01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Con ngoài giá thú có được chia tài sản không?

Căn cứ pháp lýBộ luật Dân sự 2015Quyền xác định con ngoài giá thú tại Việt NamViệc có con ngoài giá thú không phải là một chuyện trái với quy định của pháp luật, chính vì thế hiện nay có rất nhiều người có con ngoài giá thú tại Việt Nam. Hiểu được tâm lý đó, pháp luật Việt Nam đã cho xây dựng và ban hành rất nhiều các quy định liên quan đến quyền xác định con ngoài giá thú tại Việt Nam, để tạo cơ sở thực hiện quyền của công dân.Theo quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định con như sau:– Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.– Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.Theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau:– Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.– Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.Theo quy định tại Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận con như sau:– Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.– Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.Con ngoài giá thú có được chia tài sản không?Con ngoài giá thú có thể hiểu đơn giản là việc có con trước khi kết hôn hoặc sau khi kết hôn lại có con với một ai đó mà không trong một mối quan hệ vợ chồng. Việc xác định con ngoài giá thú có được phân chia tài sản sau khi người mất chết có một vai trò hết sức quan trọng. Bởi nhiều người hiện nay vẫn cho rằng con ngoài giá thú không thừa kế được. Đây là quan điểm hoàn toàn sai, nếu con ngoài giá thú chứng minh được mình là con ruột của người đã mất.Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau:– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.– Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Quy định về phân chia tài sản thừa kế cho con ngoài giá thúĐể có thể phân chia thừa kế một cách đúng pháp luật, những người chia thừa kế cần dựa vào quy định tại Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo di chúc hoặc Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật để góp phần tạo sự công bằng và hợp lý trong việc phân chia di sản của người đã mất.Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo di chúc như sau:– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.– Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật như sau:– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Vợ đã ly thân có được hưởng thừa kế hay không?

Căn cứ pháp lýLuật Hôn nhân và gia đình 2014 Ly thân có chấm dứt quan hệ vợ chồng chưa?Hiện nay, trong tất cả các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không có khái niệm ly thân. Ly thân là một khái niệm mô tả những cặp vợ chồng đã hết tình cảm và họ  không còn chung sống với nhau nữa. Tuy nhiên, vì một số lý do, ví dụ như con cái, tạo cho nhau điều kiện để khắc phục lỗi lầm,…nên họ sẽ tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân. Do pháp luật Việt Nam chưa có quy định về ly thân nên có rất nhiều quan điểm với cách hiểu khác nhau. Trên thực tế hiện nay, ly thân được nhìn nhận như một hiện tượng xã hội, là một quan hệ xã hội xảy ra trong đời sống vợ chồng.Theo quy định tại khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57, Điều 65 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:– Bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án;– Thời điểm vợ hoặc chồng chết;– Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng đã chết. Đối với trường hợp này, thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết mà được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.Như vây, ly thân không thuộc vào các trường hợp làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng. Vì vậy, khi ly thân, vợ chồng vẫn còn có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo đúng quy định pháp luật hôn nhân gia đình và các văn bản pháp luật liên quan.Vợ đã ly thân có được hưởng thừa kế hay không?Ly thân là một hiện tượng xảy ra trên thực tế trong quan hệ vợ chồng. Việc ly thân có thể diễn ra bởi nhiều lý do, trong đó lý do cơ bản nhất là giữa vợ chồng xảy ra những bất đồng, mâu thuẫn làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm giữa hai bên mà chưa thể giải quyết được. Trong những trường hợp này, trên thực tế, vợ chồng thường lựa chọn giải pháp sống riêng biệt nhau nhằm giảm bớt, giải tỏa sự căng thẳng, mâu thuẫn. Mặc dù hiện nay ở nước ta, ly thân tuy vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội có tính khách quan, nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh.Theo quy định tại Điều 655 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc họ đã kết hôn với người khác, cụ thể như sau:– Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân vẫn còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;– Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu như một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản;– Người đang là vợ hoặc chồng của một người ngay tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã thực hiện kết hôn với người khác thì vẫn được thừa kế di sản.Mặt khác, tại Điều 621 của Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định các đối tượng không được hưởng di sản, cụ thể bao gồm những đối tượng sau:– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó;– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm để được hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; có hành vi giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.Từ các quy định nêu trên cho thấy, ly thân không thuộc vào các đối tượng không được hưởng quyền di sản. Trường hợp ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì nếu chồng chết trong thời điểm này thì người vợ còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng.Quy định về các trường hợp vợ đã ly thân được hưởng thừa kếKhái niệm ly thân được hiểu một cách đơn giản là hai vợ chồng sống chung hoặc sống riêng nhưng không có quan hệ vợ chồng. Như đã phân tích ở mục trên, khi vợ, chồng ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì nếu chồng chết trong thời điểm này thì người vợ còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng.Quy định về các trường hợp vợ đã ly thân được hưởng thừa kế như sau:Thừa kế theo di chúc:Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có các quyền sau đây:– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.Bởi thừa kế theo di chúc chính là thực hiện theo ý chí của cá nhân người để lại di sản, tuy nhiên di chúc đó phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp  luật. Trong trường hợp này, mặc dù vợ, chồng đang ly thân với nhau, chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng trong di chúc của chồng (người chết có để lại di sản) có chỉ định vợ của mình (người còn sống) được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thì người được chỉ định hưởng di sản là vợ đang còn sống hoàn toàn được quyền hưởng di sản đó theo di chúc, nếu di chúc đó có hiệu lực.Thừa kế theo pháp luật:Theo Điều 649 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015.Theo quy định tại Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:– Không có di chúc;– Di chúc không hợp pháp;– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp sau đây:– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng phần di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.Như vậy, nếu chồng chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Thêm nữa, vợ chồng ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo đúng quy định pháp luật hôn nhân gia đình. Chính vì thế, trong trường hợp này, nếu như chồng chết thì người vợ hoàn toàn được quyền hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật, bởi Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định vợ là một trong những người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất và đương nhiên người này hoàn toàn được quyền hưởng phần di sản bằng với những đồng thừa kế còn lại.Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:Những người sau đây họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp mà họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;– Con thành niên mà không có khả năng lao động.Nếu như chồng chết có để lại di chúc, nhưng trong nội dung di chúc không chỉ định người vợ (người còn sống) được hưởng di sản hoặc có chỉ định nhưng cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba của một người thừa kế theo pháp luật thì người vợ còn sống đó vẫn được hưởng phần di sản sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, bởi lẽ vợ, chồng mới chỉ đang ly thân nhưng chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định mà chưa có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật về thừa kế và các luật khác có liên quan. Trừ các trường hợp sau thì người vợ mới không được thừa kế trong trường hợp này:– Người vợ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người chồng, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của chồng;– Người vợ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người chồng;– Người vợ bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng những người thừa kế khác nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;– Người vợ có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người chồng trong việc lập di chúc; người vợ giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Điều kiện tách thửa đất ở đô thị

Hiểu như thế nào là tách thửa đất?Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau.Điều kiện tách thửa đất ở đô thị như thế nào?Khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất thì phải đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tách thửa. Tuy nhiên, để được tách thửa ở đất đô thị thì cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Các điều kiện này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai. Vậy, để bạn đọc nắm rõ hơn về các điều kiện này, Luật sư X xin cung cấp thông tin cho bạn đọc, cụ thể như sau:Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, tách thửa cần những điều kiện sau:– Đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu.– Có Giấy chứng nhận.– Đất không có tranh chấp.– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.– Trong thời hạn sử dụng đất.Lưu ý:– Diện tích tối thiểu được phép tách thửa là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn.– Nếu tách thửa mà tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa.– Theo quy định của UBND các tỉnh, thành thì một số địa phương chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tách thửa (không bắt buộc có Giấy chứng nhận).Trình tự thủ tục tách thửa đất ở đô thị như thế nào?Bạn đọc chắn hẳn đã nắm rõ nội dung trên về các điều kiện để được tách thửa đất đô thị. Và nếu bạn thuộc trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện trên và muốn tiến hành tách thửa đất thì cần phải tuân theo trình tự thủ tục tách thửa đất được quy định theo pháp luật hiện hành. Luật sư X xin tư vấn, cung cấp thông tin cho bạn đọc về các hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị và trình tự các bước thực hiện tách thửa đất ở đô thị. Mời bạn đọc theo dõi nhé!Hồ sơ tách thửa đất bao gồm những gì?Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ).Đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật theo Mẫu số 11/ĐK;Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân để xuất trình khi có yêu cầu.Lưu ý: Trong trường hợp có thay đổi số giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân hoặc địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất phải nộp thêm các giấy tờ như sau:Các giấy tờ khác chứng minh sự thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin của người có tên trên Giấy chứng nhận đã cấp.Bản photo chứng minh nhân dân mới hoặc căn cước công dân mới, sổ hộ khẩu;Trình tự, thủ tục tách thửa đấtBước 1: Người có nhu cầu tách thửa đất sẽ nộp một bộ hồ sơ đề nghị tách thửa.Các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tách thửa có thể nộp hồ sơ theo hai cách:– Nộp hồ sơ trực tiếp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.– Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, thị xã, … hoặc trường hợp không có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơTrường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, có sai sót, cơ quan thụ lý có thời hạn tối đa 03 ngày; để thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất chỉnh sửa theo quy định của pháp luật. Ngược lại, đối với trường hợp hồ sơ đã hoàn chỉnh; cơ quan tiếp nhận thông tin vào sổ theo dõi; và thông báo thời gian trả kết quả cho người nộp hồ sơ.Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành một số công việc như sau:– Đo đạc địa chính;– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất mới tách thửa;– Cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;– Trao Giấy chứng nhận hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trao trong trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.Bước 4: Trả kết quảNơi thụ lý hồ sơ phải trả kết quả tách thửa đất thổ cư cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Thuế môn bài của Hợp tác xã

Căn cứ pháp lýNghị định 126/2020/ND-CPThuế môn bài hợp tác xã là gì?Thuế môn bài còn được gọi là lệ phí môn bài. Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào GPKD (môn bài) của tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Hiểu đơn giản, đây là mức thuế mà tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó có hợp tác xã, phải nộp hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký; doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy quốc gia/địa phương.Hợp tác xã có nộp thuế môn bài hay không?Những đối tượng phải nộp thuế môn bài bao gồm:Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.- Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.- Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”Như vậy, hợp tác xã là tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã và là một trong các đối tượng phải nộp thuế môn bài, căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP.Ngoài ra, các hợp tác xã cần lưu ý nếu hợp tác xã thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì sẽ được miễn thuế môn bài. Cụ thể, các trường hợp được miễn thuế môn bài bao gồm:- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.- Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.Thủ tục kê khai nộp thuế môn bài của hợp tác xãKhai lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (trong đó có hợp tác xã) được thực hiện như sau:Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơkhai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí;Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.* Hồ sơ kê khai: Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP.* Nơi nộp tờ khai: Nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Chuyển nhượng tài sản trước khi ly hôn được không?

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được lập khi nào?Chuyển nhượng tài sản trước khi ly hôn, Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được lập khi nào là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Chúng tôi xin giải đáp như sau:– Chỉ được lập và công nhận khi 2 người chưa đăng ký kết hôn, lưu ý chưa đăng ký kết hôn nghĩa là 2 người chưa ra UBND xã, phường để làm thủ tục đăng ký kết hôn chứ không phải là chưa tổ chức đám cưới đâu nhé.– Hai người cùng đoàn kết, đồng thuận, và quyết định lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận– Được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.– Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.Chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân được quy định ra sao?Cách chứng minh tài sản riêng trong hôn nhân bao gồm rất nhiều cách. Có những tài sản mà vợ hoặc chồng có được trước khi hôn nhân diễn ra thì có được xác định là tài sản riêng không hay cần điều kiện gì?Để có thể chứng minh tài sản riêng khi ly hôn, chúng ta phải có bằng chứng chứng minh tài sản đó thuộc các trường hợp là tài sản tiêng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình:– Đối với tài sản có trước khi kết hôn: có thể là hợp đồng mua bán tài sản, các hóa đơn chứng từ chứng minh việc mua bán chuyển nhượng, giấy chứng nhận quyền sở hữu…– Đối với tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng: cách chứng minh tài sản riêng là cung cấp các văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp, hợp đồng tặng cho và giấy tờ chứng minh hoàn tất việc tặng cho….– Đối với tài sản được chia riêng trong thời kỳ hôn nhân thì phải nộp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung được công chứng theo quy định của pháp luật.– Tài sản phục vụ nhu cầu cấp thiết của vợ chồng như các đồ dùng, tư trang cá nhân…Đồng thời theo qui định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ.– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo qui định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.Theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng được quy định thế nào?Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng được quy định như sau:– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Hôn nhân gia đình 2014;–  Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;–  Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.Chuyển nhượng tài sản trước khi ly hôn thế nào?Trong vấn đề chia tài sản khi ly hôn, Chuyển nhượng tài sản trước khi ly hôn nếu bên có tài sản không chứng minh được đó là tài sản riêng thì đương nhiên sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng.Về nguyên tắc chung chia tài sản khi ly hôn thì tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng khi giải quyết trong những trường hợp cụ thể tòa sẽ xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này…Người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sảnTheo Thông tư liên tịch 01/2016 giữa TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Tư pháp, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận về toàn bộ vấn đề, bao gồm phân chia tài sản.Trường hợp nhờ tòa án phân xử thì HĐXX sẽ tính đến một số yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản của mỗi người. Thẩm phán dựa vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản dẫn đến ly hôn để ra phán quyết. Ví dụ, nếu người chồng có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình thì tòa án xem xét yếu tố “lỗi” này để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.Phát hiện tài sản bí mật Khi đã ly hôn, về mặt pháp lý quan hệ vợ – chồng đã chấm dứt. Tòa án đã phân chia tài sản và con cái theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không ít trường hợp sau đó phát hiện chồng hoặc vợ có tài sản bí mật hình thành trong thời kỳ hôn nhân.Trong trường hợp này, nếu không có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung và phân chia theo luật định.Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn ra sao?Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn hiện nay như sau:1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
Thủ tục tách thửa đất

Tách thửa đất là gì? Tách thửa đất hiểu một cách đơn giản là việc chia một thửa đất thành hai hay nhiều mảnh đất có diện tích nhỏ hơn. Theo quy định của pháp luật, dựa vào quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, ta có thể nhận thức được tách thửa đất là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất từ một thể hợp nhất thành nhiều phần khác nhau. Biểu hiện của thủ tục tách thửa đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất hình thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.Điều kiện tách thửa đấtĐể tách thửa đất cần phải đáp ứng một số yêu cầu theo Luật định. Mảnh đất muốn tách cần phải được cấp hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó. Bên cạnh đó, mảnh đất phải là mảnh đất không có tranh chấp. Điều đó có nghĩa là nếu mảnh đất chưa được xác định về quyền sở hữu thì mảnh đất đó sẽ không được tách theo quy định. Bên cạnh đó, mảnh đất đang không bị kê biên để bảo đảm thi hành án có nghĩa là Tòa án đang không giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đảm bảo việc thi hành án. CUối cùng, mảnh đất vẫn đang còn thời hạn sử dụng. Để một mảnh đất có thể phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành nhiều phần khác nhau thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện tách thửa đất theo Điều 188 Luật Đất Đai 2013:Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;b) Đất không có tranh chấp;c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;d) Trong thời hạn sử dụng đất.Tách thửa đất cần những giấy tờ gì?Người sử dụng đất có mong muốn tách thửa đất nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ xin tách thửa đất bao gồm các tài liệu sau: Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu quy định của pháp luật; Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp. Thủ tục thực hiện tách thửa đất gồm hai bước cơ bản như sau:Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.– Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MT có trách nhiệm thực hiện:+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.– Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MTthực hiện các công việc sau:+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.– Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MT căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:+ Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.– Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MT trình UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
ĐIỀU KIỆN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI ĐANG MANG THAI VÀ NGƯỜI ĐANG NGHỈ THAI SẢN

1. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thai sản không? Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Bảo vệ thai sản ... 3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.” Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Như vậy, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do mang thai hoặc nghỉ thai sản. 2. Người lao động mang thai có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không? Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây: ... đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;…” Và theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 như sau: “Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai 1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.” Như vậy, người lao động nữ nếu có xác nhận của cơ sở y tế về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần tuân thủ các quy định về thời hạn báo trước, nhưng người lao động phải gửi giấy xác nhận trên cho người sử dụng lao động biết. 3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thai sản thì bị xử phạt như thế nào? Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau: “Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: ... i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; ... 3. Biện pháp khắc phục hậu quả ... c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.” *Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo quy định, khi người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do mang thai hoặc nghỉ thai sản thì bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng (cá nhân) và từ 20 - 40 triệu đồng (tổ chức). Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc.   Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết
01 Admin Post
Nguyễn Hoàng Sơn 2023-06-26
TÒA ÁN XÉT XỬ CẤP SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐƯỢC HOÃN BAO NHIÊU LẦN

1. Xét xử sơ thẩm là gì? Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định nào giải thích rõ về khái niệm xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì xét xử sơ thẩm được hiểu là việc vụ án được đưa ra xét xử lần đầu tại tòa án có thẩm quyền. Phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra sau khi hòa giải không thành, tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử giải quyết tranh chấp. Xét xử sơ thẩm trong các vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng và tác động rộng lớn trong quá trình tố tụng hình sự. Đây là giai đoạn quyết định cuối cùng và quyền lực của toà án, nơi mà quyền thẩm quyền của họ (với cấp xét xử thứ nhất) được thể hiện một cách toàn diện. Trong quá trình này, toà án tập trung vào việc xem xét và phân tích cẩn thận kết quả của quá trình tranh tụng diễn ra trong phiên tòa, mục tiêu là tìm ra sự thật và đưa ra bản án quyết định chính xác về sự có tội hay không có tội của bị cáo (hoặc các bị cáo). 2. Các trường hợp hoãn phiên tòa hình sự Theo quy định tại Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Tòa án xét sử sơ thẩm vụ án hình sự được hoãn. Cụ thể: - Có một trong các căn cứ sau đây: + Thay đổi kiểm sát viên, kiểm tra viên: Trường hợp khi có sự thay đổi về vai trò kiểm sát viên hoặc kiểm tra viên trong vụ án. Việc này có thể xảy ra khi kiểm sát viên hoặc kiểm tra viên ban đầu không thể tiếp tục tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Thay đổi thẩm phán, hội thẩm: Trường hợp khi có sự thay đổi về thẩm phán hoặc thành viên trong hội thẩm. Điều này có thể xảy ra khi thẩm phán hoặc thành viên trong hội thẩm ban đầu không thể tiếp tục tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký tòa án: Trường hợp khi không có đủ thành viên Hội đồng xét xử hoặc không có Thư ký tòa án có mặt trong phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi thành viên Hội đồng xét xử bị vắng mặt do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. Cũng như khi không có Thư ký tòa án có mặt do các lý do tương tự. + Sự có mặt của kiểm sát viên: Trường hợp khi không có kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi kiểm sát viên bị vắng mặt do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa: Trường hợp khi không có bị cáo có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi bị cáo không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị bệnh, bị tạm giữ trong tình trạng khẩn cấp hoặc không thể có mặt vì lý do khác. + Sự có mặt của người bao chữa: Trường hợp khi không có người bảo vệ quyền lợi của bị cáo có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi người bảo vệ bị cáo không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ: Trường hợp khi không có bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của người làm chứng: Trường hợp khi không có người làm chứng có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi người làm chứng không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản: Trường hợp khi không có người giám định hoặc người định giá tài sản có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi người giám định hoặc người định giá tài sản không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. + Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật: Trường hợp khi không có người phiên dịch hoặc người dịch thuật có mặt tại phiên tòa. Điều này có thể xảy ra khi người phiên dịch hoặc người dịch thuật không thể tham gia vào phiên tòa do các lý do như bị mắc kẹt trong các vụ án khác, bị cản trở sức khỏe, hoặc có sự thay đổi trong quyền phân công công việc. - Khi cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa: Trường hợp này xảy ra khi tòa án cần có thêm thông tin, chứng cứ, tài liệu hoặc đồ vật để điều tra và đưa ra quyết định công bằng trong vụ án. Tuy nhiên, việc xác minh và thu thập này không thể được thực hiện ngay tại phiên tòa do yêu cầu thời gian, nguồn lực hoặc khả năng thu thập chứng cứ. Do đó, tòa án quyết định hoãn phiên tòa để có thời gian và điều kiện thuận lợi để thu thập thông tin bổ sung. - Khi cần tiến hành giám định bổ sung hoặc giám định lại: Trường hợp này xảy ra khi tòa án cần sự chuyên môn và đánh giá từ các chuyên gia trong việc giám định một khía cạnh cụ thể của vụ án. Điều này có thể liên quan đến giám định bổ sung để xác minh thông tin, đánh giá sự thật hoặc phân tích kỹ thuật, hoặc giám định lại để xem xét lại các kết quả giám định trước đó. Tòa án hoãn phiên tòa để đảm bảo rằng quy trình giám định được tiến hành một cách toàn diện và chính xác. - Khi cần định giá tài sản hoặc định giá lại tài sản: Trường hợp này xảy ra khi giá trị của tài sản liên quan đến vụ án cần được xác định hoặc điều chỉnh. Việc định giá tài sản có thể liên quan đến giá trị vật chất, tài sản tài chính, quyền sử dụng đất đai và các yếu tố khác có liên quan. Tòa án hoãn phiên tòa để đảm bảo rằng quá trình định giá được tiến hành một cách công bằng, chính xác và có tính khách quan. 3. Tòa án xét xử cấp sơ thẩm vụ án hình sự được hoãn bao nhiêu lần? Phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể được hoãn 13 lần. Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.     Liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN S&D LAWS Trụ sở chính: Số 31, ngõ 389 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Website: sd-laws.com Email: congtytnhhsdl@gmail.com Hotline: 0903236618  

Chi Tiết