01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Tội cướp giật tài sản theo quy định Bộ luật Hình sự Theo quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự thì người người nào cướp giật tài sản của người khác sẽ có thể phải đối diện với một trong các khung hình phạt như sau: Khung cơ bản: Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Dùng thủ đoạn nguy hiểm; + Hành hung để tẩu thoát; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tái phạm nguy hiểm. Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; + Làm chết người; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.  2. Một số bản án về tội cướp giật tài sản 2.1. Bản án về tội cướp giật tài sản số 669/2021/HS-PT - Cấp xét xử: Phúc thẩm. - Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. - Trích dẫn nội dung: “Khoảng 15 giờ 00 ngày 27/01/2021, bị cáo Phạm Văn Th điều khiển xe máy Yamaha Sirius, màu trắng mang biển kiểm soát 29Y1-xxx đi giao hàng cho khách. Khi đến khu vực cổng chào khu đô thị Goldmark City thuộc phường PD, quận B, bị cáo thấy chị Mai Thị Hoà Th đang điều khiển xe máy, phía sau đeo ba lô và để một chiếc điện thoại ở túi bên trái của ba lô không đóng nắp túi nên nảy sinh ý chiếm đoạt chiếc điện thoại. Bị cáo điều khiển xe máy theo sau xe máy của chị Th, đến đoạn đường đối diện tòa nhà R3-R4 của khu đô thị thì tăng tốc, áp sát phía bên trái xe máy của chị Th rồi dùng tay phải giật chiếc điện thoại khỏi túi của chị Th. Chị Th liền truy hô và đuổi theo. Bị cáo điều khiển xe máy chạy một vòng quanh khu đô thị Goldmark rồi chạy về phía đường Hồ Tùng Mậu và đi vào đường LĐT, mang chiếc điện thoại Iphone 7Plus vừa lấy được về cất tại nhà trọ của bị cáo tại ngõ 35 LĐT, phường Đ1, quận N, Hà Nội. Chị Th trình báo sự việc trên đến cơ quan Công an. Cơ quan Công an tiến hành điều tra và bắt giữ bị cáo Th cùng vật chứng.” - Kết quả giải quyết: Xử phạt bị cáo Phạm Văn Th 24 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản”. 2.2. Bản án về tội cướp giật tài sản số 17/2022/HSST - Cấp xét xử: Sơ thẩm. - Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ an. - Trích dẫn nội dung: “Khoảng 21 giờ 00 phút, ngày 24/12/2021, Phạm Văn B đi đến nhà thờ Giáo xứ Văn T, ở xóm Giang L, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để chơi lễ Noel. Khi đến nơi, B đi bộ đến một quan tạp hóa ở bên phải, nhà thờ khoảng 50m để mua thuốc lá. Mua xong, B đi bộ sang bên phải đường và đi đến cổng nhà thờ. Khi đến trước cổng nhà thờ, B thấy chị Nguyễn Thị H, sinh năm 1982, trú tại xóm K, xã T, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đang bước lên xe mô tô để đi về theo hướng đến xã Thanh Xuân. B phát hiện thấy ở túi quần phía trước bên trái của chị H có để 01 (một) chiếc điện thoại di động nhãn hiệu OPPO F11 PRO, màu xanh, có vỏ ốp màu trắng để lộ ra bên ngoài. Thấy vậy, B đi theo hướng đối diện đến phía bên trái người của chị H và dùng tay phải giật lấy chiếc điện thoại trong túi quần chị H, rồi nhanh chóng bỏ chạy vào trong khuôn viên nhà thờ. Bị giật điện thoại, chị H hô hoán mọi người và đuổi theo B. Thấy chị H hô hoán và đuổi theo B, Lực lượng Công an đang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự dịp lễ Noel ở đây cùng người dân đã hỗ trợ chị H đuổi bắt B. Khi B chạy đến khu vực bên phải nH thờ, thì bị lực lượng Công an cùng người dân và chị H đuổi kịp, bắt giữ. Lúc này, B vứt chiếc điện thoại di động vừa cướp giật được của chị H xuống gốc cây ở gần đó.” - Kết quả giải quyết: Xử phạt: Phạm Văn B 01( Một) năm tù. 2.3. Bản án về tội cướp giật tài sản số 62/2021/HSST - Cấp xét xử: Sơ thẩm. - Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.  - Trích dẫn nội dung: “phát hiện thấy chị Trần Hoàng Trúc L1 đang ngồi trên xe gắn máy hiệu Vision màu đỏ biển số 5913-xx dừng xe sát lề đường trên tay cầm điện thoại di động hiệu phone 8 plus 64G màu vàng Người đàn ông điều khiển xe áp sát xe chị L1, bị cáo T ngồi sau dùng tay phải giật lấy điện thoại của chị L1 rồi cả hai tăng tốc bỏ chạy Nghe tiếng truy hô của người bị hại anh Trương Minh T3 cùng anh Phan Châu T2 chứng kiến sự việc nên cùng đuổi theo xe của bị cáo T. Khi anh Trung và anh T1 đuổi theo đến đường XTT53 ấp 2 xã F huyện Hóc Môn, thì người đàn ông và bị cáo T chạy vào đường cùng nên cả hai bỏ xe chạy bộ” - Kết quả giải quyết: Xử phạt bị cáo Huỳnh Chí T 04 (bốn) năm tù.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
TỔNG HỢP HÌNH PHẠT KHI PHẠM NHIỀU TỘI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Theo Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Theo đó, khi tiến hành việc xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án sẽ quyết định hình phạt cụ thể đối với từng tội và tổng hợp hình phạt dựa theo quy định sau đây: Đối với hình phạt chính: - Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn; - Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015; - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình; - Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; - Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác; Đối với hình phạt bổ sung: - Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật Hình sự quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; - Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. 2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án Theo Điều 56 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, cụ thể: - Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015. Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. - Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật Hình sự 2015. - Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn về việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, có thể tham khảo hướng dẫn tại Mục 5 của Thông tư liên tịch 02/TT-LN ngày 20/12/1991 của TAND tối cao - VKSND tối cao có nội dung như sau: - Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều của cùng một tòa án thì chánh án tòa án đó ra quyết định tổng hợp hình phạt. - Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các tòa án khác nhau nhưng cùng cấp (cùng cấp huyện trong một tỉnh hoặc khác tỉnh, cùng cấp tỉnh, cùng cấp khu vực, cùng cấp quân khu), thì chánh án tòa án ra bản án sau cùng (về mặt thời gian) ra quyết định tổng hợp hình phạt, cụ thể là: + Nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các tòa án cấp huyện khác nhau (trong cùng một tỉnh hay khác tỉnh), thì chánh án tòa án cấp huyện đã ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt; + Nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các tòa án quân sự khu vực khác nhau (trong cùng một quân khu hay khác quân khu), thì chánh án tòa án quân sự khu vực đã ra bản án sau cùng quyết định tổng hợp hình phạt; + Nếu các bản án đã có hiệu lực pháp luật đều là của các tòa án cấp tỉnh (hoặc đều là của tòa án quân sự cấp quân khu), thì chánh án tòa án cấp tỉnh (hoặc chánh án tòa án quân sự cấp quân khu) ra bản án sau cùng ra quyết định tổng hợp hình phạt. - Trong trường hợp các bản án đã có hiệu lực pháp luật là của các tòa án không cùng cấp thì chánh án tòa án cấp cao hơn ra quyết định tổng hợp hình phạt, không phụ thuộc vào việc bản án của tòa án cấp cao hơn có trước hay có sau. - Trong trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án của tòa án nhân dân, có bản án của tòa án quân sự, thì việc tổng hợp hình phạt cũng được thực hiện tương tự như hướng dẫn trên đây. - Trong trường hợp trong số các bản án đã có hiệu lực pháp luật có bản án là của tòa án nước ngoài đã được tòa án Việt Nam công nhận, có bản án là của tòa án Việt Nam, thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định tổng hợp hình phạt.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
ĐIỀU TRA VIÊN LÀM SAI LỆCH HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ DẪN ĐẾN VIỆC KẾT ÁN OAN NGƯỜI VÔ TỘI THÌ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

1. Điều tra viên làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự dẫn đến việc kết án oan người vô tội thì bị phạt bao nhiêu năm tù? Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 133 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau: “Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc 1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch; c) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội; b) Làm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải chấp hành án, người bị hại, đương sự tự sát; c) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Như vậy, Điều tra viên làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự dẫn đến việc kết án oan người vô tội thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau: “Phân loại tội phạm 1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây: a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.” Như vậy, tội làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự dẫn đến việc kết án oan người vô tội được phân loại tội phạm rất nghiêm trọng. 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tội làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự dẫn đến việc kết án oan người vô tội  Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.” Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tội làm sai lệch hồ sơ vụ án hình sự dẫn đến việc kết án oan người vô tội là 15 năm.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
NGƯỜI LÀM CHỨNG TỪ CHỐI CUNG CẤP TÀI LIỆU KHI NGƯỜI THÂN HỌ HÀNG PHẠM TỘI THÌ CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

 Căn cứ tại Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, có quy định về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu như sau: “Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu 1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Theo đó tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, có quy định về không tố giác tội phạm như sau: “Không tố giác tội phạm … 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Như vậy, theo quy định trên thì người làm chứng từ chối cung cấp tài liệu khi người thân họ hàng phạm tội mà không có lý do chính đáng thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Ngoài ra, người phạm tội trên còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-01
NGƯỜI LÀM CHỨNG PHẠM TỘI CUNG CẤP TÀI LIỆU SAI SỰ THẬT DẪN ĐẾN VỤ ÁN BỊ SAI LỆCH THÌ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

1. Người làm chứng phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật dẫn đến vụ án bị sai lệch thì bị phạt bao nhiêu năm tù? Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015, điểm u khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, có quy định về tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối như sau: “Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối 1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Như vậy, theo quy định trên thì người làm chứng phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật dẫn đến vụ án bị sai lệch thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Trong trường hợp nếu dẫn kết việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội thì người phạm tội phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Ngoài ra, thì người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2. Người làm chứng phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật dẫn đến vụ án bị sai lệch nhưng có thành tích học tập xuất sắc thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Căn cứ tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, có quy định về các tình tiết sau đây giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: … h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; m) Phạm tội do lạc hậu; n) Người phạm tội là phụ nữ có thai; o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; r) Người phạm tội tự thú; s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;” Như vậy, theo quy định trên thì người làm chứng phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật dẫn đến vụ án bị sai lệch nhưng có thành tích học tập xuất sắc thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 3. Người làm chứng phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật dẫn đến vụ án bị sai lệch đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi nào? Căn cứ tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau: “Đương nhiên được xóa án tích 1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.” Như vậy, theo quy định trên thì người làm chứng phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật dẫn đến vụ án bị sai lệch đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt tù, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong 02 năm. Trong trường hợp nếu dẫn kết việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội thì thì đương nhiên được xóa án tích khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt tù, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới 02 hoặc 03 năm (tùy theo mức phạt tù của người này).  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
NHỮNG TRƯỜNG HỢP HOÃN PHIÊN TÒA HÌNH SỰ

1. Những trường hợp nào được hoãn phiên tòa hình sự Căn cứ theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Tòa án hoãn phiên tòa hình sự khi thuộc một trong các trường hợp: – Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 , cụ thể: + Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; + Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm; + Thẩm phán, Hội thẩm không thể tham gia xét xử nhưng không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định; + Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế; + Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; + Người bào chữa vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, hoặc người bào chữa được chỉ định vắng mặt, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa; + Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử; + Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử; + Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử; + Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế. – Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa; – Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại; – Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản. Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Tòa án phải ra quyết định hoãn phiên tòa. 2. Thủ tục hoãn phiên tòa xét xử hình sự Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Khi Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa thì phải được lập thành văn bản. Khi đó, Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa. (khoản 2 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự) 3. Nội dung của quyết định hoãn phiên tòa Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 2 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể: - Ngày, tháng, năm ra quyết định; - Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng; - Vụ án được đưa ra xét xử; - Lý do của việc hoãn phiên tòa; - Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. 4. Thẩm quyền ký quyết định hoãn phiên tòa hình sự Căn cứ theo khoản 4 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thẩm quyền ký kết quyết định hoãn phiên tòa hình sự được quy định như sau: - Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. - Ngoài ra, sau khi ra quyết định hoãn phiên tòa thì việc hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
PHÂN BIỆT TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

1. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản à phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.” Như vậy, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi như thế nào? Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b)Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?   Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Căn cứ pháp lý Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 Về hành vi Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau: - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mức xử phạt - Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thực hiện các hành vi sau: + Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng + Chiếm đoạt tài sản dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi người phạm tội thuộc các trường hợp sau: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội thực hiện hành vi: + Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp sau: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp sau: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.   

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-07-31
PHÂN BIỆT NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN TRONG TTHS

Tiêu chí Người làm chứng (Điều 66 BLTTHS 2015) Người chứng kiến (Điều 67 BLTTHS 2015) Khái niệm Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối tượng không được làm người làm chứng/ người chứng kiến - Người bào chữa của người bị buộc tội; - Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn. - Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc; - Người dưới 18 tuổi; - Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan. Quyền - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 66 BLTTHS 2015; - Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng; - Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.   - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 67 BLTTHS 2015; - Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; - Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến; - Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ - Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; - Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó. - Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; - Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu; - Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến; - Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến; - Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.     Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618   

Chi Tiết