01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo Bộ luật Hình sự

1. Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo Bộ luật Hình sựTheo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:- Người nào sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:+ Có tổ chức;+ Phạm tội 02 lần trở lên;+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;+ Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;+ Tái phạm nguy hiểm.- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.Như vậy, người nào làm giả con dấu, tài liệu của của cơ quan tổ chức tùy theo tính chất và mức độ phạm tội mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu mức cao nhất là 07 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.2. Xử phạt hành chính hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấuĐối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:+ Không thực hiện thủ tục cấp lại khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất;+ Không thực hiện thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị hỏng;+ Không thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quan biết trước khi sử dụng;+ Không ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình.- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:+ Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;+ Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;+ Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;+ Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:+ Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu;+ Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền;+ Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;+ Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;+ Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký;+ Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;+ Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu;+ Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:+ Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;+ Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;+ Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;+ Tiêu hủy trái phép con dấu.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển bị xử lý thế nào?

1. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thôngTheo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:+ Đăng ký xe;+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008;+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008;+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.2. Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển bị xử lý thế nào?2.1. Xử phạt hành chính hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau đây:Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);(Điểm đ khoản 5; điểm d khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)2.2. Xử lý hình sự hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiểnNgười nào giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt như sau:- Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:+ Làm chết người;+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:+ Làm chết 02 người;+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:+ Làm chết 03 người trở lên;+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Các trường hợp được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

1. Các trường hợp được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệtCụ thể tại Điều 224 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:- Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;- Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.2. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệtTheo Điều 223 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:- Ghi âm, ghi hình bí mật;- Nghe điện thoại bí mật;- Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.3. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệtThẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định tại Điều 225 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:- Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.- Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ghi rõ thông tin cần thiết về đối tượng bị áp dụng, tên biện pháp được áp dụng, thời hạn, địa điểm áp dụng, cơ quan tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.- Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết.Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.- Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.4. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệtTại Điều 226 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:- Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.- Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.5. Quy định về sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệtViệc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:- Thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.- Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án.- Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo ngay kết quả việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm những cơ quan nào?

1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm những cơ quan nào?Theo Điều 9 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm như sau:- Các cơ quan của Bộ đội biên phòng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có:+ Cục trinh sát biên phòng;+ Cục phòng, chống ma túy và tội phạm;+ Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm;+ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;+ Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng;+ Đồn biên phòng.- Các cơ quan của Hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có:+ Cục Điều tra chống buôn lậu;+ Cục Kiểm tra sau thông quan;+ Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;+ Chi cục Hải quan cửa khẩu.- Các cơ quan của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có:+ Cục Kiểm lâm; + Chi cục Kiểm lâm vùng; + Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh; + Hạt Kiểm lâm.- Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có:+ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; + Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; + Cục Nghiệp vụ và pháp luật; + Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; + Hải đoàn; + Hải đội; + Đội nghiệp vụ.- Các cơ quan của Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có:+ Cục Kiểm ngư;+ Chi cục Kiểm ngư vùng.- Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có:+ Cục Quản lý xuất nhập cảnh;+ Các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; + Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; + Các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện); + Cục Cảnh sát giao thông;+ Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; + Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; + Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; + Phòng Cảnh sát giao thông; + Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; + Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; + Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; + Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Trại giam.- Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều traNhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo Điều 10 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 như sau:Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 Bộ luật Hình sự

Tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 Bộ luật Hình sựHiện hành, tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự như sau:Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;- Làm, cấp giấy tờ giả;- Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.Như vậy, đối với tội giả mạo trong công tác:+ Đối tượng tác động là giấy tờ, tài liệu chữ ký của người có chức vụ quyền hạn.+ Người phạm tội đã tác động vào giấy tờ, tài liệu, chữ ký bị sai lệch không đúng với thực tế.+ Đối tượng xâm phạm là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.Mức phạt tù với tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 Bộ luật Hình sựĐiều 359 Bộ luật Hình sự thì mức phạt với tội giả mạo trong công tác như sau:- Khung 1: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;+ Làm, cấp giấy tờ giả;+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:+ Có tổ chức;+ Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.- Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;+ Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.- Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;+ Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.Phân biệt tội giả mạo trong công tác và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức- Đối với tội giả mạo trong công tác:Đối tượng tác động là giấy tờ, tài liệu chữ ký của người có chức vụ quyền hạn. Người phạm tội đã tác động vào giấy tờ, tài liệu, chữ ký bị sai lệch không đúng với thực tế. Đối tượng xâm phạm là hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.- Đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:Đối tượng tác động: giấy tờ, tài liệu giả. Đối tượng xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính, cụ thể là con dấu tài liệu.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Hạn tuổi phục vụ của Điều tra viên là bao nhiêu?

1. Điều tra viên là ai?Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.Trong đó, Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:- Điều tra viên sơ cấp;- Điều tra viên trung cấp;- Điều tra viên cao cấp(Điều 45 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)2. Hạn tuổi phục vụ của Điều tra viên là bao nhiêu?Cụ thể tại Điều 58 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về hạn tuổi phục vụ của Điều tra viên như sau:- Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Điều tra viên là sĩ quan trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuổi nghỉ hưu của Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.Cụ thể: + Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Điều tra viên là sĩ quan trong Công an nhân dân như sau:(i) Hạ sĩ quan: 45;(ii) Cấp úy: 53;(iii) Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53;(iv) Thượng tá: nam 58, nữ 55;(v) Đại tá: nam 60, nữ 55;(vi) Cấp tướng: 60.(Khoản 1 Điều 30 Luật Công an nhân dân 2018)+ Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Điều tra viên là sĩ quan trong Quân đội nhân dânHạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:(i) Cấp Úy: nam 46, nữ 46;(ii) Thiếu tá: nam 48, nữ 48;(iii) Trung tá: nam 51, nữ 51;(iv) Thượng tá: nam 54, nữ 54;(v) Đại tá: nam 57, nữ 55;(vi) Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.(Khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi 2008))- Trường hợp Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân có nhu cầu, nếu Điều tra viên có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng không quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, trừ nữ sĩ quan cấp tướng.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viênĐiều tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:- Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.- Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự.- Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.- Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.(Điều 53 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Cách xác định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách khi hưởng án treo

1. Cách xác định thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách khi hưởng án treoCụ thể tại Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi tại Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.- Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lần sau.2. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treoTheo Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi tại Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) quy định người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.- Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.+ Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.Nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;+ Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;+ Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.- Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Thùy Dương 2023-06-30
Mức hình phạt tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Bộ luật Hình sự

1. Mức hình phạt tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Bộ luật Hình sựMức hình phạt tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi 2017) như sau:* Khung 1:Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà còn vi phạm;- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;- Tài sản là di vật, cổ vật.* Khung 2:Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:- Có tổ chức;- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;- Tài sản là bảo vật quốc gia;- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;- Để che giấu tội phạm khác;- Vì lý do công vụ của người bị hại;- Tái phạm nguy hiểm.* Khung 3:Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.* Hình phạt bổ sung:Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.2. Mức phạt hành chính hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sảnĐiểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác...2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;...Như vậy hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.3. Một số bản án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác- Bản án 10/2018/HS-ST ngày 24/01/2018 về tội cố ý làm hư hỏng tài sảnNgày 06/01/2017, Nguyễn Hữu H, đến cơ sở kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Game “Đ.M”  do anh Lê Văn L làm chủ để chơi bắn cá. Trong quá trình chơi do thua hết số tiền 3.000.000 đồng, Hòa bực tức dẫn đến mâu thuẫn, cãi nhau với người trông coi quán là chị Nguyễn Trúc L. Sau đó, H sử dụng búa đập mạnh khoảng bốn cái theo hướng từ trên xuống vào màn hình của chiếc máy chơi game bắn cá, làm màn hình hư hỏng hoàn toàn.- Bản án 32/2019/HS-ST ngày 30/05/2019 về tội cố ý làm hư hỏng tài sảnNgày 03/3/2019 LVM trú tại: Bản Kham, xã MC, huyện ML, tỉnh SL, đi ra phía sau trụ sở Ủy ban nhân dân xã MC dùng đá ném làm vỡ 2 tấm kính chắn cầu thang tầng 2 và 07 tấm kính chắn tầng 3. Sau đó LVM đi về nhà lấy dao đi vào trụ sở dùng dao chặt phá các ô cửa kính. Tổng cộng làm hỏng 30 tấm kính của các ô cửa của trụ sở Ủy ban nhân dân xã MC, huyện ML, tỉnh SL. Ủy ban nhân dân xã MC, huyện ML, tỉnh SL yêu cầu bồi thường và khắc phục hậu quả là 8.060.000.

Chi Tiết