Bảng so sánh Luật Đất đai 2013 và Dự thảo Luật
Đất đai sửa đổi
LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI
(bản lấy ý kiến nhân dân)
DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI
(kèm theo Tờ trình 276/TTr-BTNMT ngày
29/5/2023)
DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI
(Xin ý kiến Đoàn ĐBQH, cơ quan, tổ chức)
Chương I
Chương I
Chương I
Chương I
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai,
quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai,
quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
và thống nhất quản lý về đất đai, việc quản lý đất đai và chế độ sử dụng đất,
quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh
thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai,
quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
và thống nhất quản lý về đất đai, việc quản lý đất đai và chế độ sử dụng đất,
quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh
thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai,
quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai
và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và
nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và
trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và
trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và
trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và
trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
2. Người sử dụng đất.
2. Người sử dụng đất.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc
quản lý, sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc
quản lý, sử dụng đất
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc
quản lý, sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc
quản lý, sử dụng đất.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Thửa đất là phần diện tích đất được giới
hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và
khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí
hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh
vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng
thời gian xác định.
3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia
quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng
đất.
4. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các
thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ
thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo
từng đơn vị hành chính.
6. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ
được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại
thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.
7. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây
gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để
trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
8. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau
đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử
dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê
quyền sử dụng đất.
9. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là
việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà
không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.
10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển
giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức
chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn
bằng quyền sử dụng đất.
11. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết
định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả
lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng
đất.
13. Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm
chi phí san lấp mặt bằng và chi phí khác liên quan trực tiếp có căn cứ chứng
minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn chưa thu hồi
được.
14. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và
phát triển.
15. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất
đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà
nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền
sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
17. Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng
hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm
thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.
18. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức
điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa
hai lần kiểm kê.
19. Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất
tính trên một đơn vị diện tích đất.
20. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị
bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời
hạn sử dụng đất xác định.
21. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử
dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
22. Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống
tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu
và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý,
phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.
23. Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ
liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập
nhật thông qua phương tiện điện tử.
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai.
25. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng
địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả
năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
26. Tổ chức sự nghiệp công lập là tổ chức do
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy
định của pháp luật.
27. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp,
hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
28. Đất để xây dựng công trình ngầm là phần
đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là
phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.
29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người
có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời
điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận
chuyển quyền sử dụng đất.
30. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các
thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ
thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo
từng đơn vị hành chính.
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ
được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất của
thời kỳ quy hoạch.
4. Bồi thường quyền sử dụng đất khi Nhà nước
thu hồi đất (sau đây gọi là bồi thường về đất) là việc Nhà nước bồi hoàn cho
người sử dụng đất bằng tiền hoặc bằng đất hoặc bằng lợi ích vật chất khác
tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi theo
quy định của Luật này.
5. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là chi phí
hợp lý đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất, có căn
cứ chứng minh đã đầu tư vào đất mà đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn
chưa thu hồi được.
6. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất do Nhà nước đã quản lý
theo quy định của pháp luật đất đai mà không được cơ quan có thẩm quyền quyền
cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất
và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người
sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).
7. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
là sự thoả thuận giữa các cá nhân, theo đó các bên chuyển giao đất và đổi
quyền sử dụng đất cho nhau theo hợp đồng hoặc theo phương án dồn điền đổi
thửa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
8. Chuyển mục đích sử dụng đất là việc người
sử dụng đất được thay đổi từ mục đích đất đang được quyền sử dụng sang sử
dụng vào mục đích đất khác theo quy định của Luật này.
9. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển
giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức
chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất.
10. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người
Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum,
sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có
chung dòng họ.
11. Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ
liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập
nhật thông qua phương tiện điện tử.
12. Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là
việc sắp xếp lại các thửa đất nông nghiệp có diện tích nhỏ, phân tán thành
các thửa đất mới có quy mô lớn hơn thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất gắn
với quy hoạch lại giao thông, thuỷ lợi nội đồng nhằm tạo thuận lợi cho việc
tổ chức sản xuất, áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.
13. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với
đất là việc người sử dụng đất, người sở hữu tài sản, người được giao quản lý
đất kê khai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và việc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận theo quy định của Luật này.
14. Đất để xây dựng công trình ngầm là phần
đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là
phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.
15. Đất chưa giao, chưa cho thuê là đất, quỹ
đất chưa sử dụng hoặc đất được phát triển theo các dự án của Nhà nước, được
giao cho các tổ chức quản lý để phục vụ việc giao đất, cho thuê đất cho các
tổ chức cá nhân theo quy định.
16. Đất có mặt nước ven biển là đất có mặt
nước tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (đường
triều kiệt) đến đường sáu (06) hải lý theo quy định của pháp luật.
17. Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất là việc
người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi thời
hạn sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
18. Gia hạn sử dụng đất là việc người sử
dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục sử dụng đất
sau khi hết thời hạn theo mục đích đang sử dụng theo quy định của Luật này.
19. Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất
tính bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất.
20. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị
bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất, loại đất với thời
hạn sử dụng đã được xác định.
21. Giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất không phải nộp một số tiền cụ thể
tính bằng tỷ lệ % số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
22. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà
nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền
sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
23. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là sự
thoả thuận giữa các bên về chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc góp quyền
sử dụng đất để tạo thành giá trị tài sản trong vốn điều lệ của doanh nghiệp,
bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh
nghiệp đã được thành lập.
24. Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống
tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu
và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý,
phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai.
25. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là chính
sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống,
sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bồi thường theo quy định của Luật
này.
26. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
là cá nhân trực tiếp sản xuất và có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, không được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác.
27. Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền
sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất dùng
quyền sử dụng đất của mình để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá
nhân, chủ thể khác mà không làm thay đổi quyền sử dụng đất của người sử dụng
đất.
28. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng
địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả
năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
29. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân kỳ quy
hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện.
30. Khu vực quản lý nghiêm ngặt chuyển mục
đích sử dụng đất là khu vực không được thay đổi mục đích sử dụng đất, gồm:
đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, khu
bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, đất trồng lúa 02 vụ trở lên, đất
quốc phòng, đất an ninh cần bảo vệ trừ những trường hợp đặc biệt quan trọng
cần thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công trình quan trọng quốc gia do
Quốc hội quyết định và các công trình hạ tầng phục vụ quản lý chặt chẽ các
khu vực này.
31. Khu vực hạn chế chuyển mục đích sử dụng
đất là khu vực hạn chế thay đổi mục đích sử dụng đất, gồm: đất khu công
nghiệp, đất cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu chế xuất, khu dân
cư tại đô thị và nông thôn, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công
trình hạ tầng quốc gia.
32. Khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất
là khu vực cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
33. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức
điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa
hai lần kiểm kê.
34. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển
dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà
không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người
sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
35. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công
nhận quyền sử dụng đất.
36. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau
đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành quyết định cho thuê quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng
đất.
37. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là
việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho người đang sử
dụng đất ổn định đối với thửa đất xác định theo quy định của Luật này.
38. Nhà nước giao đất để quản lý là việc Nhà
nước giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nước quản lý quỹ đất thông qua
quy định của pháp luật hoặc quyết định hành chính.
39. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây
gọi là Nhà nước giao đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết
định giao đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
40. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước
quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai
hoặc thu hồi đất được Nhà nước giao quản lý.
41. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và
khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí
hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh
vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng
thời gian xác định.
42. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở,
công trình xây dựng gắn liền với đất, cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng
trồng và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
43. Tập trung đất nông nghiệp là việc tăng
diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất thông qua phương thức hợp tác,
chuyển đổi hoặc thuê quyền sử dụng đất của người khác mà không làm mất đi
quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
44. Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng
hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm
thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.
45. Thửa đất là phần diện tích đất được giới
hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
46. Thửa đất chuẩn là thửa đất có các đặc
tính về diện tích, hình thể, kích thước mang tính đại diện cho các thửa đất
trong vùng giá trị, được chọn làm thửa đất chuẩn để định giá cho các thửa đất
khác trong vùng giá trị.
47. Tích tụ đất nông nghiệp là việc tăng
diện tích đất nông nghiệp của người sử dụng đất để tổ chức sản xuất thông qua
phương thức nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà có
thực hiện chuyển quyền sử dụng đất.
48. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử
dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
49. Tiền thuê đất là số tiền mà người sử
dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước cho thuê đất.
50. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai.
51. Vùng giá trị là khu vực các thửa đất liền
kề nhau, có cùng mục đích sử dụng và có các yếu tố tương đồng về vị trí, khả
năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá
đất.
52. Vùng phụ cận là vùng đất tiếp giáp với
các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các
thửa đất và các đối tượng địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ
thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo
từng đơn vị hành chính.
3. Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp
huyện là bản đồ được lập tại thời điểm lập kế hoạch sử dụng đất thể hiện nội
dung sử dụng đất trong năm kế hoạch.
4. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ
được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện nội dung phân bổ các loại
đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.
5. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai là việc
áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, cơ giới, sinh học, hữu cơ tác động
vào đất bị thoái hóa, bị ô nhiễm để phục hồi các đặc tính vật lý, hóa học,
sinh học và hình thái tự nhiên ban đầu của đất.
6. Bồi thường quyền sử dụng đất khi Nhà nước
thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất của diện tích
đất thu hồi cho người bị thu hồi đất.
7. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là
cá nhân trực tiếp sản xuất và có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, không được hưởng lương từ ngân
sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác.
8. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là chi phí
hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích
sử dụng đất đã đầu tư vào đất nhưng đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất còn
chưa thu hồi hết chi phí đầu tư.
9. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà chưa
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chưa được người sử dụng đất
hợp pháp cho phép.
10. Chuyển mục đích sử dụng đất là việc
người sử dụng đất được thay đổi từ mục đích đất đang được quyền sử dụng sang
sử dụng vào mục đích đất khác theo quy định của Luật này.
11. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển
giao quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất này sang người sử dụng đất khác
thông qua các hình thức chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất,
góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
12. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người
Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum,
sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán.
13. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai là tập
hợp các cơ sở dữ liệu về đất đai trong đó dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để
truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
14. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với
đất là việc người sử dụng đất, người sở hữu tài sản, người được giao quản lý
đất kê khai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và việc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận theo quy định của Luật này.
15. Đất đang có tranh chấp là thửa đất đang
có tranh chấp đất đai giữa các bên trong quan hệ đất đai và đang trong quá
trình giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
16. Đất xây dựng công trình công cộng có mục
đích kinh doanh là đất được Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê để xây
dựng các công trình công cộng nhằm mục đích kinh doanh.
17. Đất xây dựng công trình sự nghiệp có mục
đích kinh doanh là đất được Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê để xây
dựng các công trình sự nghiệp nhằm mục đích kinh doanh.
18. Đất chưa giao, chưa cho thuê là đất, quỹ
đất chưa sử dụng hoặc đất được phát triển theo các dự án của Nhà nước, được
giao cho các tổ chức quản lý để phục vụ việc giao đất, cho thuê đất cho các
tổ chức cá nhân theo quy định.
19. Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất là việc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất trong
quá trình sử dụng đất.
20. Gia hạn sử dụng đất là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục sử dụng đất sau khi hết thời hạn theo
mục đích đang sử dụng theo quy định của Luật này.
21. Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất
tính bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất.
22. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị
bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất, loại đất tại thời
điểm được xác định với thời hạn sử dụng đã được xác định.
23. Giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất không phải nộp một số tiền cụ thể
tính bằng tỷ lệ % số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
24. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp
của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản
khác gắn liền với đất.
25. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là sự
thoả thuận giữa các bên về chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc góp quyền
sử dụng đất để tạo thành giá trị tài sản trong vốn điều lệ của tổ chức kinh
tế, bao gồm góp vốn để thành lập tổ chức kinh tế hoặc góp thêm vốn điều lệ
của tổ chức kinh tế đã được thành lập.
26. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần
mềm, dữ liệu được xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất trên phạm
vi cả nước để quản lý, vận hành, cập nhật khai thác thông tin đất đai.
27. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là chính
sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời
sống, sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bồi thường theo quy định của
Luật này.
28. Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người
có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất chung trước ngày Luật này có hiệu
lực thi hành.
29. Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông
nghiệp là hộ gia đình có quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành mà trực tiếp sản xuất và có thu nhập ổn định từ sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, không được hưởng
lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác.
30. Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền
sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất dùng
quyền sử dụng đất của mình để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá
nhân, chủ thể khác mà không làm thay đổi quyền sử dụng đất của người sử dụng
đất.
31. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng
địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm
khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
32. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân kỳ quy
hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện.
33. Khu vực quản lý nghiêm ngặt mục đích sử
dụng đất là khu vực đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất không được
thay đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
34. Khu vực hạn chế chuyển mục đích sử dụng
đất là khu vực đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất nhằm hạn chế thay
đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
35. Khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất
là khu vực đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất cho phép thay đổi mục
đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
36. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức
điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa
hai lần kiểm kê.
37. Lấn biển là việc sử dụng các giải pháp
để mở rộng diện tích đất trong phạm vi từ đường mép nước biển thấp nhất trung
bình nhiều năm về phía biển thuộc vùng biển Việt Nam nhằm tạo quỹ đất cho các
mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
38. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển
dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà
không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người
sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
39. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công
nhận quyền sử dụng đất.
40. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau
đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành quyết định cho thuê đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
41. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là
việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người đang sử dụng đất ổn
định đối với thửa đất xác định theo quy định của Luật này.
42. Nhà nước giao đất để quản lý là việc Nhà
nước giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nước quản lý quỹ đất thông qua
quy định của pháp luật hoặc quyết định hành chính.
43. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây
gọi là Nhà nước giao đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
quyết định giao đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
44. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước
quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc thu lại đất
của người đang sử dụng đất hoặc thu hồi đất đang được Nhà nước giao quản lý.
45. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và
khoanh định đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm
năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng đơn
vị hành chính cho thời kỳ xác định.
46. Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất là
quyền của người sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, khi
thực hiện chuyển giao quyền thuê đất thì chủ thể nhận chuyển giao được kế
thừa các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này
và pháp luật khác có liên quan.
47. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất
liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất
vào mục đích đó đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sử
dụng đất ổn định.
48. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở,
công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
49. Tái định cư là chính sách của Nhà nước
để ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi thông qua việc thực hiện bồi
thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù
hợp cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở hoặc hỗ trợ bằng giao
đất ở, nhà ở tái định cư cho người không đủ điều kiện bồi thường về đất ở mà
không còn chỗ ở nào khác.
50. Tập trung đất nông nghiệp là việc tăng
diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất thông qua phương thức hợp tác,
chuyển đổi hoặc thuê quyền sử dụng đất của người khác mà không làm mất đi
quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
51. Thoái hóa đất là đất bị thay đổi những
đặc tính và tính chất vốn có ban đầu (theo chiều hướng xấu) do tác động của
điều kiện tự nhiên và con người.
52. Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng
hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm
thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.
53. Thửa đất là phần diện tích đất được giới
hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ địa
chính.
54. Thửa đất chuẩn là thửa đất có các đặc
tính về diện tích, hình thể, kích thước mang tính đại diện cho các thửa đất
trong vùng giá trị, được chọn làm thửa đất chuẩn để định giá cho các thửa đất
khác trong vùng giá trị.
55. Tích tụ đất nông nghiệp là việc tăng
diện tích đất nông nghiệp của người sử dụng đất để tổ chức sản xuất thông qua
phương thức nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà có
thực hiện chuyển quyền sử dụng đất.
56. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử
dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc các trường hợp sử dụng đất
thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
57. Tiền thuê đất là số tiền mà người sử
dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất để cho thuê đất hoặc các trường hợp sử dụng đất
thuộc trường hợp phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
58. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
là tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư quy
định đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
59. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai.
60. Vùng giá trị là khu vực các thửa đất
liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng và có các yếu tố tương đồng về vị trí,
khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến
giá đất.
61. Vùng phụ cận là vùng đất tiếp giáp với
các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các
thửa đất và các đối tượng địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ
thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo
từng đơn vị hành chính các cấp, theo từng vùng kinh tế - xã hội.
3. Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp
huyện là bản đồ được lập tại thời điểm lập kế hoạch sử dụng đất thể hiện nội
dung sử dụng đất trong năm kế hoạch.
4. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ
được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện nội dung phân bổ các loại
đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó.
5. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai là việc
áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, cơ giới, sinh học, hữu cơ tác động
vào đất bị thoái hóa, bị ô nhiễm để phục hồi các đặc tính vật lý, hóa học,
sinh học và hình thái tự nhiên ban đầu của đất.
6. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả
lại giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất thu hồi cho người bị thu hồi
đất.
7. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là
cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có thu nhập từ sản xuất
nông nghiệp trên đất đó.
8. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là chi phí
hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích
sử dụng đất đã đầu tư vào đất nhưng đến thời điểm Nhà nước phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà còn chưa thu hồi hết chi phí đầu tư.
9. Chiếm đất là việc sử dụng đất do Nhà nước
đã quản lý mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc sử dụng
đất của người sử dụng đất hợp pháp khác mà chưa được người đó cho phép.
10. Chuyển mục đích sử dụng đất là việc
người sử dụng đất được thay đổi từ mục đích đất đang được quyền sử dụng sang
sử dụng vào mục đích đất khác theo quy định của Luật này.
11. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển
giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức
chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất.
12. Cộng đồng dân cư là cộng đồng người Việt
Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ
dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán trên lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
13. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai là tập
hợp các cơ sở dữ liệu về đất đai trong đó dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để
truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
14. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với
đất là việc người sử dụng đất, người sở hữu tài sản gắn liền với đất, người
được giao quản lý đất kê khai quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận theo quy định của
Luật này.
15. Đất đang có tranh chấp là thửa đất có
tranh chấp đất đai giữa các bên trong quan hệ đất đai và đang trong quá trình
giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
16. Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất là việc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất trong
quá trình sử dụng đất.
17. Gia hạn sử dụng đất là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục sử dụng đất sau khi hết thời hạn theo
mục đích đang sử dụng theo quy định của Luật này.
18. Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất
tính bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất.
19. Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị
bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất, loại đất tại thời
điểm được xác định với thời hạn sử dụng đã được xác định.
20. Giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất không phải nộp một số tiền cụ thể
tính bằng tỷ lệ % số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp
của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất.
22. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là sự
thoả thuận giữa các bên về chuyển quyền sử dụng đất thông qua việc góp quyền
sử dụng đất để tạo thành vốn điều lệ của tổ chức kinh tế, bao gồm góp vốn để
thành lập tổ chức kinh tế hoặc góp thêm vốn điều lệ của tổ chức kinh tế đã
được thành lập.
23. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần
mềm, dữ liệu được xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất trên phạm
vi cả nước để quản lý, vận hành, cập nhật khai thác thông tin đất đai.
24. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là chính
sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời
sống, sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bồi thường theo quy định của
Luật này.
25. Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người
có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có
hiệu lực thi hành.
26. Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền
sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất dùng
quyền sử dụng đất của mình để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá
nhân, chủ thể khác mà không làm thay đổi quyền sử dụng đất của người sử dụng
đất.
27. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng
địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm
khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
28. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân kỳ quy
hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện.
29. Khu vực quản lý nghiêm ngặt mục đích sử
dụng đất là khu vực đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất không được
thay đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch.
30. Khu vực hạn chế chuyển mục đích sử dụng
đất là khu vực đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất nhằm hạn chế thay
đổi mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch.
31. Khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất
là khu vực đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất cho phép thay đổi mục
đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch.
32. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức
điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa
hai lần kiểm kê.
33. Lấn biển là việc sử dụng các giải pháp
để mở rộng diện tích đất trong phạm vi từ đường mép nước biển thấp nhất trung
bình nhiều năm về phía biển thuộc vùng biển Việt Nam..
34. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển
dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà
không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người
sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
35. Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là
việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công
nhận quyền sử dụng đất.
36. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau
đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành quyết định cho thuê đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
37. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là
việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu cho người đang sử dụng đất ổn
định đối với thửa đất xác định theo quy định của Luật này.
38. Nhà nước giao đất để quản lý là việc Nhà
nước giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nước, cộng đồng dân cư quản lý
quỹ đất thông qua quy định của pháp luật hoặc quyết định hành chính.
39. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây
gọi là Nhà nước giao đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
quyết định giao đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
40. Nhà nước thu hồi đất là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất
hoặc thu lại đất của người đang sử dụng đất hoặc thu hồi đất đang được Nhà
nước giao quản lý.
41. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và
khoanh vùng đất đai cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm
năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng đơn
vị hành chính cho thời kỳ xác định.
42. Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất là
quyền của người sử dụng đất được hình thành khi Nhà nước cho thuê đất trả
tiền hằng năm. Người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền thuê trong hợp đồng
thuê đất; người nhận chuyển nhượng quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được kế
thừa các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này
và pháp luật khác có liên quan.
43. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất
liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất
vào mục đích đó đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sử
dụng đất ổn định.
44. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở,
công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
45. Tái định cư là việc Nhà nước thực hiện
bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác
phù hợp cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở hoặc hỗ trợ bằng
giao đất ở, nhà ở tái định cư cho người không đủ điều kiện bồi thường về đất
ở mà không còn chỗ ở nào khác.
46. Tập trung đất nông nghiệp là việc tăng
diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất thông qua phương thức hợp tác
sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất, chuyển đổi hoặc thuê quyền sử
dụng đất của người khác mà không làm mất đi quyền sử dụng đất của người sử
dụng đất.
47. Thoái hóa đất là đất bị thay đổi những
đặc tính, tính chất vốn có ban đầu theo chiều hướng xấu do tác động của điều
kiện tự nhiên, con người.
48. Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng
hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm
thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.
49. Thửa đất là phần diện tích đất được giới
hạn bởi ranh giới mô tả trên hồ sơ địa chính hoặc được xác định trên thực
địa.
50. Thửa đất chuẩn là thửa đất có các đặc
tính về diện tích, hình thể, kích thước mang tính đại diện cho các thửa đất
trong vùng giá trị, được chọn làm thửa đất chuẩn để định giá cho các thửa đất
khác trong vùng giá trị.
51. Tích tụ đất nông nghiệp là việc tăng
diện tích đất nông nghiệp của người sử dụng đất để tổ chức sản xuất thông qua
phương thức nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
52. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử
dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc các trường hợp sử dụng đất
thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
53. Tiền thuê đất là số tiền mà người sử
dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất để cho thuê đất hoặc các trường hợp sử dụng đất
thuộc trường hợp phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
54. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
là tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư quy
định đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
55. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai.
56. Vùng giá trị là khu vực các thửa đất
liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng và có các yếu tố tương đồng về vị trí,
khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến
giá đất.
57. Vùng phụ cận là vùng đất tiếp giáp với
các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch sử dụng đất.
Điều 4. Áp dụng pháp luật
1. Quản lý và sử dụng đất đai phải thực hiện
theo quy định của Luật Đất đai và các luật khác có liên quan. Trường hợp có
quy định khác nhau giữa Luật Đất đai và Luật khác thì thực hiện theo quy định
của Luật Đất đai, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.
b) Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu thầu
dự án có sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu thầu.
c) Trường hợp đất đai được giao, cho thuê
cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp
công lập thì việc quản lý, sử dụng áp dụng theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản công.
Việc sắp xếp lại, xử lý đất và các tài sản
khác gắn liền với đất là tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý,
sử dụng tài sản công. Trường hợp sau khi sắp xếp, xử lý tài sản công mà đất
đai được xử lý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân để sử
dụng thì việc quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này.
2. Trường hợp Luật khác ban hành sau ngày
Luật Đất đai có hiệu lực thi hành cần quy định đặc thù về quản lý, sử dụng
đất khác với quy định tại Luật Đất đai thì phải xác định cụ thể nội dung thực
hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, nội dung thực hiện
theo quy định của Luật khác đó; trường hợp Luật khác không xác định cụ thể
thì áp dụng quy định của Luật Đất đai.
3. Việc giải quyết các quan hệ pháp luật về
đất đai phải căn cứ vào chính sách, pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra
hành vi quản lý và sử dụng đất đai.
Điều 4. Áp dụng pháp luật
Quản lý và sử dụng đất đai phải thực hiện
theo quy định của Luật Đất đai và các luật khác có liên quan, trừ các trường
hợp sau đây:
1. Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá
quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu giá tài sản;
2. Việc thực hiện trình tự, thủ tục đấu thầu
lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu
thầu;
3. Việc thực hiện trình tự, thủ tục chấp
thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án có sử dụng đất theo quy định của
Luật Đầu tư;
4. Trường hợp đất là tài sản công tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản
công thì việc quản lý, sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản công; những nội dung quản lý, sử dụng đất mà pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản công không quy định thì thực hiện theo quy định của
Luật này;
5. Việc xác lập quyền bề mặt, việc xác lập
và thực hiện hợp đồng, giao dịch dân sự khác đối với quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất, quyền bề mặt đã có đủ điều kiện để tham gia giao dịch
theo quy định của Luật này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các
luật khác có liên quan.
Điều 4. Sở hữu đất
đai
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Chuyển thành Điều 13 của dự thảo Luật
Chuyển thành Điều 13 của dự thảo
Luật
Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo
quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước,
đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy
định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây
gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt
Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân
phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng
họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà
nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo
riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác
của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ
quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên
chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo
quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh
nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo
quy định của pháp luật về đầu tư.
Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất;
thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo
quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân
dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp
công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp
luật về đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc sử dụng đất (sau đây gọi chung là tổ chức tôn giáo).
2. Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người
có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành (sau đây gọi là hộ gia đình).
3. Cá nhân trong nước (sau đây gọi là cá
nhân).
4. Cộng đồng dân cư.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác
của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ
quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên
chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo
quy định của pháp luật về quốc tịch.
7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định mà chưa
được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất;
thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm:
a) Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản
Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp
luật;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật
Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc sử dụng đất.
2. Cá nhân là người Việt Nam trong nước (sau
đây gọi là cá nhân).
3. Cộng đồng dân cư.
4. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác
của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ
quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên
chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo
quy định của pháp luật về quốc tịch.
6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 4. Người sử
dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định mà chưa
được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất;
thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm:
a) Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản
Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ
chức khác theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật
Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc sử dụng đất.
2. Cá nhân là người Việt Nam trong nước (sau
đây gọi là cá nhân).
3. Cộng đồng dân cư.
4. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác
của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ
quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên
chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo
quy định của pháp luật về quốc tịch.
6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường
và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa
vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng mục đích sử dụng đất đã được Nhà
nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ đất, bảo
vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và không xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa
vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả đất đai và tài
nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.
3. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học
làm ô nhiễm, thoái hóa đất khi sử dụng đất nông nghiệp và không xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.
4. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa
vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Nguyên tắc
sử dụng đất
1. Đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả đất đai và tài
nguyên trên bề mặt, trong lòng đất.
3. Bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu, không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học
làm ô nhiễm, thoái hóa đất và không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất liền kề và xung quanh.
4. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa
vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Người chịu trách nhiệm trước Nhà
nước đối với việc sử dụng đất
1. Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với
việc sử dụng đất của tổ chức mình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông
nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân
dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể
dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình
công cộng khác của địa phương.
3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là
trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng
đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho
cộng đồng dân cư.
4. Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với
việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.
5. Chủ hộ gia đình đối với việc sử dụng đất
của hộ gia đình.
6. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
7. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc
người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng
đất đó.
Điều 7. Người chịu trách nhiệm trước Nhà
nước đối với việc sử dụng đất
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức
trong nước, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông
nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân
dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể
dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình
công cộng khác của xã, phường, thị trấn.
3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là
trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được
cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận
cho cộng đồng dân cư.
4. Người đại diện tổ chức tôn giáo đối với
việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo.
5. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
6. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người
đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất
đó.
Điều 7. Người chịu trách nhiệm trước Nhà
nước đối với việc sử dụng đất
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức
trong nước, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông
nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân
dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể
dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang và công trình công cộng khác
của xã, phường, thị trấn; đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng mà chưa giao cho
tổ chức nào quản lý, sử dụng.
3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là
trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố và tương đương
hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra.
4. Người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức
tôn giáo trực thuộc đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức
tôn giáo trực thuộc.
5. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
6. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc
người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng
đất đó.
Điều 6. Người chịu trách nhiệm trước Nhà
nước đối với việc sử dụng đất
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức
trong nước, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông
nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân
dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể
dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang và công trình công cộng
khác của xã, phường, thị trấn; đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng mà chưa giao
cho tổ chức nào quản lý, sử dụng.
3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là
trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố và tương đương
hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra.
4. Người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức
tôn giáo trực thuộc đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức
tôn giáo trực thuộc.
5. Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
6. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc
người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng
đất đó.
Điều 8. Người chịu trách nhiệm trước Nhà
nước đối với đất được giao để quản lý
1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách
nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức được giao quản lý công trình công
cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước,
hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường,
tượng đài, bia tưởng niệm;
b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện
tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT)
và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước
của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
d) Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu
hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu
trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao
để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng
tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.
4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là
người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
Điều 8. Người chịu trách nhiệm trước Nhà
nước đối với đất được giao để quản lý
1. Người đại diện của tổ chức chịu trách nhiệm
đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức trong nước được giao quản lý công
trình công cộng, gồm công trình giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát
nước, hệ thống công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai, đê
điều; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm; hành lang an toàn các công
trình theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện
tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức trong nước được giao quản lý đất
có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
d) Tổ chức trong nước được giao quản lý quỹ
đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã chịu
trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao
để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng
tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.
4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là
người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
Điều 8. Người chịu trách nhiệm trước Nhà
nước đối với đất được giao để quản lý
1. Người đại diện của tổ chức chịu trách
nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức trong nước được giao quản lý công
trình công cộng và hành lang an toàn các công trình theo quy định của pháp
luật;
b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện
tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức trong nước được giao quản lý đất
có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
d) Tổ chức trong nước được giao quản lý quỹ
đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã chịu
trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao
để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng
tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.
4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là
người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
Điều 7. Người chịu
trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý
1. Người đại diện của tổ chức chịu trách
nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức trong nước được giao quản lý công
trình công cộng và hành lang an toàn các công trình theo quy định của pháp
luật;
b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện
tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức trong nước được giao quản lý đất
có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
d) Tổ chức trong nước được giao quản lý quỹ
đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã chịu
trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao
để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng
tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.
4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là
người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
Điều 9. Khuyến khích đầu tư vào đất đai
Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử
dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học,
công nghệ vào các việc sau đây:
1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của
đất;
2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện
tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng
giá trị của đất.
Điều 9. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử
dụng đất đai
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của
đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm.
3. Khai hoang, phục hồi đất bị thoái hóa,
lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa
vào sử dụng theo quy định của Luật này.
4. Tập trung đất đai để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng
giá trị của đất, phát triển công trình ngầm, công trình trên không theo quy
hoạch.
Điều 9. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử
dụng đất đai
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của
đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm.
3. Phục hồi đất bị thoái hóa, lấn biển, đưa
diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo
quy định của Luật này.
4. Tập trung đất đai để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng
giá trị của đất, phát triển công trình ngầm theo quy hoạch.
Điều 8. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào sử
dụng đất đai
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của
đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm.
3. Phục hồi đất bị thoái hóa, lấn biển, đưa
diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo
quy định của Luật này.
4. Tập trung đất đai để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng
giá trị của đất, phát triển công trình ngầm theo quy hoạch.
Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được
phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất
sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa
và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để
xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các
hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí
nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại
đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại
đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất
xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y
tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao
và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch
vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm
đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng
hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông
khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất
sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng
lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý
chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt
nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà
nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và
nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng
đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất
chưa xác định mục đích sử dụng.
Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được
phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất
như sau:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất chuyên
trồng lúa, đất trồng lúa còn lại và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
d) Đất chăn nuôi tập trung;
đ) Đất nuôi trồng thủy sản;
e) Đất làm ruộng muối (sau đây gọi là đất
làm muối);
g) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để
xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các
hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm;
đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; nhà nghỉ, lán,
trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất nông nghiệp; đất xây dựng kho và
nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ gắn
liền với khu sản xuất nông nghiệp và đất công trình khác trực tiếp phục vụ
sản xuất nông nghiệp mà không nhằm mục đích phi nông nghiệp.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại
đất như sau:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại
đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an
ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, đất an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất
xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y
tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường,
khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch
vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm
đất công trình giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội
địa, cảng hàng hải, đường sắt, đường bộ và công trình giao thông khác); công
trình thủy lợi; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử
- văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng,
khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình
bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá, đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng (sau đây gọi là đất tôn giáo, đất tín ngưỡng);
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, cơ sở hỏa táng; bảo quản lưu trữ tro cốt.
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa giao,
chưa cho thuê gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi, núi chưa sử dụng, núi đá
không có rừng cây; đất có mặt nước nội địa; đất có mặt nước ven biển; đất sông,
ngòi, kênh, rạch, suối chưa sử dụng và các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng.
Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được
phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất
như sau:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa
(đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại) và đất trồng cây hàng năm
khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
d) Đất chăn nuôi tập trung;
đ) Đất nuôi, trồng thủy sản;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại
đất như sau:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại
đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an
ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, đất an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất
xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã
hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi
trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở
sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm
đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước,
thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất công trình xử lý chất thải rắn; đất công
trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình dầu khí; đất công
trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh,
chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng (sau đây gọi là đất tôn giáo, đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa
táng; cơ sở lưu trữ tro cốt.
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác
định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết các loại đất tại Điều này.
Điều 9. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được
phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất
như sau:
a) Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa
và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
d) Đất nuôi, trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại
đất như sau:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại
đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an
ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất
xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã
hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi
trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở
sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm:
đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước,
thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất
thải rắn; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ
tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu
mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng (sau đây gọi là đất tôn giáo, đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa
táng; cơ sở lưu trữ tro cốt.
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác
định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.
4. Chính phủ quy định chi tiết các loại đất
tại Điều nà
Chi Tiết