01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

1. Thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự như sau: - Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. - Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV Bộ luật Hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội bao gồm: Cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. 2. Phân cấp thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự Theo khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo khoản 5 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: - Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực; - Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; - Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; - Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; Vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra. 3. Thời hạn điều tra trong vụ án hình sự Thời hạn điều tra trong vụ án hình sự theo khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được quy định như sau: (1) Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. (2) Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: + Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; + Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; + Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng; + Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng. (3) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. (4) Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại (1), (2) và (3).  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-15
TỘI PHẠM KINH TẾ LÀ GÌ? CÁC LOẠI TỘI PHẠM KINH TẾ THEO LUẬT HÌNH SỰ

1. Tội phạm kinh tế là gì? Hiện nay, Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn chưa có định nghĩa cụ thể về tội phạm kinh tế. Tuy nhiên dựa theo định nghĩa tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì có thể hiểu như sau: Tội phạm kinh tế là tội phạm gây ra nguy hại cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, gây ra thiệt hại cho đất nước, tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật về quản lý.  Đặc biệt, tội phạm kinh tế luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. 2. Các loại tội phạm kinh tế theo luật hình sự Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm kinh tế được quy định tại Chương XVIII và chia thành 3 mục với các tội danh được xếp theo các nhóm tương ứng từng tội danh. Cụ thể như sau: 2.1. Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại Các tội phạm này được đề cập từ Điều 188 đến Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:  - Tội buôn lậu (Điều 188) - Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189) - Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) - Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191) - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192) - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193) - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194) - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195) - Tội đầu cơ (Điều 196) - Tội quảng cáo gian dối (Điều 197) - Tội lừa dối khách hàng (Điều 198) - Tội vi phạm quy định về cung ứng điện (Điều 199) 2.2. Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm Các tội phạm này được đề cập từ Điều 200 đến Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:  - Tội trốn thuế (Điều 200) - Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201) - Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả (Điều 202) - Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203) - Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 204) - Tội lập quỹ trái phép (Điều 205) - Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng (Điều 206) - Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207) - Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác (Điều 208) - Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209) - Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210) - Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211) - Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212) - Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213) - Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214) - Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215) - Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216) 2.3. Các tội phạm kinh tế khác xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế Các tội phạm này được đề cập từ Điều 217 đến Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:  - Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217) - Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218) - Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219) - Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220) - Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221) - Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222) - Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223) - Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224) - Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225) - Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226) - Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227) - Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228) - Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229) - Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230) - Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 231) - Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232) - Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233) - Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234) Mức hình phạt cao nhất của các tội danh thuộc danh mục tội phạm kinh tế là tử hình, cho thấy sức răn đe nghiêm khắc của pháp luật dành cho loại tội phạm này. 3. Tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp Tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đó là tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.  Theo đó, gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm. Với hành vi này, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng như sau:  *Khung 1: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với: Hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). *Khung 2: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với: Hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có tính tổ chức, dùng thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp và tái phạm nguy hiểm với mức gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng *Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
TRƯỜNG HỢP KHÔNG THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH

1. Các trường hợp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình Cụ thể tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Người đủ 75 tuổi trở lên; - Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. 2. Các trường hợp hoãn thi hành án tử hình Căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015; - Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; - Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm. 3. Thủ tục hoãn thi hành án tử hình Theo các khoản 2, 3 và 4 Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định thủ tục hoãn thi hành án tử hình như sau: - Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. - Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản. - Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 mà lý do hoãn không còn thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án yêu cầu Hội đồng tiếp tục thực hiện việc thi hành án. Trường hợp có sự thay đổi thành viên Hội đồng thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định thay đổi thành viên Hội đồng hoặc thành lập Hội đồng thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 78 Luật Thi hành án hình sự 2019. 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình được quy định tại Điều 79 Luật Thi hành án hình sự 2019 - Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án; + Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án; + Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết; + Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch; + Thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự; + Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

1. Thời hạn điều tra trong vụ án hình sự quy định thế nào? Theo Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn điều tra trong vụ án hình sự như sau: - Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. - Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: + Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; + Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; + Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng; + Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng. - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. - Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. - Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 172 Bộ luật tố tụng hành chính.(Xem thêm hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về cách tính thời hạn tố tụng trong trường hợp nhập vụ án hình sự, bị can phạm vào tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn, khởi tố, điều tra bổ sung về một tội phạm khác) - Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát: + Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra; + Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; + Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; + Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba. - Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương. Như vậy, thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 2-4 tháng kể từ khi khởi tố đến khi kết thúc điều tra và tùy thuộc vào tính chất của tội phạm. Có thể gia hạn điều tra tối đa 1-3 lần, mỗi lần không quá 2-4 tháng. Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn điều tra tùy theo cấp độ xử lý vụ án. Tổng thời hạn điều tra kể cả gia hạn không vượt quá thời hạn quy định. 2. Thời hạn điều tra bổ sung trong vụ án hình sự quy định thế nào? Theo Điều 174 Bộ luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại như sau: - Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra. - Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: + Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng; + Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; + Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng. - Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. - Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần. + Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung. - Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. - Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại. - Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. + Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. + Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Như vậy: - Thời hạn phục hồi điều tra: Tối đa 2-3 tháng, có thể gia hạn 1-3 tháng tùy tính chất tội phạm. - Thời hạn điều tra bổ sung: Tối đa 1-2 tháng tùy cơ quan yêu cầu. - Thời hạn điều tra lại: Thời hạn như điều tra lần đầu, tối đa 2-4 tháng, có thể gia hạn 1-3 lần. - Thời hạn tạm giam trong các trường hợp nêu trên không vượt quá thời hạn điều tra. - Thời hạn được tính từ khi cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ. Cơ quan điều tra có thể áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
NGƯỜI PHẠM TỘI DƯỚI 16 TUỔI CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

1. Người phạm tội dưới 16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.” Như vậy, người phạm tội dưới 16 tuổi, cụ thể là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định. 2. Người phạm tội dưới 16 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội nào? Căn cứ khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội dưới 16 tuổi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở các tội sau đây  (1) Tội giết người (2) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (3) Tội hiếp dâm (4) Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (5) Tội cưỡng dâm (6) Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (7) Tội mua bán người (8) Tội mua bán người dưới 16 tuổi (9) Tội mua bán người dưới 16 tuổi (10) Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (11) Tội cưỡng đoạt tài sản (12) Tội cướp giật tài sản (13) Tội trộm cắp tài sản (14) Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (15) Tội sản xuất trái phép chất ma túy (16) Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (17) Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (18) Tội mua bán trái phép chất ma túy (19) Tội chiếm đoạt chất ma túy (20) Tội tổ chức đua xe trái phép (21) Tội đua xe trái phép (22) Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (23) Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (24) Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (25) Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (26) Tội khủng bố (27) Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (28) Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 3. Khi xét xử người dưới 16 tuổi phải đáp ứng nguyên tắc gì? Căn cứ Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định nguyên tắc xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại dưới 18 tuổi như sau: - Khi xét xử vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xét xử thân thiện, Tòa án phải thực hiện các quy định sau đây: + Phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi theo đúng quy định. + Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng); + Việc tổ chức phiên tòa và bảo vệ phiên tòa thực hiện theo quy định. + Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; + Đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định. + Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi. - Khi xét xử vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xử án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi, Tòa án phải thực hiện như sau: + Việc tổ chức phiên tòa và bảo vệ phiên tòa thực hiện theo quy định. + Đối với những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa án phải xét xử kín; + Đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định. + Không xét xử lưu động đối với vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
TỘI DÂM Ô ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1. Quy định pháp luật về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP. 1.1 Cấu thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi - Chủ thể:  Chủ thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là bất kỳ người nào từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. - Khách thể: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi xâm phạm đến quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm và cụ thể ở đây là quyền được phát triển bình thường về tình dục của người dưới 16 tuổi. - Mặt khách quan: Là việc tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi: + Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;  + Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;  + Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;  + Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;  + Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi). - Mặt chủ quan: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi cần thoả mãn hai dấu hiệu là lỗi cố ý và mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục hoặc kích thích, khơi gợi nhu cầu tình dục của người dưới 16 tuổi. 1.2 Khung hình phạt tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Khung cơ bản: Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác. Khung 2: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp: - Phạm tội có tổ chức; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Đối với 02 người trở lên; - Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% - Tái phạm nguy hiểm. Khung 3: Bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với một trong các trường hợp: - Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; - Làm nạn nhân tự sát. Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 1.3 Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự  - Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...); - Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...). 2. Một số bản án về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 2.1 Bản án về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi số 38/2022/HSST 2.2 Bản án về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi số 59/2022/HS-ST 2.3 Bản án về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi số 470/2021/HS-PT 2.4 Bản án về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi số 45/2022/DS-ST 2.5 Bản án về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi số 70/2020/HS-PT  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
TỔNG HỢP MỘT SỐ BẢN ÁN VỀ TỘI DÂM Ô

1. Bản án 127/2017/HS-ST ngày 22/12/2017 về tội dâm ô đối với trẻ em + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. + Trích dẫn nội dung: quá trình rửa bát cùng cháu Tr, M nảy sinh ham muốn tình dục với cháu Tr nên đứng đối diện với cháu Tr và nói với cháu Tr “cho bố sờ ti một tí” cháu Tr chưa kịp nói gì thì M dùng hai tay luồn từ dưới lên luồn vào bên trong áo phông và áo lót ngực của cháu Tr rồi dùng hai tay sờ bóp vào hai vú của cháu Tr được khoảng 05 phút thì dừng lại. + Kết quả giải quyết: Xử phạt Hà Văn M 42 (bốn mươi hai) tháng tù. 2. Bản án 179/2017/HSPT ngày 20/04/2017 về tội dâm ô trẻ em + Cấp xét xử: Phúc thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. + Trích dẫn nội dung: 14 giờ 10 phút ngày 18/6/2016, Nguyễn Văn L đi một mình vào Khu A Công viên X thấy trẻ Lê Tăng Bảo N  (sinh ngày 21/5/2007) ngồi một mình, L nảy sinh ý định thực hiện hành vi dâm ô đối với N. L tiếp cận làm quen, cho N 20.000 đồng mua nước uống rồi dẫn N đi lòng vòng công viên 23/9 chơi. L dẫn trẻ N ngồi trên ghế sắt tại khu B Công viên X, L bế N đặt ngồi trên hai đùi, dang hai chân N ra, dùng ngón trỏ tay trái cho vào âm đạo của N, tay phải thì sờ mó nhiều lần vào hai bên ngực N. + Kết quả giải quyết: Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn L 02 (hai) năm tù. 3. Bản án 59/2017/HSST ngày 10/08/2017 về tội dâm ô với trẻ em + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. + Trích dẫn nội dung: D liền điều khiển xe mô tô áp sát bên trái xe đạp điện đồng thời D dùng tay phải của mình bóp ngực bên trái của cháu A, sau đó D phóng xe bỏ chạy. + Kết quả giải quyết: Xử phạt: Bị cáo Phùng Tiến D (Phùng Tiến T): 36 (Ba mươi sáu) tháng  tù. 4. Bản án 26/2018/HSST ngày 02/08/2018 về tội dâm ô đối với trẻ em + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. + Trích dẫn nội dung: Khoảng 18 giờ ngày 18/10/2017, Bị cáo Tăng Long N đến nhà chị Nguyễn Thị O thì thấy Nguyễn Thị Kim C (cháu ruột chị O) ở nhà một mình đang ngồi xem tivi và dùng quạt để quạt tóc nên bị cáo hỏi: Chân C còn đau không? Do trước đó C bị té đau chân. C trả lời: Bớt đau rồi. Bị cáo đi lại ngồi phía sau lưng C dùng tay bóp chân đau của C thì C dựa vào ngực bị cáo. Bị cáo dùng tay trái khều bên ngoài quần trên đùi và bộ phận sinh dục của C nhưng không thấy C có phản ứng gì, bị cáo tiếp tục cho tay vào trong quần C sờ và dùng ngón tay móc vào bộ phận sinh dục C làm C bị đau nên khép chân lại. Sau đó bị cáo hôn lên môi C 01 lần rồi ra về.  + Kết quả giải quyết: Phạt bị cáo Tăng Long N 06 (sáu) tháng tù 5. Bản án 34/2017/HSST ngày 28/08/2017 về tội dâm ô với trẻ em + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. + Trích dẫn nội dung: L kêu cháu T xuống cùng ngồi trên võng và dùng tay kéo cháu T lại ngồi lên đùi của mình, lúc này anh T đi ra ngoài trước sân để đập ruồi cho bò, trong nhà còn lại L và cháu T cùng hai người con của anh T, thấy anh T ra ngoài nên L dùng tay thò vào quần sờ vào bộ phận sinh dục và dùng ngón tay đưa vào âm đạo của cháu T, lúc này anh T từ ngoài sân đi vào phát hiện nên L rút tay ra thì bị anh T đánh và đuổi ra khỏi nhà, sau đó gia đình cháu T điện thoại trình báo Công an xã B về hành vi của L. + Kết quả giải quyết: Xử phạt bị cáo Trần Vũ L 06 tháng tù. 6. Bản án 34/2017/HSST ngày 29/09/2017 về tội dâm ô trẻ em + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện H, tỉnh Cà Mau. + Trích dẫn nội dung: Khoảng 12 giờ thì tất cả nghỉ nhậu đi khỏi phòng trọ chỉ còn lại L don dẹp. Khi vào thấy H, K và M đang ngủ, L đi đến nơi K nằm ngủ dùng tay sờ soạn bóp bộ phận sinh dục của K 02 lần thì K thức dậy, L kêu K dỗ em khóc rồi L đi ra khỏi phòng trọ. Đến 14 giờ cùng ngày thị chị C về, K kể lại toàn bộ sự việc cho chị C nghe và trình báo Công an xã Đ. + Kết quả giải quyết: Tuyên xử: Bị cáo Nguyễn Vũ L 01 (một) năm tù 7. Bản án 301/2017/HSST ngày 18/09/2017 về tội dâm ô đối với trẻ em + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. + Trích dẫn nội dung:  Lúc này T nảy sinh dục vọng nên đã quay về phía cháu T dùng tay sờ vào âm hộ của cháu T. Sau đó T kéo khóa quần, đưa dương vật ra ngoài bảo T: “cháu mút chim bác đi”. Cháu T nằm quay người lại và dùng miệng mút dương vật của T khoảng 01 phút thì bỏ ra và nói “cháu không mút nữa đâu”. Sau đó cháu T và cháu K đi về. + Kết quả giải quyết: Xử phạt bị cáo T N T 42 (bốn mươi hai) tháng tù 8. Bản án 115/2018/HS-ST ngày 17/07/2018 về tội dâm ô đối với trẻ em + Cấp xét xử: Sơ thẩm. + Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. + Trích dẫn nội dung: Trong thời gian dạy học H thấy em U đang trong tuổi dậy thì có vóc dáng nên H ham muốn giao cấu với em U. Ngày 05/11/2017, H nhắn tin qua Facebook rủ U đi chơi thì U đồng ý. Khoảng 15 giờ 30 cùng ngày H đi xe máy đến đường Bùi Văn Là, phường 12, quận Gò Vấp đón U và chở U đến khách sạn “Bốn mùa”. Khi vào phòng cả hai nằm trên giường, H dùng miệng hôn lên mặt, môi, rồi dùng tay trái sờ, nắn, bóp vú bên trái của U nhiều lần. H định giao cấu với U nhưng biết U chỉ mới 12 tuổi nên không thực hiện.  + Kết quả giải quyết: Xử phạt bị cáo Nguyễn Ngọc H 01(một) năm tù.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-08-14
HÌNH PHẠT TÙ VÀ CÁCH TÍNH THỜI GIAN CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ?

1. Hình phạt tù là gì? Hình phạt tù là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước; được quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự 2015; do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội; nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Phạt tù là hình thức phạt “tước quyền tự do” của người bị kết án; buộc họ phải cách ly khỏi cuộc sống xã hội trong một khoản thời gian nhất định. Người đã bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam; phải tuân thủ theo một chế độ sinh hoạt, lao động cải tạo của trại giam. 2. Các hình thức phạt tù theo quy định Bộ luật hình sự Tù có thời hạn Tù có thời hạn được quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể: - Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt; tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. + Tù có thời hạn đối với người phạm một tội; có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. + Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù; cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. - Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng; do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Tù chung thân Tù chung thân theo quy định tại Điều 39 Bộ luật hình sự 2015 như sau: - Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng; đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. - Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Như vậy: + Đối với tù có thời hạn thì khung hình phạt tù là từ 03 tháng đến 20 năm. + Đối với tù chung thân thì khung hình phạt tù; không được quy định cố định vì đây là tù không thời hạn. Khung hình phạt tù được tính từ khi người đó chấp hành hình phạt tù; đến khi được đặc xá, đại xá, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc khi người đó chết… 3. Cách tính thời gian chấp hành án phạt tù? Trong trường hợp phạm nhiều tội bị kết án trong cùng 1 bản án Theo quy định tại điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 thì khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội; Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây: Đối với hình phạt chính: - Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; và không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ; 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. - Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn (không cùng loại) thì chuyển đổi hình phạt cải tạo không giam giữ sang hình phạt tù theo công thức; cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù; rồi cộng với hình phạt tù. - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình; - Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung; - Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác; Đối với hình phạt bổ sung: - Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn; do Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. - Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. Trong trường hợp bị kết án bởi nhiều bản án - Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án; mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì: + Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử; sau đó quyết định hình phạt chung theo quy tắc của tổng hợp hình phạt; trong trường hợp phạm nhiều tội. + Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước; được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung - Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án; mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới: Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới; sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước; rồi quyết định hình phạt chung theo quy tắc của tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. - Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật; mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp: Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định; tổng hợp hình phạt của các bản án theo một trong 2 trường hợp trên.  Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết