01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2024-02-19
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO?

1. Dấu hiệu nhận biết, yếu tố cấu thành tội phạm- Mặt chủ quan: Tội vi phạm các quy định trong hoạt động ngân hàng được thực hiện với lỗi cố ý.- Mặt khách quan: thực hiện bằng các hành vi, gồm:+ Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.+ Cấp tín dụng không có đảm bảo hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.+ Vi phạm quy định về tỉ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.+ Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp có tài sản bảo đảm.+ Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng.+ Cấp tín dụng vượt quá giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.+ Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng.+ Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.+ Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép.+ Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.- Khách thể: Trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là các quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đối tượng tác động của tội phạm này là hoạt động ngân hàng như tín dụng, tài sản đảm bảo, góp vốn, mua cổ phần.- Chủ thể: Đây là tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, do đó người phạm tội chỉ có thể là người có có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, chủ thể của tội pham phải đáp ứng đủ điều kiện người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.Lưu ý: Các hành vi nêu trên cấu thành tội phạm nếu gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng.2. Khung hình phạt tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàngCăn cứ theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, cụ thể:- Khung hình phạt cơ bản: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Thực hiện một trong các hành vi gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, gồm:+ Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.+ Cấp tín dụng không có đảm bảo hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.+ Vi phạm quy định về tỉ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.+ Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp có tài sản bảo đảm.+ Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng.+ Cấp tín dụng vượt quá giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.+ Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng.+ Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.+ Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép.+ Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.- Khung hình phạt thứ hai: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:(Gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng).- Khung hình phạt thứ ba: Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:(Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng).- Khung hình phạt thứ tư: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm(Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng).Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung hoặc khung hình phạt sẽ thấp, cao hơn nếu có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.3. Một số bản án về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàngDưới đây, là một số bản án về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng đã được xét xử trên thực tế, mời bạn tham khảo thêm:- Bản án về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại Ngân hành ĐA số 41/2022/HS-PT.- Bản án 35/2019/HS-ST ngày 24/04/2019 về tội vi phạm quy định hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.- Bản án về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng số 335/2022/HS-PT.- Bản án 443/2017/HS-PT ngày 17/08/2017 về vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.- Bản án về tội vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng số 79/2019/HS-PT.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ THEO ĐIỀU 331 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 331 Bộ luật Hình sựTội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt như sau:- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.2. Thế nào là quyền tự do dân chủ?Quyền tự do dân chủ của công dân được quy định tại Điều 24, 25 Hiến pháp 2013 như sau:- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.3. Một số bản án về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự(1) Bản án 13/2020/HS-ST ngày 07/09/2020 về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.Vào đầu tháng 11/2019 đến đầu tháng 02/2020 Nguyễn Hữu M sử dụng tài khoản Facebook “Nguyễn Hữu M” do mình lập từ năm 2012 được đăng ký bằng gmail trên phương tiện điện thoại Iphon 6s thường xuyên đăng tải, chia sẻ phát tán tin bài sai sự thật, xuyên tạc, vu cáo xúc phạm danh dự, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của lực lượng Công an, chính quyền thành phố Hà Nội, Bộ Y tế. Cụ thể: Nguyễn Hữu M đã đăng tải 86 bài viết có nội dung xâm phạm đến uy tín, danh dự của lực lượng công an và chính quyền Thành phố Hà Nội, Bộ Y tế, một số bài viết cụ thể như sau: Đăng ảnh xe chống bạo động của Cảnh sát cơ động và chú thích “Bọn cướp đã tấn công, máu đã đổ ở V”.(2) Bản án số 94/2019/HS-PT về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Qua công tác tuần tra các trang mạng xã hội, ngày 13/02/2019, lực lượng Công an quận S phát hiện tài khoản facebook mang tên “Quach Nguyen Anh K” cập nhật ảnh đại diện là hình lá cờ “03 sọc” (là cờ của chế độ Việt Nam cộng hòa trước đây) kèm theo dòng tin “Hy vọng một ngày nào đó lá cờ này sẽ bay trên khắp đất nước Việt Nam”. Tiến hành làm việc và kiểm tra tài khoản facebook nêu trên đối với chủ tài khoản là Quách Nguyễn Anh K, Cơ quan điều tra xác định ngoài hình ảnh đại diện trên trang cá nhân là cờ “03 sọc”, K còn đăng tải, chia sẻ bài viết, hình ảnh và bình luận trực tiếp trên video livestream có nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xúc phạm Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN VỤ ÁN ĐỂ ĐIỀU TRA THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

1. Các trường hợp chuyển vụ án để điều tra theo pháp luật hình sự Theo khoản 1 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Viện kiểm sát cùng cấp quyết định việc chuyển vụ án để điều tra khi thuộc một trong các trường hợp: - Cơ quan điều tra cùng cấp xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra và đề nghị chuyển vụ án; - Cơ quan điều tra cấp trên rút vụ án để điều tra; - Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra; - Viện kiểm sát đã yêu cầu chuyển vụ án mà Cơ quan điều tra không thực hiện. 2. Thời hạn chuyển vụ án để điều tra Thời hạn chuyển vụ án để điều tra theo khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải ra quyết định chuyển vụ án; - Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án, Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại và Viện kiểm sát có thẩm quyền. - Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chuyển vụ án, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra. - Thời hạn điều tra được tính tiếp từ ngày Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ vụ án cho đến hết thời hạn điều tra vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.  Trường hợp hết thời hạn điều tra mà không thể kết thúc việc điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, quyết định gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. - Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định. 3. Thủ tục chuyển vụ án để điều tra Thủ tục chuyển vụ án để điều tra theo khoản 1 Điều 29 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP như sau: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra, Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án trao đổi, thống nhất với Viện kiểm sát cùng cấp để có văn bản gửi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền, kèm theo các tài liệu xác định thẩm quyền điều tra để trao đổi về việc chuyển hồ sơ vụ án để điều tra theo thẩm quyền.  Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra phải trao đổi với Viện kiểm sát cùng cấp để có văn bản trả lời. Tùy từng trường hợp, việc chuyển vụ án được xử lý như sau: - Trường hợp Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra nhất trí tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra thì Cơ quan điều tra đang điều tra có văn bản đề nghị chuyển vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp để quyết định việc chuyển vụ án theo thẩm quyền; - Trường hợp Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra không nhất trí tiếp nhận hồ sơ vụ án để điều tra thì phải có văn bản nêu rõ lý do; nếu lý do không có căn cứ thì: Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án có văn bản đề nghị chuyển vụ án gửi Viện kiểm sát cùng cấp để quyết định việc chuyển vụ án theo thẩm quyền, Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra phải tiếp nhận hồ sơ vụ án khi có quyết định chuyển vụ án của Viện kiểm sát;  Nếu lý do không nhất trí do tranh chấp về thẩm quyền điều tra, thì Cơ quan điều tra đang điều tra vụ án phối hợp cùng Viện kiểm sát cùng cấp báo cáo, đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết về thẩm quyền điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác. - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau: + Tội giết người (Điều 123) + Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134) + Tội hiếp dâm (Điều 141) + Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) + Tội cưỡng dâm (Điều 143) + Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144) + Tội mua bán người (Điều 150) + Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) + Tội cướp tài sản (Điều 168) + Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169) + Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170) + Tội cướp giật tài sản (Điều 171) + Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) + Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178) + Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248) + Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249) + Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250) + Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) + Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252) + Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265) + Tội đua xe trái phép (Điều 266) + Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286) + Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287) + Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289) + Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) + Tội khủng bố (Điều 299) + Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303) + Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304) - Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: + 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; + 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; + 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; + 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự mà người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự mà người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ. (Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015)  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
CÁC DẠNG VI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỂ KHÁNG NGHỊ, KIẾN NGHỊ

 Theo Hướng dẫn 34/HD-VKSTC, trong quá trình theo dõi công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát các cấp nhận thấy một số dạng vi phạm, chủ yếu như sau: Các dạng vi phạm thường gặp trong giải quyết vụ án hình sự để kháng nghị, kiến nghị * Vi phạm về luật nội dung Bao gồm tất cả những vi phạm của cơ quan tố tụng trong việc áp dụng pháp luật về nội dung để giải quyết vụ án; chủ yếu là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác. Trong thực tế thường gặp 10 dạng vi phạm về luật nội dung như sau: - Bỏ lọt tội phạm; - Vi phạm về việc định tội danh; - Vi phạm về áp dụng khung hình phạt; - Vi phạm về áp dụng mức hình phạt; - Vi phạm về phạt tù cho hưởng án treo; - Vi phạm về áp dụng loại hình phạt; - Vi phạm về tổng hợp hình phạt; - Vi phạm về xác định trách nhiệm dân sự; - Vi phạm về áp dụng các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên ngành; - Vi phạm về quyết định biện pháp tư pháp. * Vi phạm về luật tố tụng Các vi phạm về tố tụng bao gồm vi phạm về hành vi tố tụng và các quyết định tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Qua theo dõi, nhận thấy có 12 dạng vi phạm thường phát sinh như sau: - Vi phạm về thẩm quyền giải quyết vụ án; - Thu thập chứng cứ không hợp pháp, không đầy đủ, không khách quan; - Sử dụng, đánh giá chứng cứ không chính xác; - Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thủ tục tố tụng cần thiết theo luật định; - Không chỉ định, không tạo điều kiện cho người bào chữa tham gia các hoạt động tố tụng; - Mớm cung, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra; - Xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng; - Vi phạm trong việc lập biên bản điều tra; - Vi phạm trong việc tách vụ án; - Vi phạm trong xử lý vật chứng; - Vi phạm trong việc tống đạt, giao nhận văn bản tố tụng; - Vi phạm trong việc xây dựng bản án, quyết định của Tòa án. 04 cấp độ vi phạm trong giải quyết vụ án hình sự cần kháng nghị, kiến nghị Các vi phạm trên xảy ra trên nhiều cấp độ, có thể phân định ở 04 cấp độ như sau: (1) Những vi phạm nhỏ, còn gọi là các thiếu sót hay sai sót, không làm thay đổi bản chất và tính chất vụ việc, không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các bên tố tụng, Viện kiểm sát cần trực tiếp trao đổi, nhắc nhở Cơ quan điều tra hoặc Tòa án sửa chữa.  (2) Vi phạm cần kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là những vi phạm một hay một số quy định nào đó của pháp luật, làm thay đổi tính chất, một phần hay toàn bộ sự thật, tức bản chất của sự việc, ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể trở lên đến quyền, nghĩa vụ của các bên tố tụng.   (3) Vi phạm cần xem xét kháng nghị giám đốc thẩm là những vi phạm nghiêm trọng, trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự, luật hình sự, luật dân sự và các lĩnh vực pháp luật khác, làm cho việc xác định, đánh giá không đúng tính chất, sự thật hay bản chất của vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trách nhiệm hình sự, dân sự, quyền, nghĩa vụ của bị cáo hoặc của những người tham gia tố tụng khác.  (4) Vi phạm cần xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là trường hợp vụ án có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
LÀM GIẢ GIẤY TỜ TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỂ LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

1. Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Theo khoản 10 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), Nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341). 2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt như sau: * Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. * Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Tái phạm nguy hiểm; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt. * Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. * Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với người người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau: - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân. 3. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với khung hình phạt như sau: * Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật. * Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: - Có tổ chức; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; - Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; - Tái phạm nguy hiểm. * Khung 3: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: - Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
HÀNG GIẢ LÀ GÌ? TỘI BUÔN BÁN HÀNG GIẢ THEO ĐIỀU 192 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 1. Hàng giả là gì? Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả gồm: - Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; - Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; - Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016; - Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng; - Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn: + Giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; + Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; + Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa. - Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả. 2. Tội buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2.1 Khung hình phạt tội buôn bán hàng giả đối với cá nhân Người nào buôn bán hàng giả mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với khung hình phạt như sau: * Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196, 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; - Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. * Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Làm chết người; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; - Buôn bán qua biên giới; - Tái phạm nguy hiểm. * Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau: - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; - Làm chết 02 người trở lên; - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2 Khung hình phạt tội buôn bán hàng giả đối với pháp nhân thương mại Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt như sau: - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 1 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 2 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 3 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; - Pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Như vậy, theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người phạm tội buôn bán hàng giả có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.  Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền lên đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-21
TỘI ĐE DOẠ GIẾT NGƯỜI THEO ĐIỀU 133 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Đe dọa giết người là gì? Đe dọa giết người có thể được hiểu là hành vi làm cho người khác lo sợ rằng người đe dọa sẽ có hành vi giết người. 2. Tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự Tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đe doạ giết người như sau: - Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Đối với 02 người trở lên; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; + Đối với người dưới 16 tuổi; + Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. 3. Quy định về việc áp dụng tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự Việc áp dụng tội đe doạ giết người có thể tham khảo tại Chương 2 Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 quy định như sau: - Tội đe doạ giết người phải có hai dấu hiệu bắt buộc có hành vi đe dọa giết người; có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. - Phải xác định hành vi đe dọa giết người là có thật (như: nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như súng, dao đe dọa) và phải xem xét “căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ…”, một cách khách quan, toàn diện như:  + Thời gian; + Hoàn cảnh; + Địa điểm diễn biến; + Nguyên nhân sâu xa (nếu có) và trực tiếp của sự việc; + Mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…).  Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa sẽ được thực hiện, thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ. Nếu cùng với hành vi đe dọa, còn có hành vi chuẩn bị giết người bị đe dọa (như mài dao, lau súng đạn…) thì xử lý các hành vi đó về tội giết người (ở giai đoạn chuẩn bị). Nếu sau khi đe dọa đã giết người bị đe dọa, thì xử lý về tội giết người. Nếu đe dọa giết người để chống người thi hành công vụ, thì xử lý về tội chống người thi hành công vụ mà không áp dụng tội đe doạ giết người. 4. Cấu thành tội phạm của tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự * Về mặt khách quan của tội phạm: - Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ... không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hãi, hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa. - Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện. * Về mặt chủ quan của tội phạm: - Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp. Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra; - Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không làm một việc gì đó. * Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ. * Chủ thể của tội phạm: - Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ. 5. Đe dọa giết người trên mạng xã hội bị xử lý thế nào? Nếu hành vi đe dọa giết người trên mạng xã hội chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức, nếu cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½. (Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) 

Chi Tiết