01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP LÀ TÀI KHOẢN MỨC ĐỘ 1 HAY MỨC ĐỘ 2? DOANH NGHIỆP CÓ THỂ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN VÀO MỤC ĐÍCH GÌ?

1. Doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình vào những mục đích gì? Căn cứ khoản 7 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau: “Sử dụng tài khoản định danh điện tử 6. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là người nước ngoài có giá trị tương đương như việc sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của người nước ngoài được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. 7. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là tổ chức do người đại diện theo pháp luật thực hiện hoặc giao cho người được ủy quyền sử dụng. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức có giá trị chứng minh danh tính điện tử của tổ chức khi thực hiện giao dịch có yêu cầu chứng minh thông tin về tổ chức đó; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của tổ chức được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. 8. Khi chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trong các hoạt động, giao dịch điện tử thì có giá trị tương đương với việc xuất trình giấy tờ, tài liệu để chứng minh thông tin đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.” Theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình để: - Chứng minh danh tính điện tử của doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch có yêu cầu chứng minh thông tin về doanh nghiệp; - Cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của doanh nghiêp được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó. 2. Tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp là tài khoản mức độ 1 hay mức độ 2? Căn cứ khoản 3 Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định về tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của doanh nghiệp như sau: “Phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử 1. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của người nước ngoài gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định này. 2. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông thì quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này. 3. Tài khoản định danh điện tử của tổ chức gồm những thông tin quy định tại Điều 9 Nghị định này là tài khoản định danh điện tử mức độ 2.” Theo đó, tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp sẽ thuộc tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp sẽ bao gồm những thông tin được quy đinh tại Điều 9 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, cụ thể: - Mã định danh điện tử của tổ chức. - Tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước ngoài (nếu có). - Ngày, tháng, năm thành lập. - Địa chỉ trụ sở chính. - Số định danh cá nhân hoặc số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu của tổ chức. 3. Doanh nghiệp đăng ký tài khoản định danh điện tử thì phải nộp lệ phí là bao nhiêu? Căn cứ Điều 31 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về chi phí cấp tài khoản định danh điện tử như sau: “Chi phí cấp, sử dụng tài khoản định danh điện tử và sử dụng dịch vụ xác thực điện tử 1. Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ xác thực điện tử thanh toán chi phí cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật.” Như vậy, doanh nghiệp khi đăng ký tài khoản định danh điện tử sẽ không cần phải nộp lệ phí đăng ký và cả chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
MỨC THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NĂM 2023

1. Năm 2023 có được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống 8% theo Nghị quyết 43 không? Theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, giảm thuế giá trị gia tăng như sau: - Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: + Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. + Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. + Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. + Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu trên thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng. - Mức giảm thuế giá trị gia tăng + Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ. + Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% như trên chỉ áp dụng đến hết ngày 31/12/2022. Như vậy, năm 2023 không được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP. 2. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 Do không còn được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP, nên mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 được thực hiện theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng cụ thể: 2.1. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây: - Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; - Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; - Dịch vụ cấp tín dụng; - Chuyển nhượng vốn; - Dịch vụ tài chính phái sinh; - Dịch vụ bưu chính, viễn thông; - Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ. 2.2. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; - Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng; - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. - Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn; - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo; - Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; - Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; - Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách chính trị, sách giáo khoa, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số; - Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; - Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở. 2.3. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% và 5% (Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, được sửa đổi 2013, 2014, 2016).    Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
PHÂN BIỆT CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Tiêu chí Công ty cổ phần Công ty đại chúng Khái niệm Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020 (Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020) Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây: - Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; - Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Doanh nghiệp 2020. (Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán 2019) Chi phí duy trì công ty Thông thường chi phí quản lý công ty cổ phần thường ít hơn so với công ty đại chúng Chi phí quản lý công ty đại chúng nhiều hơn công ty cổ phần vì có cơ cấu tổ chức, quản lý phức tạp hơn và thường có nhiều cổ đông hơn. Ngoài ra, công ty đại chúng còn phải chịu chi phí để đáp ứng yêu cầu về lập báo cáo tài chính và công bố thông tin. Số lượng cổ đông Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa (điểm b, khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020) Thông thường có trên 100 cổ đông. Không hạn chế số lượng tối đa. Nghĩa vụ công bố thông tin Chủ yếu có nghĩa vụ nộp báo cáo định kỳ về hoạt động cho cơ quan cấp phép là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan thuế, Cơ quan lao động và Cơ quan thống kê. Có nghĩa vụ công bố thông tin cho Sở kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan thuế, Cơ quan lao động, Cơ quan thống kê và công khai cho cả công chúng, Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty đại chúng niêm yết. Cơ quan quản lý doanh nghiệp Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận quản lý, thực hiện các thủ tục đăng ký, sáp nhập, chia tách, giải thể… của các công ty cổ phần thông thường. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban chứng khoán nhà nước là các cơ quan thực hiện việc quản lý hoạt động và thực hiện thực hiện các thủ tục đăng ký, sáp nhập, chia tách, giải thể… của các công ty cổ phần thông thường phù hợp với chứng năng và nhiệm vụ của từng cơ quan. Tư cách pháp nhân Công ty cổ phần và công ty đại chúng đều có tư cách pháp nhân Trách nhiệm của chủ sở hữu công ty Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp và cổ phần đã góp đủ. Khả năng huy động vốn - Đều được phép vay vốn ngân hàng - Đều được phép phát hành bất kỳ loại trái phiếu nào (bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi) - Đều được phép phát hành cổ phiếu - Đều được phép phát hành các loại chứng khoán khác.   Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
PHÂN BIỆT VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU? MỐI LIÊN QUAN GIỮA VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU NHƯ THẾ NÀO?

1. Vốn điều lệ là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định như sau: “34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.” Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. 2. Vốn chủ sở hữu là gì? Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể cũng như giải thích rỏ ràng về vốn chủ sở hữu là gì. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu thường được hiểu là loại vốn do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần đưa vào để phục vụ cho hoạt động của công ty. Đồng thời, là phần tài sản thuần của doanh nghiệp hay phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả. 3. Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu? - Thứ nhất, về bản chất: + Vốn điều lệ là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để chủ thể góp vốn trở thành chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty đó. + Vốn chủ sở hữu là khoản tài sản mà những chủ thể trên thực tế đã là chủ sở hữu của công ty, trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lại được. - Thứ hai, về cơ chế hình thành: + Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. + Vốn chủ sở hữu có thể hình thành do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do nhà nước cấp, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp. - Thứ ba, về đặc điểm: + Vốn điều lệ có thể được coi là một khoản tài sản hoặc cũng có thể là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản. + Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. - Thứ tư, ý nghĩa: + Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. + Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. 4. Mối liên quan giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu như thế nào? Tuy vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau nhưng lại có mối liên quan với nhau trong việc giúp cho doanh nghiệp được vận hành và hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể như sau: - Khi vốn điều lệ tăng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, phát triển và thu lại nhiều lợi nhuận. Khi đó, một phần lợi nhuận thu được sẽ được cộng vào và làm tăng vốn chủ sở hữu giúp cho công ty mở rộng quy mô, phát triển tăng lợi nhuận. - Vốn điều lệ công ty lớn do nhiều thành viên cùng cam kết góp vốn và chịu trách nhiệm về tài sản hay các khoản nợ của doanh nghiệp. Điều này sẽ có lợi trong việc giúp doanh nghiệp tạo niềm tin, sự uy tín đối với khách hàng, ổn định vốn chủ sở hữu, thúc đẩy kinh doanh, hạn chế thua lỗ và các khoản nợ. - Vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sử dụng nguồn lực và sự phát triển của công ty trong suốt quá trình hoạt động. Khi vốn chủ sở hữu tăng sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào góp vốn và mở rộng quy mô doanh nghiệp. 5. Tài sản nào được dùng để góp vốn điều lệ? Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “Tài sản góp vốn 1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. 2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.” Theo đó, tài sản dùng để góp vốn điều lệ bao gồm: - Đồng Việt Nam - Ngoại tệ tự do chuyển đổi. - Vàng - Quyền sử dụng đất - Quyền sở hữu trí tuệ, - Công nghệ, - Bí quyết kỹ thuật, - Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ TRONG ĐIỀU LỆ CÔNG TY

Điều lệ công ty là một trong những tài liệu bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp từ nhân), bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Điều lệ còn được ví như “Hiến pháp” của công ty, là văn bản quan trọng nhất, có hiệu lực cao nhất trong phạm vi công ty. Điều lệ công ty là khung pháp lý ghi nhận các nội dung cơ bản nhất, cần thiết nhất về cơ cấu tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành cho đến việc cải tổ và chấm dứt hoạt động của công ty. Cụ thể, Điều lệ công ty được quy định theo Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 1. Các nội dung bắt buộc phải có trong Điều lệ công ty Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có). - Ngành, nghề kinh doanh. - Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần. - Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. - Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần. - Cơ cấu tổ chức quản lý. - Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. - Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ. - Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên. - Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần. - Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh. - Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty. - Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Ngoài các nội dung bên trên, công ty có thể thêm vào Điều lệ các nội dung khác nhưng phải đảm bảo không trái với quy định pháp luật (Căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020). 2. Quy định về họ tên, chữ ký trong Điều lệ công ty Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ công ty phải bao gồm họ tên, chữ ký của những người sau: 2.1. Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ tên, chữ ký của: - Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. - Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần. 2.2. Điều lệ công ty khi sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của: - Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh. - Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ CÔNG TY MẸ, CÔNG TY CON?

1. Xác định công ty mẹ và công ty con Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; - Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; - Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó. Như vậy, không nhất thiết công ty mẹ phải thành lập trước công ty con; mối liên quan giữa công ty mẹ và công ty con là về vốn và quyền điều hành như nội dung ở trên. 2. Hạn chế quyền của công ty con Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. 3. Hạn chế của các công ty con khi công ty mẹ sở hữu từ 65% vốn nhà nước trở lên Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Điều 12. Sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty – Nghị định 47/2021/NĐ-CP 1. Việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm trường hợp sau: a) Cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới. b) Cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập. c) Cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập. 2. Doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước theo khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên. 3. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của công ty chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 khi đề xuất, quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác và cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm quy định tại khoản này. 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020. Điều 194. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty - Luật Doanh nghiệp 2020 1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này. 2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Các loại cổ phần trong công ty cổ phần Theo Khoản 1, 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, thì cổ phần bao gồm 2 loại chính: Cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong cổ phần ưu đãi thì bao gồm các loại Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. 2. Phân biệt các loại cổ phần Tiêu chí Cổ phần phổ thông Cổ phần ưu đãi cổ tức Cổ phần ưu đãi hoàn lại Cổ phần ưu đãi biểu quyết Khái niệm Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của doanh nghiệp, được phân chia dựa trên vốn điều lệ của công ty. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác;số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chủ thể sở hữu Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Đặc điểm Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi; Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.   Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.     Quyền biểu quyết Thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Không có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020. Không có quyền biểu quyết,trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020. Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chuyển nhượng Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Được quyền chuyển nhượng. Được quyền chuyển nhượng Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế. Căn cứ pháp lý Điều 114, 115 Luật doanh nghiệp 2020 Điều 117 Luật doanh nghiệp 2020 Điều 118 Luật doanh nghiệp 2020 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020      Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
PHÂN BIỆT CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ 2 THÀNH VIÊN

1. Phân biệt công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên *Giống nhau - Đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Thành viên công ty, chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình. - Thành viên của công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên đều có thể là tổ chức hoặc cá nhân. - Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. - Đều được phát hành trái phiếu để huy động vốn. - Không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát. - Đều có thể điều chỉnh việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Theo đó việc giảm vốn điều lệ chỉ có thể thực hiện sau 02 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện cụ thể (trừ trường hợp thành viên công ty không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty). *Khác nhau Tiêu chí Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Số lượng thành viên Chỉ có 1 thành viên tham gia góp vốn và là chủ sở hữu công ty. (Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020) Có 2 thành viên đến tối đa 50 thành viên góp vốn và là các chủ sở hữu công ty. (Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)   Thủ tục tăng giảm vốn điều lệ công ty Theo Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 công ty tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. - Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. - Công ty giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: + Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty; + Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: + Tăng vốn góp của thành viên + Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới. - Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.  - Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: + Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; + Mua lại phần vốn góp của thành viên; + Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn Về chuyển nhượng vốn góp Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty. (Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020) - Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại. - Các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và sau đó nếu các thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào bán cho các thành viên còn lại. (Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020) Về cơ cấu tổ chức - Không bắt buộc phải có Hội đồng thành viên. - Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: + Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; + Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. (Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020) - Có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.(Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020) Trách nhiệm đối với vốn góp Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.(Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020) Các thành viên công ty cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.(Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020) 2. Ưu và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên và hai thành viên 2.1. Công ty TNHH một thành viên *Ưu điểm - Ít gây rủi ro cho chủ sở hữu vì chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp. - Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. - Chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động của công ty *Nhược điểm - Việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác - Đối với trường hợp góp thêm vốn phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.- Không được phát hành cổ phần, gây khó khăn trong việc huy động vốn 2.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên *Ưu điểm  - Ít gây rủi ro cho thành viên góp vốn vì chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp. - Số lượng thành viên nhiều nên việc huy động vốn sẽ dễ hơn so với công ty TNHH một thành viên - Việc chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ trong nội bộ công ty nên dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự xâm nhập của người lạ vào công ty. Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển nhượng vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng không. *Nhược điểm - Số lượng thành viên bị giới hạn nên không thể thêm hoặc bớt thành viên trong phạm vi được pháp luật quy định - Không được phát hành cổ phần, gây khó khăn trong việc huy động vốn.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết