01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TẠM GIAM BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ BỆNH NẶNG

Tạm giam là biện pháp có tính chất lựa chọn “có thể áp dụng” tức là không bắt buộc áp dụng đồng loạt cho mọi bị can, bị cáo khi đã có đủ căn cứ, điều kiện để áp dụng tạm giam. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp do luật định. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của BLTTHS, bao gồm bị can bị cáo, người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ. Mục đích của tạm giam là nhằm ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án được tiến hành đúng đắn. Quy định của pháp luật Theo quy định của pháp luật, việc bắt bị can bị cáo để tạm giam cần phải tuân thủ các thủ tục chặt chẽ. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Tạm giam cũng có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 119 của BLTTHS 2015: a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. … 4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; b) Tiếp tục phạm tội; c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Như vậy, theo quy định tại Khoản 4 Điều 119 của BLTTHS 2015 thì đối với trường hợp bị can, bị cáo đang bị bệnh nặng, có xác nhận của cơ sở y tế về tình trạng bệnh tật thì có thể yêu cầu cơ quan điều tra không áp dụng biện pháp tạm giam. Tuy nhiên, phải đảm bảo một số điều kiện như có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, đồng thời không rơi vào các trường hợp: Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; Tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này và không thuộc trường hợp phạm các tội về xâm phạm an ninh quốc gia. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với những người bị tình nghi phạm tội, bị can bị cáo bằng biện pháp tạm giam là cần thiết nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử khách quan và đúng pháp luật. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp ngăn chặn bắt buộc áp dụng một cách đồng loạt, BLHS và BLTTHS cũng đã dự liệu những trường hợp cần xem xét không cần thiết phải tạm giam, hoặc áp dụng “bắt buộc chữa bệnh” khi bị can, bị cáo bị bệnh tâm thần, bệnh nặng hoặc hiểm nghèo khác. Theo quy định tại Điều 229 BLTTHS 2015, bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có kết luận giám định tư pháp thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra… Tại Điều 49 của BLHS 2015, quy định: “(1). Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. (2). Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”. Khoản 1 Điều 205 BLTTHS 2015 quy định: “Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định”… Trên cơ sở kết quả giám định của tổ chức giám định pháp y- pháp y tâm thần, trong trường hợp có kết quả đây là thuộc trường bệnh nặng hoặc hiểm nghèo, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can và vụ án theo quy định của BLTTHS. Bên cạnh đó, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định về chế độ chăm sóc y tế với người bị tạm giữ, tạm giam tại Điều 30 như sau: “(1). Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Cơ sở giam giữ phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, sử dụng thuốc, bồi dưỡng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc, chịu sự kiểm tra của cơ sở giam giữ. (2). Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định. (3). Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế”. Bị can, bị cáo bị bệnh nặng Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người bị tình nghi, bị can bị cáo bị “bệnh nặng” để có thể được cơ quan có thẩm quyền quyết định không áp dụng biện pháp tạm giam mà thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác, dẫn đến tình trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác mà không phải là biện pháp tạm giam một cách tùy tiện hoặc có những trường hợp bị bệnh nặng đáng lẽ không áp dụng biện pháp tạm giam hoặc đình chỉ điều tra… thì lại áp dụng biện pháp tạm giam làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can bị cáo, điều này dẫn đến sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật và gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Khi nghiên cứu quy định tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS và trên thực tế có rất nhiều trường hợp mà trong vụ án bị can bị chết trong trại tạm giam vì trước đó đã bị bệnh nặng như vụ án bị can Phạm Tiến Dũng trong vụ án tham nhũng PMU 18 và vụ án tham ô tại dự án cầu Bãi Cháy cũng thuộc PMU 18 đã bị chết vì bị bệnh trong Trại tạm giam T.16 Bộ Công an trong khi Cơ quan điều tra vừa kết thúc việc điều tra bổ sung hay trong một số vụ án khác như “kỳ án” Đặng Nam Trung, bị can Nguyễn Lịch bị chết trong trại tạm giam vì bị bệnh tim; vụ án buôn lậu dây kéo YKK xảy ra ở Công ty Việt Hùng, bị cáo Lầu Lý Sáng và một người liên quan cũng bị chết trước khi phiên tòa sơ thẩm lần 2 được mở lại sau tiến trình tố tụng kéo dài gần 7 năm, bị cáo Trần Thị Giang trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Prosimex, trước khi bị bắt tạm giam, đã bị bệnh hở van tim 2 lá, phải đại phẫu thuật nhưng vẫn bị tạm giam và điều tra lại gần 5 năm mới được tại ngoại… Nghiên cứu các quy định của BLHS, BLTTHS cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành thì có thể thấy, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là bị “bệnh nặng” áp dụng đối với trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong quá trình giải quyết vụ án, mà trường hợp bị bệnh nặng được hướng dẫn trong trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2007/NĐ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự, người bị xử phạt tù bị bệnh nặng có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khỏe được hồi phục. Theo đó, thì bị án có thể được hoãn trong trường hợp bị bệnh nặng tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành án phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu… Tuy nhiên, quy định trên chỉ hướng dẫn áp dụng đối với trường hợp người bị kết án bị xử phạt tù có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án còn đối với trường hợp bị can, bị cáo bị bệnh nặng thuộc trường hợp có thể được hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam bằng các biện pháp ngăn chặn khác thì hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” nêu rõ cần đổi mới biện pháp tạm giam với ba nội dung quan trọng: 1) Xác định rõ căn cứ tạm giam; 2) Hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; 3) Thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam”. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạm giam nhằm bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, gắn với việc bào vệ quyền con nguời, quyền công dân. Do vậy, để thống nhất trong thực tiễn áp dụng và đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cũng như bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Thiết nghĩ, trong thời gian tới cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành hướng dẫn trong trường hợp trên.  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM THEO QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS

1.Quy định của điều luật Biện pháp tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại … Biện pháp tạm giam có ý nghĩa lớn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thể hiện sự cương quyết của Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của những người lương thiện không bị xâm hại, bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử  và thi hành án đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, khi áp dụng biện pháp này, Cơ quan tiến hành tố tụng phải thật thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 119 BLTTHS 2015 quy định về biện pháp tạm giam như sau: Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; b) Tiếp tục phạm tội; c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết. 2.Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 119 BLTTHS thì có thể hiểu biện pháp ngăn chặn tạm giam đương nhiên áp dụng với tội phạm “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, điều luật lại diễn đạt “… có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Tác giả cho rằng, quy định như vậy chưa chặt chẽ và dẫn đến áp dụng không thống nhất tại các địa phương. Thứ hai, về khoản 2 Điều 119, điều luật cũng diễn đạt bằng các cụm từ mang tính tùy nghi như “có thể”; “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội”; “có dấu hiệu bỏ trốn”. Theo tác giả, để bảo đảm áp dụng không gặp vướng mắc thì cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về các quy định này. Thứ ba, qua nghiên cứu biểu mẫu số 04-HS. Quyết định tạm giam áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, tác giả thấy rằng, nghị quyết hướng dẫn về thời hạn tạm giam tại mục (9) của biễu mẫu số 04-HS còn dễ gây hiểu nhầm khi áp dụng, cụ thể mục (9) biểu mẫu 04-HS quy định thời hạn tạm giam ghi “thời hạn tạm giam là …  kể từ ngày hết thời hạn tạm giam theo Quyết định tạm giam trước đó”. Theo quy định này, thì có thể hiểu ngày hết thời hạn tạm giam theo Quyết định tạm giam trước đó là ngày kế tiếp của quyết định tạm giam trước đó. Ví dụ: Lệnh tạm giam của Viện kiểm sát có thời hạn 13 ngày từ ngày 14/7/2020 đến ngày 26/7/2020, khi thụ lý vụ án, Tòa án tiếp tục áp dụng biện pháp này từ ngày 27/7/2020 với điều kiện thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 278 BLTTHS. Tuy nhiên, vấn đề tác giả muốn đề cập ở đây đó là đã có nhiều quan điểm hiểu nhầm quy định trên và cho rằng “kể từ ngày hết thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam trước đó” là ngày cuối cùng của quyết định tạm giam trước đó, cụ thể, tại ví dụ trên, quan điểm này cho rằng Tòa án ra quyết định tạm giam ghi từ ngày 26/7/2020. Đối với quy định trên, mặc dù có cách hiểu và áp dụng khác nhau nhưng về bản chất thời hạn tạm giam không thay đổi và không ảnh hưởng đến quyền của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, để áp dụng thống nhất, cần sửa đổi, diễn đạt thuật ngữ theo hướng dễ hiểu hơn, tránh các cụm từ trừu tượng gây ra hiểu nhầm khi áp dụng. Nội dung này, trước đây đã được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003: Theo quy định tại đoạn 2 Điều 177 của BLTTHS, thì thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này. Do đó, sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà cần kiểm tra ngay các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp ngăn chặn, để quyết định như sau: Đối với bị can đang bị tạm giam mà khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam còn lại không quá năm ngày) và xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được tính kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và không được quá bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và ba tháng mười lăm ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đang còn, thì khi thời hạn tạm giam gần hết (thời hạn tạm giam còn lại không quá năm ngày) cần phải xem xét có cần thiết tiếp tục tạm giam nữa hay không. Nếu xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (hoặc bị cáo, nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án ra lệnh tạm giam. Thời hạn tạm giam trong trường hợp này được tính kể từ ngày tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của BLTTHS và được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2.1 mục 1 Phần I của Nghị quyết này trừ đi thời hạn bị can (hoặc bị cáo) bị tạm giam, kể từ ngày Toà án nhận hồ sơ vụ án. Ví dụ: Ngày 01-02-2004, Toà án nhận được hồ sơ vụ án đối với bị can A. Bị can A bị Viện kiểm sát truy tố về tội phạm nghiêm trọng và đang bị tạm giam theo lệnh tạm giam của Viện kiểm sát đến hết ngày 15-02-2004. Khi thời hạn tạm giam theo lệnh tạm giam trước đó gần hết và xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (hoặc bị cáo, nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì đề nghị Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án ra lệnh tạm giam kể từ ngày 16-02-2004 và thời hạn tạm giam không được quá bốn mươi lăm ngày (hai tháng là thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nghiêm trọng trừ đi mười lăm ngày bị can đã bị tạm giam theo lệnh tạm giam trước đó, kể từ ngày 01-02-2004 là ngày nhận hồ sơ vụ án). Như vậy, từ những phân tích trên, đối với các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, trong thời gian tới, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, khắc phúc những vướng mắc về những quy định mang tính tùy nghi dẫn đến hiểu sai bản chất khi áp dụng. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 268 BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của các cấp Toà án. Theo đó: 1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong đó: - Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; - Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù; - Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội này là từ trên 07 năm đến 15 năm tù. Để biết tội phạm mà bị can bị truy tố có thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực cần căn cứ vào hồ sơ vụ án; tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát quyết định truy tố. 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự sau đây: - Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực. Đó là những vụ án về những tội phạm sau: + Tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại bất cứ điều luật nào trong Bộ luật Hình sự. Đó là những tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự đối với tội ấy là trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; + Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại: Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; Các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong đó: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII Bộ luật hình sự, bao gồm: Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá cơ sở giam giữ; Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI Bộ luật hình sự năm 2015, bao gồm: Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Tội chống loài người; Tội phạm chiến tranh; Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê; Tội làm lính đánh thuê. Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự, bao gồm: Tội giết người; Tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay; Tội cản trở giao thông đường không; Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn; Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ; Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội cản trở hoặc gây rối loạn của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông; Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật Nhà nước; Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; Tội ra bản án trái pháp luật; Tội ra quyết định trái pháp luật; Tội đầu hàng địch; Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh. - Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài. - Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Về thủ tục, thì Chánh án, Viện trưởng Viện kiểm sát và Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh hoặc cấp quân khu căn cứ vào khả năng thực tế của các Thẩm phán, Kiểm sát viên và Điều tra viên của cấp huyện, cấp khu vực ở địa phương mình để xác định những vụ án cần lấy lên để điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra cấp huyện, cấp khu vực trao đổi với Viện kiểm sát cùng cấp và chuyển hồ sơ lên Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu để điều tra. Nếu hồ sơ đã chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp khu vực thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp khu vực chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu để Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu truy tố trước Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu. Nếu Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp khu vực đã truy tố để xét xử ở Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực thì Tòa án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực trả hồ sơ cho Viện kiểm sát cấp để chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu truy tố trước Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu. Như vậy, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu chỉ có thể lấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực lên để xét xử khi có sự đồng thuận của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự cùng cấp. 3. Tại Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chỉ quy định về thẩm quyền xét xử các vụ án theo loại tội mà không khống chế thẩm quyền về quyết định hình phạt. Vì vậy, cần chú ý các trường hợp sau: - Bị cáo phạm nhiều tội và các tội phạm đó đều thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực, thì Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự xét xử tất cả các tội phạm đó và quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hình phạt chung có thể là phạt tù trên 15 năm; tù chung thân hoặc tử hình. - Bị cáo đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đó phạm trước khi có bản án này hoặc phạm tội mới và các tội phạm đó đều thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực, thì Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự xét xử tất cả các tội phạm đó và tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hình phạt chung có thể là phạt tù trên 15 năm; tù chung thân hoặc tử hình. Do vậy, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn “trường hợp bị cáo bị truy tố về một hoặc một số tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện mà khi thụ lý vụ án xét thấy bị cáo đã bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình tại một bản án khác và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án nhân dân cấp huyện phải báo cáo với Tòa án nhân dân cấp tỉnh để Tòa án nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh rút hồ sơ vụ án lên để truy tố, xét xử ở cấp tỉnh”[1] là chưa thật chính xác. 4. Trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Pháp lệnh tổ chức Toà án quân sự còn quy định thẩm quyền xét xử về đối tượng người phạm tội như sau: Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ Trung đoàn trưởng hoặc tương đương trở xuống; Toà án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ Thượng tá trở lên hoặc là người có chức vụ từ Sư đoàn phó hoặc tương đương trở lên. Hiện nay, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 chỉ quy định thẩm quyền của Tòa án quân sự khu vực và Tòa án quân sự cấp quân khu là “sơ thẩm những vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự”. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự lại không quy định thẩm quyền về cấp bậc, chức vụ của người phạm tội của Tòa án quân sự cấp quân khu và khu vực như Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự. Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định một điểm mới về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự là xét xử các vụ án hình sự xảy ra trong khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, sử dụng. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn thẩm quyền xét xử về người phạm tội theo cấp bậc, chức vụ trong quân đội và vụ án xảy ra trong khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, sử dụng. TS. Thiếu tướng MAI BỘ (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân) Nguồn: Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
CÁC QUYẾT ĐỊNH, HÀNH VI TỐ TỤNG HÌNH SỰ NÀO CÓ THỂ BỊ KHIẾU NẠI?

Quyết định hoặc hành vi tố tụng hình sự bị coi là trái pháp luật khi quyết định đó được ban hành hoặc hành vi đó được thực hiện không tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, thì có thể bị khiếu nại. Quyền khiếu nại là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp 2013, có nội dung: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Theo đó, trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người có quyền khiếu nại được khoản 1 Điều 469, cụ thể hóa: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Điều 470 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về “Các quyết đinh, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại”, là quy định mới so với Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Điều 470. Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại 1. Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật này. 2. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Theo nội hàm của Điều 470 nêu trên, các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Tuy nhiên, chỉ những quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán; người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; Hoặc hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của các chủ thể nói trên được thực hiện thì mới có thể là đối tượng của quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự. Các quyết định do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ban hành trong giai đoạn tố tụng được thể hiện bằng các văn bản tố tụng như các quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định đưa vụ án ra xét xử… Những hành vi do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, đối chất, nhận dạng, khám xét người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản… Quyết định hoặc hành vi tố tụng hình sự nói trên bị coi là trái pháp luật khi quyết định đó được ban hành hoặc hành vi đó được thực hiện không tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Chẳng hạn, quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can được ban hành khi không đủ căn cứ pháp lý do luật định hoặc được ban hành do người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật… Hay hành vi khám người không có lệnh của người có thẩm quyền, việc tiến hành khám xét xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét, việc khám xét không có sự tham gia của người chứng kiến hoặc chính quyền địa phương hay cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc… Những quyết định được ban hành hoặc hành vi được thực hiện bởi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trái pháp luật làm xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân như quyết định khởi tố bị can trái pháp luật sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với bị can, điều tra, truy tố, xét xử đối với họ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền nhân thân và các quyền lợi chính đáng người bị khởi tố. Hoặc việc khám xét xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét là hành vi bị cấm trong hoạt động này vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người bị khám xét. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại được quy định tại Điều 472; quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại quy định tại Điều 473 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tùy thuộc vào các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại trong các giai đoạn tố tụng (khởi tố, điều tra; truy tố; xét xử), thì thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại trong từng giai đoạn được quy định cụ thể tại các điều 474, 475, 476 và 477 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Điều 471. Thời hiệu khiếu nại 1. Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật. 2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngạy khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-09-07
XÁC ĐỊNH THỜI HẠN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ VÀ HIỆU LỰC CỦA BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Thời hạn kháng cáo và kháng nghị đối với bản án, quyết định trong tố tụng hình sự đã được quy định tại BLTTHS. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy cũng có những vướng mắc cần tháo gỡ, để nhận thức được thống nhất. Vấn đề thời hạn kháng cáo và kháng nghị đối với bản án, quyết định trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 333 và Điều 337 BLTTHS năm 2015, cụ thể  Điều 333 quy định: “1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Ngày kháng cáo được xác định như sau: a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi; b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn; c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.” Và Điều 337 về thời hạn kháng nghị: “1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án. 2.Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.” Theo quy định thì  thời hạn kháng cáo và thời hạn kháng nghị được quy định tại các Điều luật khác nhau trong khi đó thì vấn đề thời hạn kháng cáo, thời hạn kháng nghị của BLTTHS năm 2003 được quy định trong một điều luật, cụ thể quy định tại  Điều 234 Thời hạn kháng cáo, kháng nghị, cụ thể: “Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.” Qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng chúng tôi thấy thực chất vấn đề thời hạn kháng cáo và kháng nghị giữa BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 về cơ bản không có gì thay đổi mà thực chất BLTTHS năm 2015 chỉ quy định rõ hơn nội hàm của thời hạn kháng cáo, kháng nghị là đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Vấn đề thời hạn kháng cáo và kháng nghị theo quy định của BLTTFS 2015 chưa có văn bản hướng dẫn, nhưng so với BLTTHS năm 2003 không có gì khác do vậy, chúng ta vẫn phải vận dụng theo hướng dẫn của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS để áp dụng. Vướng mắc trong thực tiễn Thực tế hiện nay việc vận dụng và áp dụng BLTTHS năm 2015 đối với vấn đề xác định thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay chúng tôi thấy còn chưa có sự thống nhất, cụ thể, chúng tôi đưa ra ví dụ để minh chứng cho điều này. Ngày 11/12/2019 Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án có mặt bị cáo Đ và cùng ngày tuyên án đối với bị cáo. Việc xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo đối với bị cáo Đ, thời hạn kháng nghị đối với Viện Kiểm sát có 02 quan điểm khác nhau, cụ thể: Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của kháng cáo, kháng nghị và bản án có hiệu lực pháp luât đối với ví dụ trên cụ thể là: Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày 12 tháng 12 năm 2019, do vậy ngày kết thúc thời hạn kháng cáo là vào lúc 24 giờ ngày 27/12/2019 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ); ngày kết thúc kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là vào lúc 24 giờ ngày 27/12/2019 và của Viện Kiểm sát cấp trên là 10/01/2020 (do tháng 12 có 31 ngày) (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ).  Do vậy, bản án đối với bị cáo Đ sẽ có hiệu lực ngày 11/02/2020. Cách tính này vận dụng áp dụng theo hướng dẫn tại tiểu mục 4.1 mục 4 của Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì “thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày xác định là ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện Kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa. Quan điểm thứ hai lại cho rằng:  Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của kháng cáo, kháng nghị và bản án có hiệu lực pháp luât đối với ví dụ trên cụ thể là: Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày 11 tháng 12 năm 2019, do vậy ngày kết thúc thời hạn kháng cáo là vào lúc 24 giờ ngày 26/12/2019 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ); ngày kết thúc kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là vào lúc 24 giờ ngày 26/12/2019 và của Viện Kiểm sát cấp trên là 09/01/2020 (do tháng 12 có 31 ngày) (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ).  Do vậy, bản án đối với bị cáo Đ sẽ có hiệu lực ngày 10/02/2020. Cách tính này hiểu và vận dụng áp dụng đúng quy định tại các Điều 333 và Điều 337 BLTTHS năm 2015 đó là tính thời điểm bắt đầu xác định thời hạn kháng cáo, kháng nghị đó là “ngày tuyên án”. Do vậy, đối với ví dụ trên bị cáo Đ ngày tuyên án là 11/12/2019 thì ngày xác định thời hạn kháng cáo là 15 ngày phải tính từ ngày 11/12/2019 chứ không thể xác định là ngày tiếp theo của ngày tuyên án như quan điểm thứ nhất được. Quan điểm này lập luận và đặt tình huống ví như sau khi tuyên án thì ngay ngày 11/12/2019 bị cáo Đ kháng cáo ngay thì chúng ta xử lý như thế nào, lập biên bản hay hướng dẫn về việc bị cáo thực hiện quyền ở ngày tiếp theo của ngày xác định tức là ngày 12/12/2019, như vậy rõ ràng là không đúng. Trên đây là hai quan điểm về việc xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị và hiệu lực của bản án. Mặc dù các quan điểm này chỉ có cách hiểu và áp dụng khác nhau đó là xác định là ngày tuyên án hay ngày tiếp theo của ngày tuyên án. Từ cách hiểu và áp dụng đó dẫn đến có sự xê dịch 01 ngày trước hoặc sau. Mặc dù, có sự xê dịch chỉ 01 ngày nhưng nó lại có các hậu quả pháp lý khác nhau ví như xác định thời điểm kết thúc của thời hạn kháng cáo. Ví như trường hợp của bị cáo Đ thì nếu hiểu và áp dụng như quan điểm thứ nhất thì thời hạn kháng cáo kết thúc vào ngày 27/12/2019 nhưng quan điểm thứ hai sẽ không phải là ngày 27/12/2019 mà là ngày 26/12/2019. Do vậy, nếu bị cáo Đ kháng cáo là ngày 27/12/2019 (hoặc có xác nhận của Trại, hay của Bưu điện) thì đều là trường hợp kháng cáo quá hạn và cấp sơ thẩm phải lập hồ sơ kháng cáo quá hạn để cấp phúc thẩm lập Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn theo quy định. Và chúng tôi cho rằng cách hiểu và áp dụng như quan điểm thứ hai mới là đúng pháp luật. Mong nhận được sự đóng góp tranh luận từ quý bạn đọc và đồng nghiệp. 

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 173 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Thế nào là trộm cắp tài sản? Hiện nay chưa có quy định cụ thể nhằm định nghĩa về hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên dựa vào các yếu tố cấu thành hành vi, thì trộm cắp tài sản có thể được hiểu là cá nhân cố ý thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính từ giá trị tài sản đó mang lại. 2. Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2.1. Cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự * Chủ thể: - Theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên. - Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản. (Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) * Khách thể: Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. * Mặt khách quan - Về mặt hành vi: Hành vi phạm tội này có mang tính chất chiếm đoạt tài sản nhưng sự chiếm đoạt ở đây được thực hiện bằng hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của cá nhân, tổ chức quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan như chen lấn, xô đẩy,...nhằm tiếp cận cá nhân, tổ chức để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. - Về mặt hậu quả: Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là gây ra thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị trộm cắp có thể là các loại tiền, hàng hóa, giấy tờ có giấy trị thanh toán (ngân phiếu, công trái,...) Lưu ý: Chỉ những giá trị tài sản bị trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản; còn nếu tài sản trộm cắp có trị giá dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo các điều kiện khác. * Mặt chủ quan - Đây là lỗi cố ý, tức người phạm tội nhận thức rõ hành vi trộm cắp tài sản nhất định hoặc có thể gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác nhưng lại mong muốn hoặc cố ý bỏ mặc hậu quả đó xảy ra với đối tượng bị trộm cắp. - Mục đích: Mong muốn chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức. 2.2. Hình phạt với tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể như sau: * Khung 1: Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; + Tài sản là di vật, cổ vật. * Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; + Hành hung để tẩu thoát; + Tài sản là bảo vật quốc gia; + Tái phạm nguy hiểm. * Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. * Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 3. Mức phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản Đối với cá nhân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản lần đầu, không gây ra hậu quả nghiêm trọng về giá trị tài sản (cụ thể là dưới 2.000.000 đồng) và chưa bị kết án về các tội về chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính Cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản. Như vậy, cá nhân có hành vi trộm cắp tài sản chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản khi hành vi đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 175 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có khung hình phạt như sau: * Khung 1: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. * Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tái phạm nguy hiểm. * Khung 3: Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. * Khung 4: Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. 2. Mức phạt hành chính hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Nếu chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản (Điểm c, d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 174 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. 2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự bị xử lý như thế nào? 2.1. Cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự - Chủ thể: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự - Khách thể: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. - Mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra. - Mặt khách quan: + Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản: (i) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. (ii) Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. (iii) Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. + Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. 2.2. Các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự * Khung 1 Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: -  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. * Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: - Có tổ chức; - Có tính chất chuyên nghiệp; - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; - Tái phạm nguy hiểm; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; - Dùng thủ đoạn xảo quyệt; * Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. * Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. * Hình phạt bổ sung Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)). 3. Mức phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải chịu hình phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau: - Hình phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết