01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-21
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ DI SẢN THỪA KẾ. ĐẤT THỪA KẾ CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG LUÔN HAY KHÔNG?

1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế được hiểu như thế nào? Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế còn sống.  Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế được hiểu là trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất mà người chết để lại cho những người sống theo di chúc hoặc theo pháp luật.  2. Đất thừa kế có chuyển nhượng luôn được không?  2.1 Người thừa kế là người Việt Nam Căn cứ vào Điều 168 Luật đất đai năm 2013 quy định: “ Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền. 2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.” Như vậy, người được thừa kế có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất khi người để tại đất thừa kế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất (hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Tuy nhiên, quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ việc được hưởng thừa kế từ cha mẹ thì tất cả các đồng thừa kế di sản của cha mẹ thuộc hàng thừa kế thứ nhất (tất cả các người con hoặc một người đại diện theo ủy quyền của những người khác) chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tức là những người con đã phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận thống nhất việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất và nộp hồ sơ lên Phòng tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của năm người con hoặc một người đứng ra đại diện). 2.2 Người thừa kế là người nước ngoài Căn cứ vào khoản 3,4 Điều 186  Luật đất đai năm 2013 quy định như sau: “Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam .... 3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây: a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho; c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính. 4. Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này....” Như vậy, chỉ khi tất cả các những người thừa kế đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam khi nhận thừa kế sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất được thừa kế. Tuy nhiên, trước khi chuyển nhượng người thừa kế sẽ phải làm thủ tục khai nhận di sản để xác minh mình là người thừa kế hợp pháp.       Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính năm 2023 là bao lâu?

1. Hồ sơ địa chính là gì?Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.2. Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính năm 2023 là bao lâu?Thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, cụ thể như sau:(i) Bảo quản vĩnh viễn đối với các hồ sơ địa chính dạng số và thiết bị nhớ chứa hồ sơ địa chính số; các tài liệu dạng giấy đã lập bao gồm:+ Tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận, bản lưu Giấy chứng nhận;+ Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 23 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, trừ trường hợp quy định tại (ii);(ii) Bảo quản trong thời hạn 5 năm đối với:+ Hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp;+ Giấy tờ thông báo công khai kết quả thẩm tra hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính;+ Các giấy tờ khác kèm theo.3. Hồ sơ địa chính được bảo quản như thế nào?Cụ thể tại khoản 1, 2 Điều 30 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về bảo quản hồ sơ địa chính như sau:(1) Hồ sơ địa chính dạng số được quản lý, bảo đảm an toàn cùng với việc quản lý bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.(2) Hồ sơ địa chính dạng giấy được bảo quản theo quy định như sau:- Hồ sơ địa chính được phân nhóm tài liệu để bảo quản bao gồm:+ Bản đồ địa chính; bản trích đo địa chính thửa đất; tài liệu đo đạc khác sử dụng để đăng ký đất đai;+ Bản lưu Giấy chứng nhận;+ Hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;+ Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp Giấy chứng nhận;+ Các tài liệu khác;- Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 Điều 23 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sắp xếp và đánh số thứ tự theo thứ tự thời gian ghi vào sổ địa chính của hồ sơ thủ tục đăng ký lần đầu; số thứ tự hồ sơ gồm 06 chữ số và được đánh tiếp theo số thứ tự của các hồ sơ đã lập trước ngày Thông tư 24/2014/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành.4. Cơ quan nào là cơ quan chủ trì bàn giao hồ sơ địa chính?Cơ quan chủ trì bàn giao hồ sơ địa chính quy định như sau:- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính giữa đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ địa chính với Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh; giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;Giữa các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trong trường hợp có điều chuyển, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính giữa các huyện; giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Văn phòng đăng ký đất đai;- Văn phòng đăng ký đất đai chủ trì việc bàn giao hồ sơ địa chính cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; giữa các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;- Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc bàn giao bản sao hồ sơ địa chính giữa Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp xã; giữa các xã do điều chuyển, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã thuộc cùng một đơn vị hành chính cấp huyện;- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chủ trì bàn giao bản sao hồ sơ địa chính khi thay đổi công chức địa chính cấp xã.(Khoản 3 Điều 32 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Quy định về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2023

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là gì?Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là số tiền mà cá nhân, đơn vị hay tổ chức phải đóng, theo quy định của Luật Đất đai 2013. Người sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức thuế sẽ khác nhau tùy vào diện tích đất và khu vực có mảnh đất.Loại đất nào phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?(1) Loại đất phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 thì các loại đất phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 sử dụng vào mục đích kinh doanh.(2) Loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 thì các loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2023Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư 153/2011/TT-BTC thì số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp sẽ được tính theo công thức sau đây:(1) Đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh:Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) - Số thuế được miễn, giảm (nếu có) (đồng)Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:Số thuế phát sinh (đồng) = Diện tích đất tính thuế (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất (%)(2) Đối với đất ở nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) và công trình xây dựng dưới mặt đất:Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (nếu có)Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:Số thuế phát sinh = Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suấtTrường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:Số thuế phát sinh = Diện tích sử dụng công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất(3) Trường hợp đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh:Số thuế phát sinh = Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng) x Thuế suất (%)Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) = Tổng diện tích đất sử dụng x (Doanh thu hoạt động kinh doanh : Tổng doanh thu cả năm)Giá của 1 m2 đất tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được xác định như thế nào?Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.- Trường hợp trong chu kỳ ổn định có sự thay đổi về người nộp thuế hoặc phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá của 1 m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1 m2 đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.- Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ.- Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 1 m2 tính thuế là giá đất theo mục đích đang sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.Thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là bao nhiêu?- Đất ở:+ Đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:BẬC THUẾDIỆN TÍCH ĐẤT TÍNH THUẾ (m2)THUẾ SUẤT (%)1Diện tích trong hạn mức0,032Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức0,073Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức0,15+ Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.- Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%.- Đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt áp dụng mức thuế suất 0,03%.- Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2%.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-20
Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2023

Chính sách miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp(1) Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định tại Thông tư 40/2009/TT-LĐTBXH và các văn bản sửa đổi bổ sung.(2) Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường gồm:- Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;- Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;- Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.Các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.(3) Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.(4) Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.(5) Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.(6) Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo.(7) Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.(8) Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử - văn hoá.(9) Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.(10) Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất. Trình tự, thủ tục miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hướng dẫn tại Điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 153/2011/TT-BTC.Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.Căn cứ: Điều 10 Thông tư 153/2011/TT-BTCChính sách giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệpGiảm 50% số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định tại Thông tư 40/2009/TT-LĐTBXH và các văn bản sửa đổi bổ sung.- Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.- Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng.- Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.Căn cứ: Điều 11 Thông tư 153/2011/TT-BTCAi có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?Căn cứ quy định tại Điều 12 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì cơ quan thuế trực tiếp quản lý căn cứ vào hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để xác định số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được miễn, giảm và quyết định miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho người nộp thuế theo kỳ tính thuế.Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:- Trường hợp miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 10 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế ban hành quyết định chung căn cứ danh sách đề nghị của UBND cấp xã.Hàng năm, UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát và gửi danh sách các đối tượng được miễn giảm thuế theo quy định để cơ quan thuế thực hiện miễn, giảm thuế theo thẩm quyền.- Trường hợp miễn, giảm thuế theo quy định tại Khoản 9 Điều 10 và khoản 4 Điều 11 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì Thủ trưởng Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp ban hành quyết định căn cứ đơn đề nghị của người nộp thuế và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.- Các trường hợp khác, người nộp thuế phải gửi hồ sơ kèm theo các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất chịu thuế tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-14
Phí thẩm định cấp sổ đỏ mới nhất 2023 của 63 tỉnh thành

Phí thẩm định cấp sổ đỏ là gì?Theo Thông tư 106/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 85/2019/TT-BTC thì phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ được quy định như sau:Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.Như vậy, mức phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ của các tỉnh, thành phố sẽ có sự khác nhau.Mức phí thẩm định cấp sổ đỏ mới nhất 2023 của 63 tỉnh thành1. TPHCMNghị quyết 02/2023/NQ-HĐND ngày 18/4/2023 về mức thu phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh2. Đồng NaiNghị quyết 13/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 quy định về phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (được sửa đổi tại Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022)3. Bình DươngNghị quyết 13/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương4. Phú YênNghị quyết 18/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 quy định về mức thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên5. An GiangNghị quyết 21/2022/NQ-HĐND ngày 11/11/2022 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang6. Nam ĐịnhNghị quyết 78/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định7. Thừa Thiên HuếNghị quyết 04/2022/NQ-HĐND ngày 03/6/2022 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế8. Khánh HòaNghị quyết 18/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa9. Bình ThuậnNghị quyết 15/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận10. Đồng ThápNghị quyết 57/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (được sửa đổi tại Nghị quyết 15/2022/NQ-HĐND ngày 17/5/2022)11. Kiên GiangNghị quyết 126/2018/NQ-HĐND ngày 08/01/2018 về quy định phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang12. Quảng NgãiNghị quyết 10/2021/NQ-HĐND ngày 12/03/2021 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi13. Ninh ThuậnNghị quyết 15/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh ThuậnQuyết định 63/2020/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận14. Hà GiangNghị quyết 74/2017/NQ-HĐND ngày 24/4/2017 Quy định về Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang15. Cà MauNghị quyết 01/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 về phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Cà Mau16. Bà Rịa - Vũng TàuNghị quyết 19/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu17. Tiền GiangNghị quyết 10/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; phí đăng ký giao dịch bảo đảm và cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang18. Lào CaiNghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 quy định về các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai (được sửa đổi tại Nghị quyết 6/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022)<Tiếp tục cập nhật>

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-14
Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng về quyền sử dụng đất vô hiệu

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là gì?Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng về quyền sử dụng đất là:Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.Như vậy, nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất bao gồm:- Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.- Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.Ngoài ra, căn cứ Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 thì hời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.Thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng về quyền sử dụng đất vô hiệuTheo Khoản 2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 13/HD-VKSTC về nội dung hướng dẫn thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng về quyền sử dụng đất vô hiệu như sau:Đối với hợp đồng về quyền sử dụng đất được giao kết từ ngày 01/01/2017 đến nay mà có yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2015, cần phân biệt:- Hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện; hợp đồng được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; hợp đồng do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 02 năm kể từ một trong các thời điểm sau:+ Ngày người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết được hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;+ Ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;+ Ngày người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;+ Ngày người không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch.- Hợp đồng, vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, hợp đồng giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu không bị hạn chế. Điềm khác của  Bộ luật dân sự 2015 và các Bộ luật dân sự trước đó là: Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng vi phạm điều cấm “của luật” còn ở các Bộ luật dân sự trước đó quy định hợp đồng vi phạm điều cấm của “pháp luật”. Vi phạm điều cấm của luật là vi phạm những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu.* Lưu ý:- Đối với hợp đồng về quyền sử dụng đất được giao kết trước ngày 01/7/1996 thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991, bao gồm:Nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội; một hoặc các bên không có quyền giao kết hợp đồng (chủ thể giao kết hợp đồng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991) thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.Trường hợp các bên vẫn thực hiện hợp đồng và phát sinh tranh chấp, một bên hoặc các bên khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, nếu trong quá trình giải quyết Toà án xác định giao dịch dân sự đó vô hiệu thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, Toà án có quyền tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu và xử lý hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm giao dịch được xác lập.- Đối với hợp đồng về quyền sử dụng đất được giao kết trước ngày 01/7/1996 thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 bao gồm: hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên xác lập, thực hiện (do có vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991); do một bên bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng; bị đe dọa hoặc bị lừa dối thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 là 03 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Hết thời hạn 03 năm mà không có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự đó có hiệu lực.Trường hợp các bên vẫn thực hiện hợp đồng và phát sinh tranh chấp, một bên hoặc các bên khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, nếu đã hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, thì họ không có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu vì lý do vi phạm quy định Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991. Trong trường hợp này, Toà án tiến hành giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung.- Đối với  hợp đồng về quyền sử dụng đất được giao kết từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2006 mà có yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu thì áp dụng các quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2005 về thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.- Đối với hợp đồng về quyền sử dụng đất được giao kết từ ngày 01/01/2006 đến trước ngày 01/01/2017 mà có yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu cần phân biệt:+ Giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; giao dịch dân sự được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa; do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập;+ Giao dịch do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; giao dịch giả tạo thì không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.Tóm lại, tùy thuộc vào thời điểm giao kết hợp đồng mà thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 02 năm tới 03 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập hoặc không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-14
Hướng dẫn kiểm sát trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay

Về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:- Theo Điều 502 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.- Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực, việc công chứng phải bảo đảm theo quy định của Luật Công chứng 2014.Trường hợp hợp đồng chỉ do hai bên ký kết, không được công chứng thì hợp đồng đó phải bảo đảm yếu tố hai bên đều tự nguyện và việc ký kết phải trước ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực) để tùy từng trường hợp áp dụng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP cho phù hợp. Nếu hợp đồng được chứng thực phải thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.Bên cạnh các quy định chung về hình thức của hợp đồng thì tùy từng trường hợp cụ thể, lưu ý áp dụng các quy định của pháp luật cho phù hợp như:1. Hướng dẫn kiểm sát trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay- Trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng nhưng khi chuyển nhượng chỉ lập giấy viết tay và chưa được công chứng, chứng thực theo quy định thì áp dụng Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức và điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Thông thường, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không tuân thủ các quy định về công chứng, chứng thực thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đối với trường hợp giao dịch đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó mà các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực nữa.Tại Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định, cụ thể trong các trường hợp: Người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008 mà đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này và trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất.2. Hướng dẫn kiểm sát hợp đồng mua bán đất vi phạm hình thứcViệc công nhận hoặc tuyên vô hiệu giao dịch chuyển nhượng QSD đất khi vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng căn cứ vào các văn bản sau đây:- Giao dịch xảy ra trước ngày 01/7/2004 thì căn cứ Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP;- Giao dịch xảy ra trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng Điều 134 Bộ luật Dân sự 2005, Toà án quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì tuyên giao dịch vô hiệu;- Giao dịch xảy ra từ ngày 01/01/2017 thì áp dụng Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 làm căn cứ giải quyết;- Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất và khi giao dịch chỉ viết giấy tay là vi phạm về cả hình thức và nội dung, trường hợp này đối với giao dịch xảy ra trước ngày 01/7/2004 thì áp dụng quy định của Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP để xem xét có vô hiệu hay không, cụ thể:+ Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.+ Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất và trường hợp hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức, nhưng sau đó đã được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.+ Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, bên chuyển nhượng không phản đối thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và hủy phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.- Đối với các giao dịch xảy ra sau ngày 01/7/2004 thì giao dịch này phải bị xác định là vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Phụ thuộc vào thời gian xác lập giao dịch mà áp dụng quy định của Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 hoặc Điều 131 Bộ luật Dân sự 2005.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-14
Hướng dẫn kiểm sát điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán đất đai khi có tranh chấp

Hướng dẫn 13/HD-VKSTC ngày 30/5/2023 về nội dung cơ bản trong kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ban hành.Hướng dẫn kiểm sát điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán đất đai khi có tranh chấpTheo Điểm 2.1.2 khoản 2.1 Mục 2 Phần II Hướng dẫn 13/HD-VKSTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn kiểm sát điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán đất đai khi có tranh chấp như sau:Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực khi bảo đảm những điều kiện sau đây:- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015;- Bảo đảm các điều kiện về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015. Đối với bên chuyển nhượng phải là chủ thể có quyền sử dụng đất hợp pháp, được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Bên nhận chuyển nhượng phải bảo đảm các điều kiện như: Phải là người được phép tham gia giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất; không bị hạn chế quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (các trường hợp bị hạn chế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013);- Quyền sử dụng đất chuyển nhượng phải đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;- Quyền sử dụng đất được chuyển nhượng không thuộc diện bị tranh chấp, tức là chưa có cơ quan có thẩm quyền nào đã thụ lý, giải quyết khiếu nại, đơn khởi kiện về đất.- Quyền sử dụng đất không bị kê biên bảo đảm thi hành án. Về nguyên tắc, nếu quyền sử dụng đất được xem là nguồn tài sản của các cá nhân vi phạm pháp luật (hoặc đang là tài sản bảo đảm nghĩa vụ thanh toán dân sự) thì sẽ không được đưa ra làm tài sản chuyển nhượng.Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc diện bị kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án là không hợp pháp và thuộc điều cấm của pháp luật đất đai. Do đó, giao dịch này sẽ bị vô hiệu.- Quyền sử dụng đất còn thời hạn sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất là cơ sở hết sức quan trọng nhằm xác lập quyền sử dụng đấtcủa cá nhân, tổ chức.Nếu không còn thời hạn sử dụng đất mà chưa xin gia hạn hay thực hiện thực hiện các thủ tục liên quan, đồng nghĩa với việc người dân không được sử dụng đất theo quy định của pháp luật.Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng đối với các diện tích đất này sẽ không có hiệu lực về mặt pháp luật.- Đất chuyển nhượng còn phải bảo đảm diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất chuyển nhượng. Nếu vi phạm điều kiện này thì hợp đồng chuyển nhượng được xác định là vô hiệu do có đối tượng không thực hiện được.- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân thủ đúng theo các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật; phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.Hướng dẫn kiểm sát các trường hợp không được nhận chuyển nhượng QSD đấtCụ thể, không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng QSD đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng QSD đất.- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng QSD đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, không có hộ khẩu tại địa phương không được nhận chuyển nhượng QSD đất trồng lúa.- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng QSD đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.(Điểm 2.1.3 khoản 2.1 Mục 2 Phần II Hướng dẫn 13/HD-VKSTC)

Chi Tiết