01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-05-31
ĐIỀU KIỆN MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH BỊ CẤM

Điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định như thế nào? Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấp gồm những gì?1. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranhCác thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:(1) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.(2) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.(3) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.(4) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.(5) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.(6) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.(7) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.(8) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.(9) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.(10) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.(11) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.(Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018)2. Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm- Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 bị cấm được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:+ Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;+ Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;+ Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.- Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.(Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018)3. Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấmDoanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.Hồ sơ đề nghị miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:- Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;- Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;- Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;- Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018 kèm theo chứng cứ để chứng minh;- Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.(Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018)  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-05-31
CÁC TRƯỜNG HỢP HỦY KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

1. Các trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sảnTheo Điều 72 Luật Đấu giá tài sản 2016, kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:(1) Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;(2) Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016;(3) Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể như sau:- Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;- Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;- Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: + Không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; + Không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; + Thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; + Cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;- Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;- Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.(4) Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;(5) Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016.2. Hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sảnTrường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản theo quy định tại (2), (3), (4) và (5) mục 1 thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.(Điều 73 Luật Đấu giá tài sản 2016)  

Chi Tiết