01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
LĨNH VỰC ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THÌ BÊN CHO VAY LÀ AI? BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN NÀY CẦN CÓ KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỰ QUAN TÂM CỦA BÊN CHO VAY KHÔNG?

1. Trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì bên cho vay là ai? Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Bên cho vay là tổ chức, cá nhân cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP vay vốn để thực hiện hợp đồng dự án PPP.: Theo đó, trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì bên cho vay là tổ chức, cá nhân cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư vay vốn để thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 2. Bên cho vay trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có những quyền gì? Căn cứ theo Điều 53 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Quyền của bên cho vay 1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án PPP, quyền của bên cho vay thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng dự án PPP và quy định của pháp luật có liên quan. 2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP trước thời hạn mà phải lựa chọn nhà đầu tư thay thế, bên cho vay phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư thay thế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật này. 3. Nội dung quy định tại khoản 2 Điều này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng, bên cho vay và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.” Như vậy, bên cho vay trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có những quyền sau đây: - Trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, quyền của bên cho vay thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định của pháp luật có liên quan. - Trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trước thời hạn mà phải lựa chọn nhà đầu tư thay thế, bên cho vay phối hợp với cơ quan ký kết hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư thay thế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020. - Nội dung quy định tại khoản 2 Điều này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng, bên cho vay và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 3. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có bắt buộc phải có nội dung kết quả khảo sát sự quan tâm của bên cho vay không? Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 19 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP 1. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ quyết định chủ trương đầu tư. 2. Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư; b) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; c) Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác; d) Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng; đ) Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu có); e) Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án; g) Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu; h) Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; i) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.’ Như vậy, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư phải có những nội dung trên. Và nội dung của báo cáo này không bắt buộc phải có kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
NHIỆM VỤ VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN, ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT?

1. Nhiệm vụ về quy hoạch, kế hoạch của Sở Kế hoạch và Đầu tư được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT quy định nhiệm vụ về quy hoạch, kế hoạch của Sở Kế hoạch và Đầu tư như sau: - Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch tỉnh; kế hoạch, chính sách, giải pháp, bố trí nguồn lực thực hiện và đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh; tổ chức lấy ý kiến, tổ chức công bố quy hoạch tỉnh; cung cấp dữ liệu có liên quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch; rà soát, đề xuất chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh; báo cáo về hoạt động quy hoạch trên địa bàn tỉnh hằng năm; quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; - Xây dựng, đánh giá, quản lý, lưu trữ, công bố, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch; - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh đề xuất nội dung tích hợp vào quy hoạch tỉnh; giám sát quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Nhiệm vụ về đầu tư phát triển, đầu tư theo phương thức đối tác công tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 5 Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT quy định nhiệm vụ về đầu tư phát triển, đầu tư theo phương thức đối tác công tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư như sau: - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự kiến bố trí mức vốn đầu tư công cho từng nhiệm vụ, chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách và quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công; - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thực hiện giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của địa phương; - Làm đầu mối ứng dụng và triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công tại địa phương; - Làm thường trực Hội đồng thẩm định cấp cơ sở dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; đầu mối tiếp nhận, thẩm định các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong trường hợp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; - Làm đầu mối đăng tải thông tin dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời đàm phán, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp các nội dung này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; - Chủ trì tham mưu xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư theo phương thức đối tác cộng tư; chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án trên địa bàn tỉnh; tham gia Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 2. Nhiệm vụ về quản lý đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tư được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 6 Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT quy định nhiệm vụ về quản lý đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tư như sau: - Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đầu tư; - Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh, thành phố; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư; - Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại địa phương; làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền; - Thu thập, lưu trữ, quản lý thông tin về đăng ký đầu tư; thực hiện việc chuẩn hoá dữ liệu, cập nhật dữ liệu về đăng ký đầu tư vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; hướng dẫn tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý; tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư tại địa phương. 3. Nhiệm vụ về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư được quy định như thế nào? Theo khoản 9 Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT quy định nhiệm vụ về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư như sau: - Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký doanh nghiệp; tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp; - Hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh; kiểm tra giám sát cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh; - Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; thu thập, lưu trữ, rà soát và quản lý thông tin về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; - Đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình doanh nghiệp; trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xử lý các vi phạm về đăng ký doanh nghiệp; phối hợp với các Sở, ngành kiểm tra, theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các doanh nghiệp tại địa phương; - Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và theo quy định về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố; - Đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; đầu mối xây dựng nội dung, đề án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn; đầu mối tổ chức triển khai, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. 4. Nhiệm vụ về quản lý đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư được quy định như thế nào? Theo khoản 8 Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT quy định nhiệm vụ về quản lý đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư như sau: - Đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu: Thẩm định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với đấu thầu hai túi hồ sơ, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ đầu tư; - Đối với hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất: Đăng tải danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp các nội dung này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; - Chủ trì tham mưu xử lý tình huống trong đấu thầu đối với gói thầu, dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu đối với các dự án, dự toán trên địa bàn tỉnh; chủ trì, tổng kết, đánh giá và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh; thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp địa phương, đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch hội đồng tư vấn và thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư được hiểu như thế nào? Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc doanh nghiệp dự án PPP thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.” Theo đó, bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc doanh nghiệp dự án PPP thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP. 2. Doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng khi nào? Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP 1. Doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. 2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 01% đến 03% tổng mức đầu tư của dự án. 3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng; trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng. 4. Doanh nghiệp dự án PPP được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi hoàn thành nghĩa vụ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này; đối với hợp đồng O&M, bảo đảm thực hiện hợp đồng được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. 5. Doanh nghiệp dự án PPP không được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây: a) Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng; b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật này; c) Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này. 6. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều này.  Theo đó, doanh nghiệp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Và thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng. Trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng. 3. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có tỷ lệ là bao nhiêu? Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định như sau: “Tỷ lệ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP 1. Đối với dự án có tổng mức đầu tư đến 300 tỷ đồng, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1,5% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án. 2. Đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.” Theo đó, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có tỷ lệ như sau: - Đối với dự án có tổng mức đầu tư đến 300 tỷ đồng, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1,5% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án. - Đối với dự án có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
GIÁ TRÚNG THẦU LÀ GÌ? TRƯỜNG HỢP NÀO GIÁ HỢP ĐỒNG VỚI NHÀ THẦU ĐƯỢC LỰA CHỌN ĐƯỢC VƯỢT GIÁ TRÚNG THẦU?

1. Giá trúng thầu là gì? Theo khoản 20 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau: “Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 20. Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.” Theo đó, giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. 2. Trường hợp nào giá hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn được vượt giá trúng thầu? Theo khoản 4 Điều 65 Luật Đấu thầu 2013 về hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn như sau: “Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn 1. Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Một gói thầu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 62 của Luật này. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể. 3. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. 4. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu. Trường hợp bổ sung khối lượng công việc ngoài hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải bảo đảm giá hợp đồng không được vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt; nếu dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt. 5. Chính phủ quy định nội dung hợp đồng liên quan đến đấu thầu.” Căn cứ trên quy định về nguyên tắc thì giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu. Tuy nhiên, đối với trường hợp bổ sung khối lượng công việc ngoài hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải bảo đảm giá hợp đồng không được vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt; nếu dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá hợp đồng phải bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm được phê duyệt. 3. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng theo mức xác định từ bao nhiêu % giá trúng thầu? Theo khoản 3 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau: “Bảo đảm thực hiện hợp đồng 1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng. 2. Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. 3. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu. 4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng. 5. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây: a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực; b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng; c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.” Căn cứ trên quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
CÓ PHẢI ĐIỀU CHỈNH LẠI KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU KHI CÓ SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIÁ GÓI THẦU TRONG DỰ TOÁN KHÔNG?

1. Có phải điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán không? Căn cứ theo khoản 1 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau: “Xử lý tình huống trong đấu thầu 1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều này.” Theo quy định nêu trên, về nguyên tắc chung, trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. 2. Việc điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau: “Xử lý tình huống trong đấu thầu 2. Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây: a) Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu; b) Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.” Như vậy, việc điều chỉnh lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi có sự khác biệt về giá gói thầu trong dự toán thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc sau đây: - Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu. - Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. 3. Việc giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu được quy định như thế nào? Căn cứ theo Điều 120 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau: “Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu 1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 92 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị. 2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 118 của Nghị định này. 3. Nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản. 4. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà thầu phải có kết luận về nội dung kiến nghị; trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do.” Như vậy, việc giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu được quy định như trên.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CHỈ SỬ DỤNG VỐN GÓP CỦA CÁ NHÂN THÌ CÓ THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT ĐẤU THẦU KHÔNG?

1. Dự án đầu tư phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập chỉ sử dụng vốn góp của cá nhân thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu không? Theo quy định tại Điều 1 Luật Đấu thầu 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm: 1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với: a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án; d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước; g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập; 2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án; 3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; 4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.” Như vậy, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013, dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Theo đó, trường hợp dự án đầu tư phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập chỉ sử dụng vốn góp của cá nhân, không sử dụng vốn nhà nước, vốn doanh nghiệp nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh nêu trên của Luật Đấu thầu 2013. 2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những nhóm nào? Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định như sau: “Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập 2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm: a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ); b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).” Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập gồm những nhóm sau: - Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ); - Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ). 3. Lập dự toán của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như trên. “Lập dự toán 1. Đối với đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 a) Hằng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ; tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác của năm hiện hành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ và dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên; b) Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng: Hằng năm căn cứ đơn giá, số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng theo hướng dẫn của bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị lập dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên. 2. Đối với đơn vị nhóm 3: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên. 3. Đối với đơn vị nhóm 4: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên. 4. Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu, chi từ nguồn thu phí được để lại chi theo quy định pháp luật về phí và lệ phí; dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 5. Hằng năm, căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị sự nghiệp công xây dựng, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.” Như vậy, lập dự toán của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như trên và còn tuy thuộc vào loại đơn vị sự nghiệp công lập nào, trong đó: - Đơn vị nhóm 1: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. - Đơn vị nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên. - Đơn vị nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. - Đơn vị nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA NHỮNG HÌNH THỨC NÀO?

1. Nhà đầu tư nước ngoài là gì? Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 về nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là việc các nhà đầu tư ở nước ngoài (doanh nghiệp hoặc cá nhân) bỏ tài sản hoặc vốn đầu tư vào Việt Nam theo những hình thức mà pháp luật đề ra. 2. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua những hình thức nào? Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 5 hình thức sau: - Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế - Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp - Thực hiện dự án đầu tư - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC - Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. 3. Hình thức, thủ tục đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020 về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: - Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. - Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây: + Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020; + Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020; + Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển. Bên cạnh đó, tại Điều 25 Luật Đầu tư 2020 cũng quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: - Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây: + Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; + Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; + Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020. - Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây: + Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông; + Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; + Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; + Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020. Ngoài ra thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp được quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư 2020: - Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. - Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; + Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế; + Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. - Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020 thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-08
ĐẤU THẦU QUA MẠNG LÀ GÌ? CHI PHÍ TRONG ĐẤU THẦU QUA MẠNG BAO GỒM NHỮNG GÌ?

1. Đấu thầu qua mạng là gì? Theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy định như sau: “Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 13. Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.” Căn cứ trên quy định đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đấu thầu qua mạng được hiểu là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. 2. Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng có bắt buộc đăng tải trên Báo đấu thầu không? Theo điểm e khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 (được sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy định về thông tin về đấu thầu như sau: “Thông tin về đấu thầu 1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm: a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển; c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu; d) Danh sách ngắn; đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng; g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu; i) Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu; l) Thông tin khác có liên quan. 2. Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Theo đó, kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu. Ngoài ra, kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng cũng được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. 3. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm những gì? Theo khoản 3 Điều 13 Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau: “Chi phí trong đấu thầu 1. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm: a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu; b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm; c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu; d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu. 2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư; b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư; c) Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư; d) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư. 3. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: a) Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác; b) Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Như vậy, chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: - Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác; - Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật Đấu thầu 2013.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết