01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Tội phá rối an ninh theo Điều 118 Bộ luật Hình sự

1. Phá rối an ninh là gì?Theo Điều 118 Bộ luật Hình sự năm 2015 phá rối an ninh là hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức.2. Khung hình phạt tội phá rối an ninh theo Điều 118 Bộ luật Hình sựTheo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về khung hình phạt về tội phá rối an ninh như sau:-  Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.3. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phá rối an ninhTheo Điều 28 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các tội phạm không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể gồm:– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự năm 2015.– Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự năm 2015.– Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật Hình sự năm 2015; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật Hình sự năm 2015.Như vậy, tội phá rối an ninh là một tội xâm phạm an ninh quốc gia nên sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phá rối an ninh.4. So sánh tội bạo loạn và tội phá rối an ninh Tội bạo loạnTội phá rối an ninhCơ sở pháp lýĐiều 112 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)Điều 118 Bộ luật Hình sự năm 2015 Khái niệmBạo loạn là hành vi của người hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân.Phá rối an ninh là hành vi của người nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chứcChủ thểNgười từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sựNgười từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sựKhung hình phạt - Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.-  Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp của tội bạo loạn, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.Yếu tố lỗi Lỗi cố ý trực tiếp.Mục đích chống chống chính quyền nhân dânLỗi cố ý trực tiếp.Mục đích chống chống chính quyền nhân dân

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Tội phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất theo Hiến pháp 2013

1. Phản bội Tổ quốc là gì?Theo khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, phản bội tổ quốc là hành vi của công dân Việt Nam câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.2. Tội phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất theo Hiến pháp 2013Điều 44 Hiến pháp 2013 quy định rõ:- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.- Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.Như vậy, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.3. Mức hình phạt tội phản bội Tổ quốc theo Bộ luật Hình sựMức hình phạt tội phản bội Tổ quốc theo Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:- Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.- Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.4. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phản bội Tổ quốc* Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.* Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm sau đây:- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự, bao gồm các tội:+ Tội phản bội Tổ quốc+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân+ Tội gián điệp+ Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ+ Tội bạo loạn+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân+ Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam+ Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội+ Tội phá hoại chính sách đoàn kết+ Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam+ Tội phá rối an ninh+ Tội chống phá cơ sở giam giữ+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự, bao gồm các tội:+ Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược+ Tội chống loài người+ Tội phạm chiến tranh+ Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê+ Tội làm lính đánh thuê- Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.Như vậy, không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phản bội Tổ quốc.(Điều 27, 28 Bộ luật Hình sự 2015)

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân bị xử thế nào?

Hình phạt đối với người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dânCăn cứ quy định tại Điều 113 Bộ luật hình sự 2015 và Khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bị xử phạt như sau:- Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:+ Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;+ Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;+ Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;+ Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.-  Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.- Người chuẩn bị phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.Trường hợp khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo quy định nêu trên.Dấu hiệu cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dânDấu hiệu cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thể hiện thông qua các mặt khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan sau đây:(1) Khách thể của tội phạmKhách thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tinh thần của của cán bộ, công chức hoặc người khác.(2) Mặt khách quan của tội phạmMặt khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là một trong các hành vi cụ thể sau đây:- Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác.- Phá hủy, chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;- Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.- Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố.- Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố.Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân có thể gây ra hai hậu quả sau đây:- Hậu quả trực tiếp: gây chết người, thương tích, tự do thân thể, tinh thần bị xâm hại; tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm hại.- Hậu quả gián tiếp: thông qua việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tự do thân thể của cán bộ, công chức hay người khác, người phạm tội có thể làm suy yếu chính quyền nhân dân (hậu quả này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm).Đối tượng tác động của tội phạm này là tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bất cứ người nào; tài sản của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, không phải là dấu hiệu định tội mà chỉ có thể là dấu hiệu trong xem xét quyết định hình phạt.(3) Chủ thể của tội phạmChủ thể của tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội.(4) Mặt chủ quan của tội phạmTội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thấy trước được hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc xâm phạm đến tự do thân thể, uy hiếp tinh thần của người khác và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.Mục đích của người phạm tội là chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và là dấu hiệu để phân biệt tội phạm này với tội khủng bố quy định tại Điều 299 Bộ luật hình sự năm 2015.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
TÒA ÁN XÉT XỬ CẤP SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐƯỢC HOÃN BAO NHIÊU LẦN

1. Xét xử sơ thẩm là gì? Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định nào giải thích rõ về khái niệm xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì xét xử sơ thẩm được hiểu là việc vụ án được đưa ra xét xử lần đầu tại tòa án có thẩm quyền. Phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra sau khi hòa giải không thành, tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử giải quyết tranh chấp. Xét xử sơ thẩm trong các vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng và tác động rộng lớn trong quá trình tố tụng hình sự. Đây là giai đoạn quyết định cuối cùng và quyền lực của toà án, nơi mà quyền thẩm quyền của họ (với cấp xét xử thứ nhất) được thể hiện một cách toàn diện. Trong quá trình này, toà án tập trung vào việc xem xét và phân tích cẩn thận kết quả của quá trình tranh tụng diễn ra trong phiên tòa, mục tiêu là tìm ra sự thật và đưa ra bản án quyết định chính xác về sự có tội hay không có tội của bị cáo (hoặc các bị cáo). 2. Các trường hợp hoãn phiên tòa hình sự Theo quy định tại Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Tòa án xét sử sơ thẩm vụ án hình sự được hoãn. Cụ thể: - Có một trong các căn cứ sau đây: + Thay đổi kiểm sát viên, kiểm tra viên: Trường hợp khi có sự thay đổi về vai trò kiểm sát viên hoặc kiểm tra viên trong vụ án. Việc này có thể xảy ra khi kiểm sát viên hoặc kiểm tra viên ban đầu không thể tiếp tục tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Thay đổi thẩm phán, hội thẩm: Trường hợp khi có sự thay đổi về thẩm phán hoặc thành viên trong hội thẩm. Điều này có thể xảy ra khi thẩm phán hoặc thành viên trong hội thẩm ban đầu không thể tiếp tục tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký tòa án: Trường hợp khi không có đủ thành viên Hội đồng xét xử hoặc không có Thư ký tòa án có mặt trong phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi thành viên Hội đồng xét xử bị vắng mặt do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. Cũng như khi không có Thư ký tòa án có mặt do các lý do tương tự. + Sự có mặt của kiểm sát viên: Trường hợp khi không có kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi kiểm sát viên bị vắng mặt do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa: Trường hợp khi không có bị cáo có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi bị cáo không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị bệnh, bị tạm giữ trong tình trạng khẩn cấp hoặc không thể có mặt vì lý do khác. + Sự có mặt của người bao chữa: Trường hợp khi không có người bảo vệ quyền lợi của bị cáo có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi người bảo vệ bị cáo không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ: Trường hợp khi không có bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của người làm chứng: Trường hợp khi không có người làm chứng có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi người làm chứng không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản: Trường hợp khi không có người giám định hoặc người định giá tài sản có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi người giám định hoặc người định giá tài sản không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật: Trường hợp khi không có người phiên dịch hoặc người dịch thuật có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi người phiên dịch hoặc người dịch thuật không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. - Khi cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa: Trường hợp này xảy ra khi tòa án cần có thêm thông tin, chứng cứ, tài liệu hoặc đồ vật để điều tra và đưa ra quyết định công bằng trong vụ án. Tuy nhiên, việc xác minh và thu thập này không thể được thực hiện ngay tại phiên tòa do yêu cầu thời gian, nguồn lực hoặc khả năng thu thập chứng cứ. Do đó, tòa án quyết định hoãn phiên tòa để có thời gian và điều kiện thuận lợi để thu thập thông tin bổ sung. - Khi cần tiến hành giám định bổ sung hoặc giám định lại: Trường hợp này xảy ra khi tòa án cần sự chuyên môn và đánh giá từ các chuyên gia trong việc giám định một khía cạnh cụ thể của vụ án. Điều này có thể liên quan đến giám định bổ sung để xác minh thông tin, đánh giá sự thật hoặc phân tích kỹ thuật, hoặc giám định lại để xem xét lại các kết quả giám định trước đó. Tòa án hoãn phiên tòa để đảm bảo rằng quy trình giám định được tiến hành một cách toàn diện và chính xác. - Khi cần định giá tài sản hoặc định giá lại tài sản: Trường hợp này xảy ra khi giá trị của tài sản liên quan đến vụ án cần được xác định hoặc điều chỉnh. Việc định giá tài sản có thể liên quan đến giá trị vật chất, tài sản tài chính, quyền sử dụng đất đai và các yếu tố khác có liên quan. Tòa án hoãn phiên tòa để đảm bảo rằng quá trình định giá được tiến hành một cách công bằng, chính xác và có tính khách quan. 3. Tòa án xét xử cấp sơ thẩm vụ án hình sự được hoãn bao nhiêu lần? Phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể được hoãn 13 lần. Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.     Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-19
BÌNH LUẬN TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

BÌNH LUẬN TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢNTrong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm phổ biến được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sư (BLHS). Bài viết dưới đây, ZNA sẽ phân tích về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi bỏ sung 2017) quy định tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” như sau:“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Tái phạm nguy hiểm;đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”Về mặt khách quan của tội phạm:-  Hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối-  Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.Người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt và là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội.-  Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000VNĐ trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000VNĐ thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Nhưng không vì thế mà cho rằng, phải có thiệt hại về tài sản (người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thành tội phạm. Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.-  Về mối quan hệ nhân quả: Cũng như những tội có cấu thành vật chất khác, hậu quả và hành vi khách quan của tội phạm có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả thiệt hại về tài sản phải được xuất phát từ hành vi lừa dối. Nếu việc thiệt hại về tài sản từ nguyên nhân khác thì sẽ dựa vào những dấu hiệu khách quan để xác định xem có dấu hiệu của tội phạm không và được pháp luật điều chỉnh như thế nào.Về mặt khách thể của tội phạm:Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm: vật; tiền. Việc xâm phạm quyền sở hữu cũng thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản.Về mặt chủ quan của tội phạm:Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.Về mặt chủ thế của tội phạm:Chủ thể của tội phạm có thể bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-07
Quy định phối hợp trong thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồng

Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp trong thực hiện quy định của Luật Thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng.Quy định phối hợp trong thực hiện thi hành án hình sự tại cộng đồngTheo đó, có một số quy định đáng chú ý như sau:(1) Xác định thời điểm bắt đầu chấp hành án- Thời điểm bắt đầu chấp hành án treo thực hiện theo Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP .- Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày CQTHAHS (CQTHAHS) Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu nhận được quyết định thi hành án.- Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế tính từ ngày chấp hành xong án phạt tù.- Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt tước một số quyền công dân tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.- Thời điểm bắt đầu chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.(2) Thi hành án trong trường hợp người chấp hành án đồng thời phải chấp hành nhiều loại án phạt khác nhau- Trường hợp người chấp hành án đồng thời phải chấp hành nhiều loại án phạt khác nhau thì tổ chức thi hành đối với từng án phạt riêng.- Người được hưởng án treo đồng thời phải chấp hành án phạt tù thì UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo thông báo cho trại giam, trại tạm giam, CQTHAHS Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu nơi đang quản lý người chấp hành án biết.Trường hợp hết thời gian thử thách mà chưa chấp hành xong án phạt tù thì CQTHAHS Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách, gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.Trường hợp chấp hành xong án phạt tù mà chưa hết thời gian thử thách thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù thì CQTHAHS Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu phải triệu tập người được hưởng án treo để thực hiện cam kết việc chấp hành án và thực hiện các thủ tục thi hành án theo quy định.- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có hình phạt bổ sung là cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì ngay sau khi chấp hành xong thời gian thử thách, CQTHAHS Công an cấp huyện tổ chức thi hành án phạt cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.Xem nội dung chi tiết tại Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2023.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-07
Hướng dẫn thực hiện hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện

Hướng dẫn thực hiện hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện là nội dung tại Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/01/2023.Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật Thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng.1. Hướng dẫn thực hiện hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiệnTheo đó, Điều 15 Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc thực hiện hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau:- Việc đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau:+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm nghĩa vụ lần 02 hoặc nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính lần 02, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu (gửi kèm các biên bản vi phạm, quyết định xử phạt vi phạm hành chính) để đề nghị Toà án có thẩm quyền xem xét, quyết định.+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, chuyển đến Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án.+ Hồ sơ đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện theo khoản 1 Điều 71 Luật Thi hành án hình sự.- Việc xem xét, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện theo khoản 4 Điều 71 Luật Thi hành án hình sự.- Việc thi hành quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện theo khoản 2 Điều 71 Luật Thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng kiểm sát.2. Hướng dẫn thực hiện kiểm điểm người được tha tù trước thời hạn có điều kiệnCụ thể tại Điều 10 Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc thực hiện kiểm điểm người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật như sau:- Việc kiểm điểm người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ thực hiện theo quy định tại Điều 66, Điều 91 và Điều 105 Luật Thi hành án hình sự.- Trường hợp người chấp hành án không có mặt để kiểm điểm theo đúng thời hạn triệu tập mà không có lý do chính đáng thì tiến hành lập biên bản vi phạm nghĩa vụ và kiểm điểm vắng mặt. Biên bản kiểm điểm trong trường hợp người chấp hành án vắng mặt có giá trị như trường hợp kiểm điểm người chấp hành án có mặt.Xem thêm tại Thông tư liên tịch 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 10/3/2023.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-07
Hướng dẫn giải quyết thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người chấp hành án

Hướng dẫn giải quyết thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người chấp hành án là nội dung tại Thông tư 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/01/2023.Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 18/01/2023 quy định việc phối hợp trong thực hiện một số quy định của Luật Thi hành án hình sự về thi hành án hình sự tại cộng đồng.1. Người chấp hành án gồm những ai?Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì người chấp hành án bao gồm:- Người được hưởng án treo; - Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại mà bản án đã có hiệu lực pháp luật, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.2. Hướng dẫn giải quyết thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người chấp hành án Theo Điều 8 Thông tư 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về giải quyết thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người chấp hành án như sau:- Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc thì thực hiện theo quy định tại Điều 68, khoản 3 Điều 25, khoản 3 Điều 92 và khoản 3 Điều 100 Luật Thi hành án hình sự và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự.- Trường hợp người chấp hành án phạt quản chế, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù buộc phải thay đổi nơi cư trú vì lý do bất khả kháng như không còn nơi cư trú, buộc phải chuyển đến nơi cư trú để có người chăm sóc, nuôi dưỡng và các trường hợp khác thì:Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an xem xét, quyết định.Nếu được giải quyết thay đổi nơi cư trú thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thực hiện:+ Ra quyết định bằng văn bản; + Thông báo cho Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Toà án ra quyết định tạm đình chỉ; + Bàn giao hồ sơ, tài liệu cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đến cư trú để tiếp tục thực hiện kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế, quản lý người được tạm đình chỉ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.- Trường hợp người chấp hành án phạt cấm cư trú thay đổi nơi cư trú thì thực hiện như sau:+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác định người chấp hành án đã thay đổi nơi cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo và bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo, bàn giao hồ sơ thi hành án và hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đến cư trú để tiếp tục thi hành án, đồng thời thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đến cư trú phải thông báo; bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giám sát, giáo dục người chấp hành án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.- Trường hợp người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thay đổi nơi cư trú thì:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác định người chấp hành án đã thay đổi nơi cư trú, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thông báo và bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đến cư trú để tiếp tục thi hành án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đến cư trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án đến cư trú để theo dõi, giám sát việc thực hiện thi hành án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.Xem thêm Thông tư 01/2023/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 10/3/2023.

Chi Tiết