĐ cũng có thể chấm dứt HĐLĐ mà không cần sự đồng thuận của bên lao động.  3.1 NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước Theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước với NLĐ bao gồm các trường hợp sau đây: NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo tiêu chí đánh giá trong quy chế của doanh nghiệp. Quy chế đánh giá công việc do doanh nghiệp có tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ. NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng - 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.   Khi sức khỏe của NLĐ bình phục thì NSDLĐ xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ với NLĐ.   Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.   NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn HĐLĐ.   NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.   NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ.  3.2 NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần phải báo trước   Trừ trường hợp NLĐ không có mặt tại nơi làm việc từ 5 ngày trở lên hoặc sau thời hạn tạm hoãn HĐLĐ thì các trường hợp còn lại doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho NLĐ như sau:   - Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn.   - Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ từ 12 tháng - 36 tháng.   - Ít nhất 03 ngày đối với HĐLĐ dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1  Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.   - Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.  4. Trường hợp NSDLĐ không được chấm dứt HĐLĐ   Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ bao gồm:   NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.   NLĐ đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được NSLĐ đồng ý.   NLĐ nữ mang thai; NLĐ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.   Như vậy, trường hợp các bên trong quan hệ lao động muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải xem xét từng trường hợp mà mình rơi vào rằng nó có thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ có phải báo trước hay không.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-20
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO? ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC KÝ HỢP ĐỒNG

1. Các trường hợp Cơ quan nhà nước ký hợp đồng lao động với người lao động Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện ký hợp đồng lao động của cơ quan nhà nước như sau: Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ... 2. Điều kiện, thẩm quyền ký hợp đồng lao động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập: a) Điều kiện ký hợp đồng lao động Phải có nhu cầu về các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này phù hợp với vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị đã được phê duyệt. b) Thẩm quyền ký hợp đồng lao động Đối với các cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện. Dẫn chiếu Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau: Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp: 1. Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; 2. Lái xe; 3. Bảo vệ; 4. Vệ sinh; 5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao động hợp đồng là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. 6. Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống. Theo đó, cơ quan nhà nước chỉ có ký hợp đồng lao động với người lao động khi có nhu cầu về các công việc như - Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; - Lái xe; - Bảo vệ; - Vệ sinh; - Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; - Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống. * Về thẩm quyền ký hợp đồng lao động tại các cơ quan nhà nước: Người đứng đầu cơ quan nhà nước mà cơ quan nhà nước này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng lao động. Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện. 2. Người lao động để ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước cần phải đáp ứng được những điều kiện gì? Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với người lao động như sau: Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp 1. Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp: a) Cá nhân: Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận; Có lý lịch rõ ràng; Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc; Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng. b) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ phải có khả năng thực hiện công việc nêu tại Điều 1 của Nghị định này và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Mục III Thông tư 15/2011/TT-BTCCBCP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BNV) cũng quy định như sau: Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và điều kiện đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng 1. Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: a) Đối với cá nhân: Có đủ sức khỏe để làm việc được cơ sở khám sức khỏe chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có lý lịch rõ ràng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng. b) Đối với cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ: Phải có đủ điều kiện thực hiện kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật. Như vậy, để ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau: - Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận; - Có lý lịch rõ ràng, năng lực và trình độ để hoàn thành công việc; - Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng. 3. Kinh phí để chi trả cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được cơ quan nhà nước lấy từ nguồn thu nào? Căn cứ Điều 7 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về kinh phí thực hiện như sau: Kinh phí thực hiện 1. Đối với cơ quan hành chính thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật. 2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này được lấy từ nguồn tài chính ngoài quỹ tiền lương hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật Theo đó, đối với cơ quan nhà nước thì kinh phí thực hiện hợp đồng lao động sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
ĐIỀU KIỆN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI ĐANG MANG THAI VÀ NGƯỜI ĐANG NGHỈ THAI SẢN

1. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thai sản không? Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Bảo vệ thai sản ... 3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.” Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Như vậy, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai hoặc nghỉ thai sản. 2. Người lao động mang thai có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không? Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: ... đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;…” Và theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 như sau: “Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai 1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.” Như vậy, người lao động nữ nếu có xác nhận của cơ sở y tế về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần tuân thủ các quy định về thời hạn báo trước, nhưng người lao động phải gửi giấy xác nhận trên cho người sử dụng lao động biết. 3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thai sản thì bị xử phạt như thế nào? Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: “Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: ... i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; ... 3. Biện pháp khắc phục hậu quả ... c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.” *Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo quy định, khi người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do mang thai hoặc nghỉ thai sản thì bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng (cá nhân) và từ 20 - 40 triệu đồng (tổ chức). Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc.   Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-20
NGHỈ VIỆC TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC CÓ ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG KHÔNG?

1. Thời gian thử việc được hiểu như thế nào? Thời gian thử việc là thỏa thuận quan trọng giữa người lao động và nhà tuyển dụng, nhằm thực hiện công việc thử trong một khoảng thời gian nhất định được quy định bởi pháp luật. Thời gian thử việc không chỉ đơn thuần là một hình thức thỏa thuận pháp lý, mà nó còn là một giai đoạn quan trọng trong quá trình tuyển dụng và xác định phù hợp của người lao động với công việc. Thông qua thời gian thử việc, người lao động có cơ hội trải nghiệm công việc thực tế và điều chỉnh đáp ứng theo yêu cầu công việc. Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Tiền lương thử việc như sau: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.” Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Kết thúc thời gian thử việc như sau: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.” Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Thời gian thử việc như sau: “Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: 1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; 2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; 4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.” 2. Không trả lương khi nghỉ việc trong thời gian thử việc có vi phạm pháp luật? Theo Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, nghĩa vụ của người lao động khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định: - Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, họ không được hưởng trợ cấp thôi việc từ người sử dụng lao động. Trợ cấp thôi việc thường là một khoản tiền được trả cho người lao động khi họ bị sa thải hoặc hợp đồng lao động kết thúc một cách hợp pháp. Tuy nhiên, khi vi phạm pháp luật, người lao động sẽ không được nhận trợ cấp này. - Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. Điều này đảm bảo rằng người sử dụng lao động không mất mát tài chính do việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. - Phải hoàn trả chi phí đào tạo: Nếu hợp đồng lao động có quy định về chi phí đào tạo tại Điều 62 của Bộ luật lao động (hoặc quy định tương tự), người lao động sẽ phải hoàn trả cho người sử dụng lao động các chi phí đào tạo đã được họ hỗ trợ. Điều này đảm bảo rằng người sử dụng lao động không chịu thiệt hại tài chính do việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Như vậy, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, họ phải tuân thủ các nghĩa vụ như không nhận trợ cấp thôi việc, bồi thường tài chính cho người sử dụng lao động và hoàn trả chi phí đào tạo theo quy định. Các nghĩa vụ này nhằm đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động trong trường hợp vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 thì nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Hãy đi vào từng điểm một: - Phải nhận người lao động trở lại làm việc: Người sử dụng lao động phải chấp nhận và đưa người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết trước đó. Điều này đảm bảo quyền của người lao động được tiếp tục công việc và tránh tình trạng bị sa thải trái pháp luật. - Trả tiền lương và đóng bảo hiểm: Trong những ngày người lao động không được làm việc do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, người sử dụng lao động phải trả tiền lương cho người lao động và đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đồng thời, họ cũng phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Điều này đảm bảo rằng người lao động không gặp thiệt hại về tài chính sau khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. - Hoàn trả các khoản trợ cấp: Nếu người lao động đã nhận các khoản trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm từ người sử dụng lao động trước đó, khi được nhận lại làm việc, người lao động phải hoàn trả lại các khoản tiền này cho người sử dụng lao động. Điều này đảm bảo sự công bằng và đồng nhất trong việc trợ cấp giữa hai bên. - Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lao động: Trong trường hợp công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động không còn vị trí hoặc công việc tương ứng, nhưng người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc, hai bên có thể thỏa thuận để sửa đổi hoặc bổ sung hợp đồng lao động. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi và mong muốn của cả người lao động và người sử dụng lao động được đáp ứng. - Trả tiền lương không báo trước: Nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước trong hợp đồng lao động, họ phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không được báo trước. Điều này đảm bảo rằng người lao động không gặp thiệt hại về tài chính khi bị chấm dứt hợp đồng mà không có thông báo trước. - Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc: Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc sau khi hợp đồng lao động bị đơn phương chấm dứt trái pháp luật, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền đã được quy định tại khoản 1 (được đề cập trước đó) và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động. Điều này đảm bảo rằng người lao động không gặp thiệt hại về tài chính khi họ không muốn tiếp tục làm việc. - Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động: Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, ngoài khoản tiền đã được quy định tại khoản 1 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên sẽ thỏa thuận về một khoản tiền bồi thường bổ sung cho người lao động. Khoản tiền này ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. Điều này nhằm đảm bảo rằng người lao động không gặp thiệt hại về tài chính khi họ không được nhận lại công việc từ người sử dụng lao động. Từ quy định trên, có thể khẳng định rằng, trong thời gian thử việc, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được trả lương, còn nếu người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải hoàn trả lương đầy đủ và bồi thường cho người lao động. Tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Như vậy, thử việc có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước (nghỉ ngang) và vẫn được nhận lương trong quá trình đã làm, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.     Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-14
Hồ sơ, thủ tục vay vốn tại NHCSXH để ký quỹ đi làm việc tại Hàn Quốc

Hồ sơ, thủ tục vay vốn tại NHCSXH để ký quỹ đi làm việc tại Hàn QuốcTheo đó, để được vay vốn tại NHCSXH, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:(1) Thuộc đối tượng chính sách được vay vốn tại NHCSXH để đi làm việc ở nước ngoài theo quy định hiện hành.(2) Đã ký hợp đồng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước.(3) Có đăng ký thường trú trên địa bàn nơi Ngân hàng Chính sách xã hội giải quyết thủ tục cho người lao động vay vốn.Hồ sơ vay vốn tại NHCSXH để ký quỹ đi làm việc tại Hàn Quốc gồm có:(1) Bản chính Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã nơi người lao động đăng ký thường trú theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định 16/2023/QĐ-TTg .(2) Bản sao Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS giữa Trung tâm lao động ngoài nước và người lao động, xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.(3) Bản sao Căn cước công dân hoặc bản sao Chứng minh nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu còn hiệu lực, xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.Ngoài các tài liệu nêu trên, trường hợp người lao động thuộc đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng bổ sung bản sao Giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP ;- Trường hợp người lao động thuộc đối tượng bị thu hồi đất nộp bổ sung bản sao Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.Thủ tục vay vốn như sau:- Sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước, người lao động đề nghị UBND cấp xã nơi người lao động đăng ký thường trú xác nhận về đối tượng thụ hưởng trên Giấy đề nghị vay vốn.- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định trên, NHCSXH thực hiện phê duyệt cho vay theo quy định.

Chi Tiết