01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ VĂN BẢN SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN (ÁP DỤNG TỪ NGÀY 20/5/2023)

I. Luật Đất đai 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai 2013 1. Luật Đất đai 2013 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014). 2. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019).  Toàn văn File Word Luật Đất đai 2013 và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 20/5/2023)  Ảnh chụp một phần lược đồ Luật Đất đai 2013 II. Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2013 3. Nghị định 43/2014/NĐ-CP [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 136/2018/NĐ-CP, Nghị định 62/2019/NĐ-CP, Nghị định 148/2020/NĐ-CP, Nghị định 104/2022/NĐ-CP, Nghị định 10/2023/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2023)]. 4. Nghị định 44/2014/NĐ-CP [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 136/2018/NĐ-CP, Nghị định 10/2023/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2023)]. 5. Nghị định 45/2014/NĐ-CP [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2016/NĐ-CP,  Nghị định 123/2017/NĐ-CP, Nghị định 79/2019/NĐ-CP,  Nghị định 126/2020/NĐ-CP]. 6. Nghị định 46/2014/NĐ-CP [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2016/NĐ-CP, Nghị định 35/2017/NĐ-CP, Nghị định 123/2017/NĐ-CP, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Nghị định 11/2021/NĐ-CP, Nghị định 31/2021/NĐ-CP]. 7. Nghị định 47/2014/NĐ-CP [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Nghị định 06/2020/NĐ-CP, Nghị định 148/2020/NĐ-CP]. 8. Nghị định 35/2015/NĐ-CP [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 62/2019/NĐ-CP, Nghị định 94/2019/NĐ-CP]. 9. Nghị định 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 19/12/2019). III. Thông tư hướng dẫn Luật Đất đai 2013 10. Thông tư 23/2014/TT-BTNMT [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT]. 11. Thông tư 24/2014/TT-BTNMT [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT]. 12. Thông tư 25/2014/TT-BTNMT [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT]. 13. Thông tư 34/2014/TT-BTNMT [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 24/2019/TT-BTNMT]. 14. Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định việc điều tra, đánh giá đất đai (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 13/8/2014). 15. Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 08/10/2014). 16. Thông tư 02/2015/TT-BTNMT [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, Thông tư 13/2019/TT-BTNMT, Thông tư 24/2019/TT-BTNMT, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT]. 17. Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2016). 18. Thông tư 33/2016/TT-BTNMT về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2016). 19. Thông tư 27/2018/TT-BTNMT [đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 09/2021/TT-BTNMT]. 20. Thông tư 33/2017/TT-BTNMT [được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 53/2017/TT-BTNMT, Thông tư 24/2019/TT-BTNMT, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT]. 21. Thông tư 11/2022/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Thông tư liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và môi trường (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2022). Điều 5. Người sử dụng đất – Luật Đất đai 2013 Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-20
THẨM QUYỀN GIAO ĐẤT KHÔNG THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN. NHỮNG BẤT CẬP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT KHI NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT

1. Những trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất Các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bao gồm: - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp. - Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng - Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp; - Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước; - Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp, gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện việc trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp thì không phải đóng tiền sử dụng đất. Ngoài ra Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng, tổ chức khác được quy định tại Điều 54 Luật đất đai năm 2013 thì cũng không phải nộp tiền sử dụng đất. 2. Ai có thẩm quyền giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân? Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất cụ thể như sau: - UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất trong các trường hợp: + Giao đất đối với tổ chức; + Giao đất đối với cơ sở tôn giáo; + Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; - UBND cấp huyện giao đất trong các trường hợp: + Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân. + Giao đất đối với cộng đồng dân cư. 3. Bất cập trong công tác giao đất và cho thuê đất năm 2023 3.1. Những bất cập liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013 có quy định về những trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và những trường hợp không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố khi thực hiện việc giao đất đối với các dự án đầu tư thường áp dụng hình thức giao đất, cho thuê đất theo hình thức chỉ định chứ không áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp. Pháp luật đất đai chỉ quy định việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chứ chưa quy định chặt chẽ, bắt buộc phải đấu giá đối với đất do doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng khi chuyển mục đích sử dụng đất, đồng thời quy định về đối tượng được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá còn khá rộng, chưa cụ thể. Trong khi đó, khó có thể thực hiện được việc thu hồi đất đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai do vướng mắc trong việc xử lý tài sản, chi phí đầu tư vào đất doanh nghiệp đang sử dụng (chưa quy định thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục bồi thường về đất, tài sản, giá trị đã đầu tư vào đất) đối với trường hợp phải thu hồi… để thực hiện đấu giá theo quy định. Trên thực tế hiện nay, các dự án đầu tư trên địa bàn ưu đãi đầu tư có hai loại miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và miễn tiền thuê đất. Việc áp dụng hình thức giao đất và cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư tại các địa bàn ưu đãi và đầu tư không thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất. Đây được coi là một trong những quy định chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật trên thực tế còn cần nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp và rõ ràng giúp cơ quan nhà nước có thể quản lý đất đai và tránh thất thoát tài sản của nhà nước. 3.2. Những bất cập liên quan đến việc xác định giá đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất Để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải thực hiện xác định giá đất cụ thể và tính khấu trừ tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp nên số tiền thu từ đất không lớn. Tuy nhiên, giá đất của Nhà nước thường thiếu sự tương thích với giá thị trường, thậm chí là thấp hơn nhiều so với giá thị trường, vì thế khi thu hồi đất, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài khó khăn do người bị thu hồi đất không chấp nhận giá đền bù. Bên cạnh đó, nhiều dự án được giao đất nhưng việc xác định giá đất bị kéo dài, chậm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, làm chậm trễ việc triển khai thực hiện dự án, gây lãng phí nguồn lực đất đai, làm giảm hiệu quả đầu tư, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy quy định pháp luật về phương pháp định giá đất còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa phù hợp thực tế. Việc hướng dẫn điều chỉnh giá do yếu tố khác biệt của thửa đất so sánh với thửa đất cần định giá không đủ chi tiết rõ ràng để áp dụng, nên việc xác định hệ số điều chỉnh phụ thuộc vào quyết định chủ quan của cá nhân, tổ chức thẩm định giá. Thực tế, việc giao đất, cho thuê đất là phương thức tiếp cận đất đai. Nếu phương thức tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, người dân gặp rào cản, cơ chế pháp lý không minh bạch, không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn về kinh tế - xã hội, giảm tính hấp dẫn môi trường đầu tư, tăng chi phí đầu vào, không khuyến khích, thu hút được các nhà đầu tư. Để tránh những trường hợp trên còn tiếp diễn cần thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế đồng bộ, cụ thể để xử lý vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, nhất là liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất. Bên cạnh đó, cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm và quy định cụ thể các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách Nhà nước.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618   

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Điều kiện tách thửa đất ở đô thị

Hiểu như thế nào là tách thửa đất?Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau.Điều kiện tách thửa đất ở đô thị như thế nào?Khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất thì phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tách thửa. Tuy nhiên, để được tách thửa ở đất đô thị thì cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Các điều kiện này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai. Vậy, để bạn đọc nắm rõ hơn về các điều kiện này, Luật sư X xin cung cấp thông tin cho bạn đọc, cụ thể như sau:Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, tách thửa cần những điều kiện sau:– Đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu.– Có Giấy chứng nhận.– Đất không có tranh chấp.– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.– Trong thời hạn sử dụng đất.Lưu ý:– Diện tích tối thiểu được phép tách thửa là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn.– Nếu tách thửa mà tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa.– Theo quy định của UBND các tỉnh, thành thì một số địa phương chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tách thửa (không bắt buộc có Giấy chứng nhận).Trình tự thủ tục tách thửa đất ở đô thị như thế nào?Bạn đọc chắn hẳn đã nắm rõ nội dung trên về các điều kiện để được tách thửa đất đô thị. Và nếu bạn thuộc trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện trên và muốn tiến hành tách thửa đất thì cần phải tuân theo trình tự thủ tục tách thửa đất được quy định theo pháp luật hiện hành. Luật sư X xin tư vấn, cung cấp thông tin cho bạn đọc về các hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị và trình tự các bước thực hiện tách thửa đất ở đô thị. Mời bạn đọc theo dõi nhé!Hồ sơ tách thửa đất bao gồm những gì?Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ).Đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật theo Mẫu số 11/ĐK;Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân để xuất trình khi có yêu cầu.Lưu ý: Trong trường hợp có thay đổi số giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân hoặc địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất phải nộp thêm các giấy tờ như sau:Các giấy tờ khác chứng minh sự thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin của người có tên trên Giấy chứng nhận đã cấp.Bản photo chứng minh nhân dân mới hoặc căn cước công dân mới, sổ hộ khẩu;Trình tự, thủ tục tách thửa đấtBước 1: Người có nhu cầu tách thửa đất sẽ nộp một bộ hồ sơ đề nghị tách thửa.Các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa có thể nộp hồ sơ theo hai cách:– Nộp hồ sơ trực tiếp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.– Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, thị xã, … hoặc trường hợp không có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơTrường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, có sai sót, cơ quan thụ lý có thời hạn tối đa 03 ngày; để thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất chỉnh sửa theo quy định của pháp luật. Ngược lại, đối với trường hợp hồ sơ đã hoàn chỉnh; cơ quan tiếp nhận thông tin vào sổ theo dõi; và thông báo thời gian trả kết quả cho người nộp hồ sơ.Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành một số công việc như sau:– Đo đạc địa chính;– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất mới tách thửa;– Cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;– Trao Giấy chứng nhận hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trao trong trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.Bước 4: Trả kết quảNơi thụ lý hồ sơ phải trả kết quả tách thửa đất thổ cư cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Thủ tục tách thửa đất

Tách thửa đất là gì? Tách thửa đất hiểu một cách đơn giản là việc chia một thửa đất thành hai hay nhiều mảnh đất có diện tích nhỏ hơn. Theo quy định của pháp luật, dựa vào quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, ta có thể nhận thức được tách thửa đất là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất từ một thể hợp nhất thành nhiều phần khác nhau. Biểu hiện của thủ tục tách thửa đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất hình thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.Điều kiện tách thửa đấtĐể tách thửa đất cần phải đáp ứng một số yêu cầu theo Luật định. Mảnh đất muốn tách cần phải được cấp hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó. Bên cạnh đó, mảnh đất phải là mảnh đất không có tranh chấp. Điều đó có nghĩa là nếu mảnh đất chưa được xác định về quyền sở hữu thì mảnh đất đó sẽ không được tách theo quy định. Bên cạnh đó, mảnh đất đang không bị kê biên để bảo đảm thi hành án có nghĩa là Tòa án đang không giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đảm bảo việc thi hành án. CUối cùng, mảnh đất vẫn đang còn thời hạn sử dụng. Để một mảnh đất có thể phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành nhiều phần khác nhau thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện tách thửa đất theo Điều 188 Luật Đất Đai 2013:Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;b) Đất không có tranh chấp;c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;d) Trong thời hạn sử dụng đất.Tách thửa đất cần những giấy tờ gì?Người sử dụng đất có mong muốn tách thửa đất nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ xin tách thửa đất bao gồm các tài liệu sau: Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu quy định của pháp luật; Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp. Thủ tục thực hiện tách thửa đất gồm hai bước cơ bản như sau:Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.– Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MT có trách nhiệm thực hiện:+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.– Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MTthực hiện các công việc sau:+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.– Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MT căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:+ Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.– Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MT trình UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-21
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ DI SẢN THỪA KẾ. ĐẤT THỪA KẾ CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG LUÔN HAY KHÔNG?

1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế được hiểu như thế nào? Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế còn sống.  Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế được hiểu là trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất mà người chết để lại cho những người sống theo di chúc hoặc theo pháp luật.  2. Đất thừa kế có chuyển nhượng luôn được không?  2.1 Người thừa kế là người Việt Nam Căn cứ vào Điều 168 Luật đất đai năm 2013 quy định: “ Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền. 2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.” Như vậy, người được thừa kế có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất khi người để tại đất thừa kế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất (hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Tuy nhiên, quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ việc được hưởng thừa kế từ cha mẹ thì tất cả các đồng thừa kế di sản của cha mẹ thuộc hàng thừa kế thứ nhất (tất cả các người con hoặc một người đại diện theo ủy quyền của những người khác) chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tức là những người con đã phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận thống nhất việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất và nộp hồ sơ lên Phòng tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của năm người con hoặc một người đứng ra đại diện). 2.2 Người thừa kế là người nước ngoài Căn cứ vào khoản 3,4 Điều 186  Luật đất đai năm 2013 quy định như sau: “Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam .... 3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây: a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho; c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính. 4. Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này....” Như vậy, chỉ khi tất cả các những người thừa kế đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam khi nhận thừa kế sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất được thừa kế. Tuy nhiên, trước khi chuyển nhượng người thừa kế sẽ phải làm thủ tục khai nhận di sản để xác minh mình là người thừa kế hợp pháp.       Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính năm 2023 là bao lâu?

1. Hồ sơ địa chính là gì?Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.2. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính năm 2023 là bao lâu?Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, cụ thể như sau:(i) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm:+ Tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản lưu Giấy chứng nhận;+ Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 23 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, trừ trường hợp quy định tại (ii);(ii) Bảo quản trong thời hạn 5 năm đối với:+ Hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp;+ Giấy tờ thông báo công khai kết quả thẩm tra hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính;+ Các giấy tờ khác kèm theo.3. Hồ sơ địa chính được bảo quản như thế nào?Cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 30 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về bảo quản hồ sơ địa chính như sau:(1) Hồ sơ địa chính dạng số được quản lý, bảo đảm an toàn cùng với việc quản lý bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.(2) Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản theo quy định như sau:- Hồ sơ địa chính được phân nhóm tài liệu để bảo quản bao gồm:+ Bản đồ địa chính; bản trích đo địa chính thửa đất; tài liệu đo đạc khác sử dụng để đăng ký đất đai;+ Bản lưu Giấy chứng nhận;+ Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;+ Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận;+ Các tài liệu khác;- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều 23 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ thủ tục đăng ký lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành.4. Cơ quan nào là cơ quan chủ trì bàn giao hồ sơ địa chính?Cơ quan chủ trì bàn giao hồ sơ địa chính quy định như sau:- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính giữa đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ địa chính với Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh; giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;Giữa các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trong trường hợp có điều chuyển, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính giữa các huyện; giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Văn phòng đăng ký đất đai;- Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; giữa các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;- Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao bản sao hồ sơ địa chính giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp xã; giữa các xã do điều chuyển, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã thuộc cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chủ trì bàn giao bản sao hồ sơ địa chính khi thay đổi công chức địa chính cấp xã.(Khoản 3 Điều 32 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Quy định về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2023

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì?Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là số tiền mà cá nhân, đơn vị hay tổ chức phải đóng, theo quy định của Luật Đất đai 2013. Người sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức thuế sẽ khác nhau tùy vào diện tích đất và khu vực có mảnh đất.Loại đất nào phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?(1) Loại đất phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 thì các loại đất phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 sử dụng vào mục đích kinh doanh.(2) Loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 thì các loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2023Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư 153/2011/TT-BTC thì số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp sẽ được tính theo công thức sau đây:(1) Đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh:Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) - Số thuế được miễn, giảm (nếu có) (đồng)Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:Số thuế phát sinh (đồng) = Diện tích đất tính thuế (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất (%)(2) Đối với đất ở nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) và công trình xây dựng dưới mặt đất:Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có)Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:Số thuế phát sinh = Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suấtTrường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:Số thuế phát sinh = Diện tích sử dụng công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất(3) Trường hợp đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh:Số thuế phát sinh = Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng) x Thuế suất (%)Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) = Tổng diện tích đất sử dụng x (Doanh thu hoạt động kinh doanh : Tổng doanh thu cả năm)Giá của 1 m2 đất tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được xác định như thế nào?Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.- Trường hợp trong chu kỳ ổn định có sự thay đổi về người nộp thuế hoặc phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá của 1 m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1 m2 đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.- Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ.- Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 1 m2 tính thuế là giá đất theo mục đích đang sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.Thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là bao nhiêu?- Đất ở:+ Đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:BẬC THUẾDIỆN TÍCH ĐẤT TÍNH THUẾ (m2)THUẾ SUẤT (%)1Diện tích trong hạn mức0,032Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức0,073Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức0,15+ Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.- Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%.- Đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt áp dụng mức thuế suất 0,03%.- Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2%.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2023

Chính sách miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp(1) Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định tại Thông tư 40/2009/TT-LĐTBXH và các văn bản sửa đổi bổ sung.(2) Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường gồm:- Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;- Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.Các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.(3) Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.(4) Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.(5) Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.(6) Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo.(7) Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.(8) Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử - văn hoá.(9) Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.(10) Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất. Trình tự, thủ tục miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hướng dẫn tại Điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 153/2011/TT-BTC.Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.Căn cứ: Điều 10 Thông tư 153/2011/TT-BTCChính sách giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệpGiảm 50% số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định tại Thông tư 40/2009/TT-LĐTBXH và các văn bản sửa đổi bổ sung.- Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.- Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng.- Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.Căn cứ: Điều 11 Thông tư 153/2011/TT-BTCAi có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì cơ quan thuế trực tiếp quản lý căn cứ vào hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để xác định số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được miễn, giảm và quyết định miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế.Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:- Trường hợp miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 10 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế ban hành quyết định chung căn cứ danh sách đề nghị của UBND cấp xã.Hàng năm, UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát và gửi danh sách các đối tượng được miễn giảm thuế theo quy định để cơ quan thuế thực hiện miễn, giảm thuế theo thẩm quyền.- Trường hợp miễn, giảm thuế theo quy định tại Khoản 9 Điều 10 và khoản 4 Điều 11 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì Thủ trưởng Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp ban hành quyết định căn cứ đơn đề nghị của người nộp thuế và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.- Các trường hợp khác, người nộp thuế phải gửi hồ sơ kèm theo các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết.

Chi Tiết