01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-05-31
TỘI VU KHỐNG BỊ PHẠT TÙ KHÔNG? TỘI VU KHỐNG NGƯỜI KHÁC BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỘI VU KHỐNG Quyền mỗi người về danh dự, nhân phẩm, uy tín như thế nào?Căn cứ khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”Căn cứ Điều 34 Bộ luật dân sự 2015  quy định các điều đảm bảo quyền của mỗi cá nhân về về danh dự, nhân phẩm, uy tín bao gồm:“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”Như vậy quyền của mỗi người về danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật đưa lên hàng đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người. Vậy hành vi vu khống, xúc phạm người khác là vi phạm pháp luật. Pháp luật cũng quy định về hình thức xử phạt hành vi trên tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.Xử lý vi phạm hành chính Căn cứ khoản 1 ĐIều 101 Nghị định 15/2022/NĐ-CP  quy định như sau:1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội  để thực hiện một trong các hành vi sau:a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.Tuy nhiên căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP  quy định Điều 101 trên là quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.Như vậy hành vi vu khống, xúc phạm người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính lên tới 20.000.000 đồng nếu hành vi gây ra bởi tổ chức, nếu là cá nhân gây ra hành vi đó có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng.Trách hiệm hình sựCăn cứ theo Khoản 1, Điều 156, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.”Quy định về tội vu khống đã được Pháp luật Việt Nam quy định nhưng để phân biệt rõ như thế nào là hành vi vu khống cần xác định rõ yếu tố cấu thành tội phạm của tội vu khống, theo quan điểm của quyển Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 2015 thì tội Vu khống các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:Mặt khách quan của tội phạmVề hành vi khách quan, người phạm tội vu khống có một trong các hành vi sau:·       Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.·       Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó cho người khác.Hậu quả: Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này:Khách thể của tội phạmHành vi nêu trên của người phạm tội vu khống xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.Mặt chủ quan của tội phạmNgười phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, mục đích xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.Chủ thể của tội phạmBất kỳ người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể của tội vu khống. Chủ thể của tội vu khống là người từ 16 tuổi trở lên.Qua những phân tích ở trên có thể nhận thấy hành vi vu khống người khác chỉ có thể bị xử lý hình sự nếu có mục đích xúc phạm danh dự người khác hoặc hành vi vu khống đó gây hậu quả xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác và hành vi vu khống phải đáp ứng những yêu cầu trên để đủ điều kiện để khởi tố vụ án hình sự.BIỆN PHÁP XỬ LÝ THIỆN TIỄN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAMTội vu khốngĐể hiểu rõ hơn hành vi vu khống đã bị xử lý như thế nào trong thực tế, thông qua phân tích một số bản án đã được Tòa án nhân dân Tối cao công bố liên quan đến loại tội phạm này, sau đây xin trích dẫn một bản án tiêu biểu như sau:Tóm tắt bản án hình sự phúc thẩm số 23/2020/HS-PT ngày 14/02/2020 tỉnh Thái NguyênBà Dương Thị V và ông Nguyễn Văn T có 04 người con là Nguyễn Thị Minh H3, Nguyễn Thị H, Nguyễn Thu H1 và Nguyễn Thanh H2 (ông T ly hôn bà V đã lâu). Trong quá trình sinh sống, giữa Nguyễn Thị H, Nguyễn Thu H1 với chị Nguyễn Thanh H2 có phát sinh mâu thuẫn nên H và H1 đã làm nhiều đơn gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên có nội dung tố giác chị Nguyễn Thanh H2 phạm tội và một số vấn đề liên quan đến đạo đức của chị H2. Các đơn này có các nội dung như sau: Chị H2 thường xuyên chửi mẹ là bà Dương Thị V; H2 nhốt bà V trong nhà và không cho con, cháu, hàng xóm vào thăm và chăm sóc bà V. Chị H2 là người nghiện ma tuý rất nặng, nợ tiền nhiều người nhưng không có khả năng thanh toán. Đêm ngày 15/02/2016 chị H2 cầm dao dí vào cổ chị Nguyễn Thị Minh H3 yêu cầu chị H3 mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ lương hưu và 06 chỉ vàng của bà V đưa cho chị H2. Chị H2 chưa học hết lớp 7, không thuộc bảng cửu chương, được bà Dương Thị B mua hộ bằng bổ túc văn hoá lớp 12. Chị H2 đã từng “chạy án” cho nhiều bị can, bị cáo phạm tội ma tuý và thuê những người này đe dọa cuộc sống của gia đình và anh em họ hàng của chị H3, H và H1. Chị H2 đã mua một khẩu súng ở Lạng Sơn về và tuyên bố nếu ai vào nhà để thăm bà V thì sẽ bắn vỡ sọ; chị H2 thuê người ném mắm tôm trộn lẫn dầu luyn vào 02 ngôi nhà của H.Ngày 03/01/2017, chị H2 có đơn tố cáo và đề nghị khởi tố đối với chị Nguyễn Thị H, Nguyễn Thị Minh H3, Nguyễn Thu H1 có hành vi Vu khống đối với chị.Nhận định của Tòa sơ thẩm:Theo các đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị H và Nguyễn Thu H1, các cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và xác định được nội dung tố cáo của chị H và H1 là hoàn toàn không đúng. Vì vậy, các bị cáo H và H1 phạm tội “Vu khống”, xử H 15 tháng tù, H1 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Buộc các bị cáo bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại cho chị H2 với mức 08 tháng lương cơ bản.Ngày 04/11/2019, bị hại có đơn kháng cáo với nội dung đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo H, không cho bị cáo H1 hưởng án treo và đề nghị tăng mức bồi thường.Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo H giữ vai trò chính trong vụ án là chính xác, bởi lẽ bị cáo là người soạn thảo đưa ra các nội dung bịa đặt trong đơn tố cáo bị hại, bị cáo H1 là người chỉ xem và ký đơn do H soạn thảo, bị cáo H1 tham gia đồng phạm với hành vilà có mức độ. Về nhân thân, bị cáo H1 là người có nhân thân tốt, bị cáo H trong thời gian công tác, năm 2014 đã một lần bị xử lý kỷ luật. Mẹ đẻ bị cáo được tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Mỹ, Huy chương vì sự nghiệp Tư pháp, bị cáo đã nộp tiền bồi thường theo quyết định của bản án sơ thẩm.Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị H và kháng cáo của bị hại chị Nguyễn Thanh H2, giữ nguyên quyết định về hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Thị H, Nguyễn Thu H1.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-05-31
PHÂN BIỆT TỘI VU KHỐNG VÀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Tội làm nhục người khác và tội vu khống là hai tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên trong đời sống thường ngày hai loại tội phạm này có nhiều biểu hiện hành vi tương tự nhau do đó dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Bài viết sau sẽ chia sẽ cho mọi người những điểm khác nhau cơ bản của hai “tội làm nhục người khác” và “tội vu khống”.Tội làm nhục người khácTội vu khốngHành vi- Có những hành vi như: Thóa mạ, lăng nhục, sỉ nhục người khác hoặc có những hành động cố tình xúc phạm đến danh dự nhân phẩm người khácCác hành vi có thể bằng lời nói hoặc hành động với lỗi cố ý trực tiếp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông,… nhằm mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự, nhân phẩm của người khác mà đặc trưng của hành vi thường diễn ra trực tiếp và công khai trước nhiều người.Ngoài ra, để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Mà mục đích hướng đến là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.- Có thể thực hiện những hành vi sau:+ Bịa đặt những điều không có thực  về người khác nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác;+ Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt từ người này đến người khác nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác;+ Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.Hình phạt- Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác: + Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.+ Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm+ Có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm.- Tội vu khống có mức độ hình phạt cao hơn tội làm nhục người khác. Theo đó, thực hiện hành vi vu khống tùy từng trường hợp thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến đến 07 năm.- Có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Cơ sở pháp lýĐiều 155  Bộ luật hình sự 2015Điều 156 Bộ luật hình sự 2015Về mặt khách thểHành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.Về mặt chủ quanNgười phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị hạ thấp danh dự, nhân phẩm.Về mặt chủ thểChủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.  

Chi Tiết