01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
DOANH NGHIỆP DỰ ÁN PPP ĐƯỢC PHÁT HÀNH LOẠI TRÁI PHIẾU NÀO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN NAY

1. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành loại trái phiếu nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Tại khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có giải thích về doanh nghiệp dự án PPP và dự án PPP như sau: “Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 8. Doanh nghiệp dự án PPP là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. 9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây: a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có; c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.” Đồng thời tại Điều 44 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP 1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. 2. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 78 của Luật này. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP.” Chiếu theo quy định này thì Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 78 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020. 2. Việc phát hành trái phiếu tại doanh nghiệp dự án PPP phải đáp ứng các điều kiện gì? Tại Điều 78 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án PPP 1. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ. 2. Việc phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại hợp đồng dự án PPP; b) Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp; c) Doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu. Việc giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này. 3. Doanh nghiệp dự án PPP hoạt động chưa đủ thời gian 01 năm thì khi phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn điều kiện có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Như vậy, việc phát hành trái phiếu tại doanh nghiệp dự án PPP phải đáp ứng các điều kiện sau: - Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại hợp đồng dự án PPP; - Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp; - Doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu. Việc giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này. 3. Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP có quy định về trái phiếu doanh nghiệp như sau: “Giải thích từ ngữ Ngoài các từ ngữ quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành. 2. “Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường. 3. “Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.”  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI DỰ ÁN PPP ÁP DỤNG LOẠI HỢP ĐỒNG BTO, TRÌNH TỰ CHUYỂN GIAO CÔNG TRÌNH

1. Hợp đồng BTO là loại hợp đồng gì? Căn cứ Điều 45 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Phân loại hợp đồng dự án PPP 1. Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm: a) Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước; b) Hợp đồng BTO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định;” Theo đó, hợp đồng BTO được hiểu là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng. Đồng thời, sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định. 2. Ngoài hợp đồng BTO thì hợp đồng dự án PPP còn những loại nào? Căn cứ Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây: a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT); b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO); c) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO); d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M); đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL); e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT); g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.” Như vậy, ngoài hợp đồng BTO thì hợp đồng dự án PPP còn những loại sau: + Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao; + Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh; + Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý; + Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ; + Hợp đồng hỗn hợp; + Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao 3. Đối với dự án PPP áp dụng loại hợp đồng BTO, trình tự chuyển giao công trình được quy định thế nào? Tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 35/2021/NĐ-CP quy định đối với dự án PPP áp dụng loại hợp đồng BTO, trình tự chuyển giao công trình được thực hiện như sau: - Trường hợp công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đủ điều kiện xác nhận hoàn thành theo quy định tại Điều 76 của Nghị định này, doanh nghiệp dự án PPP đồng thời gửi hồ sơ đề nghị chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đến cơ quan ký kết hợp đồng; - Cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện ký biên bản nhận chuyển giao tài sản và lập hồ sơ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; - Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện quản lý, vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng dự án; - Chậm nhất 01 năm trước ngày chấm dứt hợp đồng dự án theo quy định tại hợp đồng, doanh nghiệp dự án PPP phải đăng báo công khai việc bàn giao tài sản, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ; đồng thời có văn bản đề nghị bàn giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đến cơ quan ký kết hợp đồng; - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan ký kết hợp đồng dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài sản, cơ quan tài chính và các cơ quan khác có liên quan (nếu cần) thực hiện các công việc theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này; - Chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hợp đồng dự án PPP theo thời hạn quy định tại hợp đồng, cơ quan ký kết hợp đồng phối hợp cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ vận hành, kinh doanh và bảo trì công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng tổ chức thực hiện nội dung quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
DOANH NGHIỆP DỰ ÁN PPP CÓ THỂ ĐƯỢC THÀNH LẬP DƯỚI LOẠI HÌNH NÀO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

1. Doanh nghiệp dự án PPP là gì? Căn cứ Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy đinh như sau: “Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 8. Doanh nghiệp dự án PPP là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. ... 16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây: a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT); b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO); c) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO); d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M); đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL); e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT); g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.” Theo đó, doanh nghiệp dự án PPP được hiểu là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. 2. Doanh nghiệp dự án PPP có thể được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào theo quy định hiện nay? Căn cứ Điều 44 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP 1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. 2. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 78 của Luật này. 3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP.” Theo đó, doanh nghiệp dự án PPP có thể được thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng. 3. Doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng vào thời điểm nào? Căn cứ Điều 48 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau: “Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP 1. Doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. 2. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 01% đến 03% tổng mức đầu tư của dự án. 3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng; trường hợp cần kéo dài thời gian xây dựng, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng. 4. Doanh nghiệp dự án PPP được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi hoàn thành nghĩa vụ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này; đối với hợp đồng O&M, bảo đảm thực hiện hợp đồng được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. 5. Doanh nghiệp dự án PPP không được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây: a) Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng; b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật này; c) Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này. 6. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều này.” Theo quy định này thì doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể quy định như sau: “Hiệu lực của hợp đồng 1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. 2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ? NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA NHỮNG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ NÀO?

1. Nhà đầu tư nước ngoài là gì? Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 về nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam là việc các nhà đầu tư ở nước ngoài (doanh nghiệp hoặc cá nhân) bỏ tài sản hoặc vốn đầu tư vào Việt Nam theo những hình thức mà pháp luật đề ra. 2. Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua những hình thức nào? Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 5 hình thức sau: - Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế - Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp - Thực hiện dự án đầu tư - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC - Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ. 3. Hình thức, thủ tục đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 24 Luật Đầu tư 2020 về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: - Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. - Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây: + Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020; + Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020; + Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển. Bên cạnh đó, tại Điều 25 Luật Đầu tư 2020 cũng quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: - Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây: + Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; + Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; + Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020. - Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây: + Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông; + Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; + Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; + Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020. Ngoài ra thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp được quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư 2020: - Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. - Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; + Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế; + Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. - Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020 thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN THEO NGUYÊN TẮC NÀO?

1. Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin nhằm mục đích gì? Căn cứ tại Điều 4 Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-BKHĐT năm 2015 có quy định về mục đích, yêu cầu cung cấp thông tin như sau: “Mục đích, yêu cầu cung cấp thông tin 1. Tăng cường việc cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành và quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. 2. Tăng cường trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các đơn vị trong việc cung cấp thông tin cho MPI Portal. 3. Đưa thông tin của MPI Portal trở thành nguồn thông tin được các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế quan tâm, sử dụng và góp phần làm công khai, minh bạch thông tin hoạt động của Bộ.” Theo quy định trên thì cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin nhằm mục đích sau: - Tăng cường việc cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành và quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. - Tăng cường trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các đơn vị trong việc cung cấp thông tin cho MPI Portal. - Đưa thông tin của MPI Portal trở thành nguồn thông tin được các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế quan tâm, sử dụng và góp phần làm công khai, minh bạch thông tin hoạt động của Bộ. 2. Việc cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo nguyên tắc nào? Căn cứ tại Điều 5 Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-BKHĐT năm 2015 có quy định về nguyên tắc phối hợp, cung cấp thông tin như sau: “Nguyên tắc phối hợp, cung cấp thông tin 1. Nguyên tắc phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị có liên quan trong Bộ và các quy định hiện hành về cung cấp thông tin, đảm bảo đúng thẩm quyền và đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị. 2. Việc cung cấp thông tin phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Quy chế này, thông tin được cung cấp phải theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phục vụ kịp thời công tác quản lý, điều hành của Bộ và nhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 3. Thông tin được cung cấp thông qua đơn vị, cán bộ đầu mối của các đơn vị phải đảm bảo chính xác, tin cậy, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với các kênh thông tin trên MPI Portal và nội dung thông tin thuộc trách nhiệm công bố, cung cấp. 4. Có sự phân công rõ ràng, xác định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc phối hợp cung cấp thông tin và tự giác thực hiện nghiêm các quy định về cung cấp thông tin.” Như vậy, việc cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo nguyên tắc sau: - Việc cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đúng quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Quy chế này, thông tin được cung cấp phải theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phục vụ kịp thời công tác quản lý, điều hành của Bộ và nhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Thông tin được cung cấp thông qua đơn vị, cán bộ đầu mối của các đơn vị phải đảm bảo chính xác, tin cậy, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với các kênh thông tin trên MPI Portal và nội dung thông tin thuộc trách nhiệm công bố, cung cấp. - Có sự phân công rõ ràng, xác định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc cung cấp thông tin và tự giác thực hiện nghiêm các quy định về cung cấp thông tin. 3. Cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo hình thức nào? Căn cứ tại Điều 6 Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-BKHĐT năm 2015 có quy định về hình thức cung cấp thông tin như sau: “Hình thức cung cấp thông tin Thông tin do các đơn vị gửi về Đơn vị Thường trực của Ban Biên tập để đưa lên MPI Portal được thực hiện theo một trong các hình thức sau: 1. Bằng văn bản, theo mẫu cung cấp thông tin cho MPI Portal quy định tại Phụ lục kèm theo của Quy chế này. 2. Bằng thư điện tử gửi tới địa chỉ: banbientap@mpi.gov.vn; văn bản điện tử trên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc hoặc liên hệ trực tiếp với Đơn vị Thường trực của Ban Biên tập MPI Portal. 3. Trực tiếp cập nhật thông tin đối với chuyên mục được giao quyền cập nhật trên MPI Portal hoặc trên Trang thông tin điện tử của đơn vị có đường liên kết tại MPI Portal.” Như vậy, theo quy định trên thì cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo hình thức sau: - Bằng văn bản, theo mẫu cung cấp thông tin cho MPI Portal quy định tại Phụ lục kèm theo của Quy chế này. - Bằng thư điện tử gửi tới địa chỉ: banbientap@mpi.gov.vn; văn bản điện tử trên Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc hoặc liên hệ trực tiếp với Đơn vị Thường trực của Ban Biên tập MPI Portal. - Trực tiếp cập nhật thông tin đối với chuyên mục được giao quyền cập nhật trên MPI Portal hoặc trên Trang thông tin điện tử của đơn vị có đường liên kết tại MPI Portal.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-21
HỒ SƠ KHAI THUẾ TNCN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP TỪ ĐẦU TƯ VỐN TRỰC TIẾP KHAI VỚI CƠ QUAN THUẾ GỒM NHỮNG GÌ? THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ LÀ KHI NÀO?

1. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn Thu nhập từ đầu tư vốn được hiểu là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức sau: - Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ đi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn chi tiết tại g.1, điểm g khoản 1 điều 3 Thông tư 111/2013/TT- BTC được sửa đổi bổ sung theo Khoản 6 điều 11 thông tư 92/2015/TT- BTC quy định. - Thu nhập từ cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần. - Lơi tức nhận được từ việc tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định cuả Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ (Tiền lợi nhuận của Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân đó làm chủ và chủ doanh nghiệp tư nhân là không chịu thuế TNCN). - Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn. - Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành, trừ thu nhập theo hướng dẫn tại g.1 và g.3 điểm g khoản 1 điều 3 Thông tư 111/2013/ TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo khoản 6 điều 11 Thông tư 92/2015/ TT- BTC. - Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vậy, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế. - Thu nhập từ cổ tức trả bằng cố phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn. Cách tính thuế TNCN đầu tư vốn: Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5 %. Trong đó : - Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được. - Thuế suất thuế TNCN đầu tư vốn: Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu mẫu toàn phần với thuế suất là 5%. - Thời điểm tính thuế TNCN đầu tư vốn: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp như sau: - Thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm: Thời điểm xác định thu nhập thường được xác định khi phần vốn góp tăng thêm được thực hiện hoặc được công nhận. - Thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn: Thời điểm xác dịnh thu nhập thường được xác định khi lợi tức ghi tăng vốn được phân phối hoặc công nhận. - Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu: Thời điểm xác định thu nhập thường được xác định khi cổ tức trả bằng cổ phiếu được phân phối hoặc công nhận. - Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập. 2. Hồ sơ khai thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn trực tiếp khai với cơ quan thuế gồm những gì? Căn cứ tại tiểu mục a Mục 9.6 ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ khai thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn trực tiếp khai với cơ quan thuế gồm có: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán, lợi tức ghi tăng vốn, chứng khoán thưởng cho cổ đông hiện hữu khi chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân) mẫu số 04/ĐTV-TNCN quy định tại phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC. Hình ảnh tờ khai: 3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn trực tiếp khai với cơ quan thuế là khi nào? Căn cứ tại khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau: a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng; b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý. 2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau: a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm; b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế; c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh. 3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. 4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện. 5. Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. 6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan. 7. Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động. Như vậy theo quy định trên thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn trực tiếp khai với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-20
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở

1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là gì? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.  2. Hình thức phát triển dự án đầu tư xây dựng nhà ở Hình thức phát triển dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2014 (sửa đổi tại Điều 2 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) bao gồm: - Dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo một công trình nhà ở độc lập hoặc một cụm công trình nhà ở; - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực nông thôn; - Dự án đầu tư xây dựng sử dụng đất hỗn hợp có diện tích đất trong dự án để xây dựng nhà ở; - Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. 3. Các trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở Các trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo khoản 2 Điều 18 Luật Nhà ở 2014 như sau: - Phát triển nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; - Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu nhà ở cũ; - Phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư; - Phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. 4. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo Điều 19 Luật Nhà ở 2014 như sau: - Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại mục 2 phải được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2014. - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ được lập, phê duyệt và triển khai thực hiện tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt, tuân thủ các nội dung quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 14 Luật Nhà ở 2014. - Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các khu vực trong dự án phải được đặt tên bằng tiếng Việt; trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có nhu cầu đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài thì phải viết tên đầy đủ bằng tiếng Việt trước, viết tiếng nước ngoài sau.  Tên dự án, tên các khu vực trong dự án phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định, được sử dụng trong cả quá trình đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng. - Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư có đề nghị điều chỉnh các nội dung bao gồm: + Tên dự án; + Tiến độ thực hiện; + Loại nhà ở phải xây dựng; + Tổng diện tích sàn xây dựng; + Tổng số lượng nhà ở; + Tỷ lệ các loại nhà ở; + Tổng mức đầu tư nếu là dự án được đầu tư bằng vốn nhà nước thì phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 170 Luật Nhà ở 2014 quyết định trước khi triển khai thực hiện xây dựng. - UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định cụ thể danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn bao gồm dự án xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư và công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh theo quy định sau đây: + Số lượng dự án; tổng số lượng nhà ở và tổng diện tích sàn nhà ở đầu tư xây dựng hàng năm trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn; + Các nội dung cơ bản của từng dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn bao gồm: Tên dự án; Địa điểm đầu tư xây dựng; Quy mô dự án; Quy hoạch chi tiết của dự án; Tiến độ thực hiện dự án; Mục tiêu đầu tư; Số lượng nhà ở; Tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở; Hình thức kinh doanh nhà ở; Các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; Việc công khai các thông tin về dự án quy định phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án.   Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-20
GIÃN TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ LÀ GÌ? QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÃN TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ

1. Giãn tiến độ đầu tư là gì? Giãn tiến độ đầu tư (còn được gọi là trì hoãn tiến độ đầu tư) là tình huống khi một dự án đầu tư không thực hiện theo kế hoạch ban đầu và bị kéo dài trong thời gian hoàn thành. Điều này có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau, bao gồm các vấn đề kỹ thuật, tài chính, pháp lý hoặc quản lý. Khi một dự án đầu tư bị giãn tiến độ, thường có tác động tiêu cực đến các bên liên quan, bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp và khách hàng. Việc kéo dài thời gian thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật từ khi dự án được quyết định đầu tư đến khi hoàn thành và đưa vào hoạt động được gọi là việc điều chỉnh tiến độ đầu tư. Khi nhà đầu tư tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ chuẩn bị gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư phải bao gồm đề xuất dự án đầu tư với các thông tin sau: thông tin về nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, và hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án. Sau khi dự án được chấp thuận và nhà đầu tư nhận được kết quả, thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng phản ánh các nội dung trong đề xuất dự án đầu tư. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các thông tin này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhà đầu tư gặp khó khăn để tuân thủ đúng nội dung và tiến độ đầu tư đã đăng ký. Các nguyên nhân thường gặp của việc giãn tiến độ đầu tư bao gồm: - Khó khăn về kỹ thuật: Có thể xảy ra khi có những vấn đề không ngờ đối với thiết kế, công nghệ hoặc vật liệu, dẫn đến việc không thể tiến hành dự án theo kế hoạch ban đầu. - Rủi ro tài chính: Sự thiếu hụt nguồn vốn hoặc sự thay đổi trong tài chính dự án có thể dẫn đến giãn tiến độ. Nếu không có đủ tài chính để tiếp tục triển khai dự án, việc hoàn thành dự án sẽ bị kéo dài. - Vấn đề pháp lý: Các vấn đề liên quan đến pháp lý như việc không nhận được các giấy phép cần thiết, tranh chấp quyền sở hữu đất đai hoặc các quy định pháp luật khác có thể làm chậm tiến độ dự án. - Quản lý không hiệu quả: Nếu không có quy trình quản lý dự án rõ ràng hoặc thiếu kỹ năng quản lý, dự án có thể gặp khó khăn trong việc duy trì tiến độ. Giãn tiến độ đầu tư có thể gây ra các hậu quả tiêu cực, bao gồm tăng chi phí, mất cơ hội kinh doanh, thiệt hại về hình ảnh và tác động xấu đến các bên liên quan. Do đó, quản lý tiến độ đầu tư là một phần quan trọng của quản lý dự án để đảm bảo tiến độ dự án được thực hiện đúng hẹn. 2. Quy định của pháp luật về giãn tiến độ dự án đầu tư Theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư 2014 (hết hiệu lực ngày 01/01/2021), để giãn tiến độ dự án đầu tư, nhà đầu tư phải tuân thủ các nội dung được quy định dưới đây: - Đối tượng được làm thủ tục giãn tiến độ đầu tư: + Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; + Dự án có quyết định chủ trương đầu tư. Lưu ý: Trường hợp các nhà đầu tư muốn giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động; tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư thì phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư - Thời gian giãn tiến độ đầu tư: Tổng thời gian được giãn tiến độ đầu tư là không quá 24 tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng thì thời gian để khắc phục hậu quả của sự kiện bất khả kháng này không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư. - Nội dung đề xuất giãn tiến độ đầu tư bao gồm: + Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ; + Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án; + Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động; + Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án. - Thời hạn giải quyết yêu cầu giãn tiến độ đầu tư: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận được đề xuất giãn tiến độ đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư. Tuy nhiên, sau khi Luật Đầu tư năm 2014 hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 thì Luật Đầu tư năm 2020 lại không có bất kỳ điều khoản nào quy định cụ thể về nội dung giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Mặc dù là vậy, nhưng Luật Đầu tư năm 2020 vẫn có một số điều khoản đề cập đến vấn đề kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư như: + Điểm d Khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: Trong trường hợp nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư thì khi muốn kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. + Khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: Trường hợp dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu. Tuy nhiên, nếu việc điều chỉnh tiến độ đầu tư rơi vào một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư và thời gian điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư tối đa là 24 tháng.  Các trường hợp được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư bao gồm: + Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai; + Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; + Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính; + Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch; + Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư; + Tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư. Như vậy, theo Luật Đầu tư năm 2020 không có điều khoản nào quy định rõ nội dung về giãn tiến độ đầu tư dự án mà chỉ có những quy định kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư được lồng ghép trong vấn đề điều chỉnh dự án đầu tư. Hay nói cách khác, theo Luật Đầu tư hiện hành, nhà đầu tư không được thực hiện thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Do đó, điều này đồng nghĩa với việc không có quy định nào thể hiện cụ thể về điều kiện hay trình tự, thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Nguyên nhân của việc bãi bỏ thủ tục giãn tiến độ đầu tư dự án là nhằm thực hiện thống nhất thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và bảo đảm tính đồng bộ của Luật Đất đai. 3. Hồ sơ đề nghị giãn tiến độ đầu tư Để giãn tiến độ đầu tư, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau: – Văn bản đề nghị được giãn tiến độ dự án đầu tư – Bản photo có công chứng giấy phép đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư. – Quyết định của Hội đồng thành viên/ cổ đông về việc giãn tiến độ đầu tư – Biên bản họp Hội đồng thành viên/ cổ đông về việc giãn tiến độ đầu tư. Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết