01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Mẫu thay đổi thông tin đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất thế nào?

Mẫu thay đổi thông tin đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất thế nào?mẫu thay đổi thông tin mã số thuế cá nhân như sau:Mẫu số: 08-MST(Ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính)CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc—————TỜ KHAIĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ□ Doanh nghiệp, hợp tác xã□ Tổ chức□ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh□ Cá nhân□ Khác1. Tên người nộp thuế:2. Mã số thuế3. Địa chỉ trụ sở chính4. Thông tin đại lý thuế (nếu có):4a. Tên:4b. Mã số thuế:4c. Hợp đồng đại lý thuế: Số                                ngàyĐăng ký bổ sung, thay đổi các chỉ tiêu đăng ký thuế như sau:Chỉ tiêu (1)Thông tin đăng ký cũ (2)Thông tin đăng ký mới (3)I- Điều chỉnh thông tin đã đăng ký:Ví dụ:– Chỉ tiêu 4: Địa chỉ nhận thông báo thuế trên tờ khai 01-ĐK-TCT-…..II- Bổ sung thông tin:Ví dụ:– Bảng kê BK02-ĐK-TCT– ….124 Lò Đúc – Hà Nội235 Nguyễn Thái Học – Hà Nội Bổ sung đơn vị phụ thuộc…Người nộp thuế cam đoan những thông tin kê khai trên là hoàn toàn chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã khai./.NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾHọ và tên: …….Chứng chỉ hành nghề số: ……..…., ngày: …./…../……………NGƯỜI NỘP THUẾ hoặcĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾKý, ghi họ tên và đóng dấu (nếu có)

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Thuế môn bài của Hợp tác xã

Căn cứ pháp lýNghị định 126/2020/ND-CPThuế môn bài hợp tác xã là gì?Thuế môn bài còn được gọi là lệ phí môn bài. Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào GPKD (môn bài) của tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Hiểu đơn giản, đây là mức thuế mà tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó có hợp tác xã, phải nộp hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký; doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy quốc gia/địa phương.Hợp tác xã có nộp thuế môn bài hay không?Những đối tượng phải nộp thuế môn bài bao gồm:Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.- Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.- Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”Như vậy, hợp tác xã là tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã và là một trong các đối tượng phải nộp thuế môn bài, căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.Ngoài ra, các hợp tác xã cần lưu ý nếu hợp tác xã thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì sẽ được miễn thuế môn bài. Cụ thể, các trường hợp được miễn thuế môn bài bao gồm:- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.- Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.Thủ tục kê khai nộp thuế môn bài của hợp tác xãKhai lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (trong đó có hợp tác xã) được thực hiện như sau:Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơkhai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.* Hồ sơ kê khai: Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP.* Nơi nộp tờ khai: Nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-21
MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY HỢP DANH

1. Công ty hợp danh là gì? Theo quy định tại Điều 172 Luật doanh nghiệp, Công ty hợp danh là công ty có ít nhất hai cá nhân là thành viên hợp danh cùng nhau bỏ vốn kinh doanh cùng chia lãi và chịu trách  nhiệm vô hạn và liên đới với các khoản nợ của công ty. Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh giữ vai trò quan trọng, phân công nhau nắm giữ các chức danh quản lý công ty thực hiện mọi hoạt động điều hành của công ty, thành viên góp vốn không được tham gia vào hoạt động quản lý công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận của các thành viên hợp danh. Mô hình tổ chức quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc ( tổng giám đốc). Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty hợp danh. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên ( thành viên hợp danh và thành viên góp vốn). Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền quyết định các công việc kinh doanh của công ty. Giám đốc (tổng giám đốc): Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời kiêm Giám đốc( tổng giám đốc). Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (tổng giám đốc) có các nhiệm vụ chính như: Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách thành viên hợp danh, triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên, phân công phối hợp với công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh, đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác. 2. Nghĩa vụ của của các thành viên: 2.1. Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: - Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh; - Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; - Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; - Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật; - Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án; đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; - Nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định. 2.2. Nghĩa vụ của thành viên hợp danh: - Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty; - Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; - Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; - Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty; - Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty; - Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ; - Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu; - Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty. 2.3. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn: - Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp; - Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty; - Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên; - Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.       Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618   

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-19
HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠIHuy động vốn ngày nay không còn là một khái niệm mới, được hiểu là quá trình tìm kiếm, khai thác vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đưa vốn vào thực hiện quá trình kinh doanh, sản xuất.Pháp luật hiện hành cũng đã có quy định cụ thể về các hình thức huy động vốn được chấp nhận đối với Dự án  bất động sản về nhà ở thương mại để chủ đầu tư lựa chọn thực hiện.Theo đó, căn cứ Điều 68, 69 Luật Nhà ở 2014 và Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có 3 cách thức để huy động vốn đối với dự án nhà ở thương mại:Hình thức 1: Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.Hình thức 2: Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.Hình thức 3: Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam hoặc phát hành trái phiếu1.  Về hình thức 1: Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.-       Điều kiện:Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết quy định tại điểm này chỉ được ký kết hợp đồng khi đáp ứng đủ những điều kiện tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:                i.         Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt theo quy định của pháp luật;               ii.         Dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt;             iii.         Đã có biên bản bàn giao mốc giới của dự án;             iv.         Đã có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng nơi có dự án               v.         Các Bên chỉ được phân chia lợi nhuận:°        Bằng tiền hoặc cổ phiếu trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng;°        Chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động vốn này hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở-       Thủ tục xin cấp phép của Sở Xây dựng quy định (i):  Hồ sơ gửi Sở Xây dựng đề nghị thông báo đủ Điều kiện được huy động vốn theo hình thức 1 được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BTC bao gồm các giấy tờ sau đây:+ Văn bản đề nghị thông báo đủ Điều kiện huy động vốn;+ Bản sao có chứng thực quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quyết định phê duyệt kèm theo hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở;+ Văn bản xác nhận của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai về việc đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng theo tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt;+ Bản sao có chứng thực biên bản bàn giao mốc giới của dự án theo tiến độ dự án được duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ+ Hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định thì Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được huy động vốn gửi chủ đầu tư;+ Hồ sơ chưa có đủ giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được huy động vốn thì phải có văn bản nêu rõ lý do+ Trường hợp đã đủ điều kiện huy động vốn và chủ đầu tư đã gửi hồ sơ đề nghị nhưng quá thời hạn quy định mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng huy động vốn nhưng phải chịu trách nhiệm về việc huy động vốn này; Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo việc đủ điều kiện được huy động vốn sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư2.    Hình thức 2: Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.Chủ đầu tư huy động vốn theo hình thức này phải đảm bảo điều kiện về tiến độ dự án, chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và phải được bảo lãnh theo quy định tại Điều 55, 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014-       Điều kiện về tiến độ dự ánChủ đầu tư huy động vốn phải có văn bản gửi Sở Xây dựng nơi có nhà ở kèm theo giấy tờ chứng minh nhà ở có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014:“Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự ánTrường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.”-       Điều kiện về chấp thuận của cơ quan có thẩm quyềnChủ đầu tư xin chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thông qua thủ tục sau:Hồ sơ bao gồm:+ Tài liệu được quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014+ Trường hợp có thế chấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua: chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó. Trường hợp không có thế chấp dự án hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải ghi rõ cam kết chịu trách nhiệm trong văn bản gửi Sở Xây dựng.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ+ Hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định thì Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua gửi chủ đầu tư+ Hồ sơ chưa có đủ giấy tờ theo quy định thì phải có văn bản nêu rõ lý do.+ Trường hợp chủ đầu tư đã gửi hồ sơ nhưng quá thời hạn quy định tại điểm này mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo và nhà ở đó đã đủ điều kiện được bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai nhưng phải chịu trách nhiệm về việc bán, cho thuê mua nhà ở này; Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.+ Trường hợp sau khi Sở Xây dựng có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhưng chủ đầu tư không bán, cho thuê mua mà thực hiện thế chấp nhà ở này thì việc bán, cho thuê mua nhà ở này sau khi thế chấp chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện và có văn bản thông báo của Sở Xây dựng theo quy định tại điểm này;+ Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.-       Điều kiện về bảo lãnh:Điều kiện này được quy định chi tiết tại điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014:“Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.”Phạm vi, điều kiện, nội dung và phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm thực hiện trách nhiệm của bên bảo lãnh quy định của pháp luật. Hợp đồng bảo lãnh có thời hạn cho đến khi nhà ở được bàn giao cho bên mua, bên thuê mua.3.    Hình thức 3: Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt NamTrong trường hợp này việc huy động vốn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 148 Luật Nhà ở 2014:“a) Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;b) Trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và không nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại điểm a khoản này;”Hồ sơ, quy trình vay vốn tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính sẽ do chủ đầu tư dự án và tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính thoả thuận, quy định cụ thể.Như vậy, trường hợp Chủ đầu tư ký hợp đồng huy động vốn không đúng với quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Nhà ở 2014 thì không được pháp luật công nhận, Chủ đầu tư sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP và phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn. *Cơ sở pháp lý:Căn cứ Điều 68, 69, 147, 148 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2014Điều 19 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở được Chính phủ Việt Nam thông qua ngày 20/10/2015Điều 9 Thông tư 99/2016/TT-BXD sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 07/2021/TT-BXDĐiều 55, 56 Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2014

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-19
TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP?

TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP? 1.    Tổ chức lại doanh nghiệp là gì                   Theo quy định tại khoản 31 Điều 4  Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi; nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi; các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn; công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu hoặc để nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.    Đặc điểm của tổ chức lại doanh nghiệpTổ chức lại doanh nghiệp có các đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:- Về đối tượng: Đối tượng được tổ chức lại là doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trước và sau khi diễn ra hoạt động tổ chức lại, gọi chung là doanh nghiệp được tổ chức lại.Về nguyên tắc, tổ chức lại doanh nghiệp có thể diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, song, xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu điều chỉnh pháp luật, mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp có thể chỉ được diễn ra ở một hoặc một số loại hình doanh nghiệp nhất định. Ví dụ: Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, vấn đề chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tư nhân không được đặt ra, do tính chất một chủ sở hữu và mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tổ chức lại dưới dạng chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên thì hoàn toàn có thể được.- Về tính chất: Tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động có thể làm thay đổi tư cách pháp lý, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là: Ở trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, tách doanh nghiệp, việc tổ chức lại doanh nghiệp làm hình thành doanh nghiệp mới, thậm chí có thể là doanh nghiệp khác loại hình. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bị hợp nhất, doanh nghiệp bị chuyển đổi, doanh nghiệp bị chia...- Về hệ quả pháp lý: Tổ chức lại doanh nghiệp có đặc trưng là tồn tại sự kế thừa, chuyển giao các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các doanh nghiệp tham gia tổ chức lại. Điều này làm hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng không cần thiết đến các đối tác và người lao động của doanh nghiệp được tổ chức lại. Nói cách khác, tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa nội bộ các doanh nghiệp liên quan và ít ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ với đối tác do cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.- Về hình thức thực hiện tổ chức lại: Tổ chức lại doanh nghiệp diễn ra với các hình thức đa dạng, gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp. 3.    Ý nghĩa của hỏa động tổ chức lại doanh nghiệpHoạt động tổ chức lại doanh nghiệp thường hướng tới mục tiêu là thay đổi quy mô doanh nghiệp, bên cạnh đó, hoạt động này mang những ý nghĩa sau:Thứ nhất, Tổ chức lại doanh nghiệp là một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tối đa hoạt động của doanh nghiệp.Thứ hai, Tổ chức lại doanh nghiệp cũng giải quyết được vấn đề mâu thuẫn nội bộ giữa các chủ đầu tư trong doanh nghiệp (chia, tách doanh nghiệp), tránh việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản ( hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp). Ngoài ra, tổ chức lại doanh nghiệp còn đảm bảo thực hiện mục đích duy trì hoạt động của doanh nghiệp, khi không đáp ứng được đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật (chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).Thứ ba, Hiệu quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp sẽ là sự thay đổi quy mô kinh doanh ( từ công ty có quy mô lớn thành công ty có quy mô nhỏ hơn hoặc ngược lại). Ví dụ như việc chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH; v.v…

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-19
CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BẤT THƯỜNG

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Vậy khi nào cần triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường và quy trình triệu tập như thế nào?CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BẤT THƯỜNGCác trường hợp triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thườngTheo quy định tại khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Đại hội đồng cổ đông họp bất thường trong trường hợp:·       Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;·       Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;·       Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty;·       Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;·       Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.Khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp:·       Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;·       Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.Ngoài ra, yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp trên phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây:-       Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;-       Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;-       Số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty;-       Căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.QUY TRÌNH TRIỆU TẬP HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BẤT THƯỜNGTriệu tập Đại hội đồng cổ đông:Khoản 2,3 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc triêu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường như sau:·       Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật hoặc nhận được yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên  hoặc theo yêu cầu của Ban kiểm soát.·       Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định.·       Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định.Như vậy, người có thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên. Người triệu tập Đại hội đồng cổ đông phải (Khoản 5 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020):·       Lập danh sách Cổ đông có quyền dự họp: Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không sớm hơn 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.·       Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông:  Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu.·       Lập chương trình và nội dung cuộc họp: Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.·       Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp.·       Dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;·       Xác định thời gian và địa điểm họp;·       Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này: Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.·       Các công việc khác phục vụ cuộc họp.Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đôngCổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:·      Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;·      Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;·      Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;·      Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;·      Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.Các bước tiến hành Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường được thực hiện như trình tự tiến hành Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên đã được phân tích tại bài viết (link bài viết Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên) 

Chi Tiết